Các thông số và mô hình đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về mã hóa tốc độ cao ứng dụng cho các mạng cảm biến không dây (Trang 35 - 37)

a. Thông lượng

Thông lượng (Throughput) là yếu tố quan trọng để tính toán hiệu suất định giờ của các thiết kế [1]. Thông lượng được xác định theo công thức:

Thông lượng = (bit/s) (2.7)

Thông lượng càng lớn thì hiệu quả của thuật toán càng cao.

b. Tài nguyên

Thông thường chi phí về tài nguyên (Resource) của mỗi thiết kế trên FPGA được xác định thông qua các chi phí theo một trong các thông số sau: số lượng slices; số lượng flip flop; số CLB (Configurable Logic Block); số lượng LUT (LUT: Look-Up Table); số lượng IOB (Input/Output Block); số lượng Block Select RAMs (BRAMs). Sự so sánh lý tưởng sẽ là so sánh về toàn bộ các nguồn tài nguyên trên và cùng được thiết kế trên các dòng thiết bị FPGA tương tự.

Người ta cho rằng thiết kế có hiệu quả nhất là thiết kế mà có được tốc độ cao nhất (chỉ quan tâm đến lưu lượng thông tin) dù cho đó là loại thiết bị nào đã được dùng để triển khai thiết kế. Tuy nhiên để đánh giá 1 thiết kế là hiệu quả (thiết kế được tối ưu hóa cho tài nguyên phần cứng) thì cần sử dụng thêm thông số chi phí về tài nguyên.

Sự so sánh giữa hai thiết kế hiệu quả chỉ có thể có được nếu so sánh giữa những thiết bị giống nhau.

Như vậy, cả tài nguyên và thông lượng đều giúp đánh giá hiệu quả của các thiết kế. Tuy nhiên, nhằm quyết định việc một thiết kế nào đó là hiệu quả hay không, cần xem xét thêm một số đánh giá khác như: thông lượng/tài nguyên, thông lượng/(tài nguyên × tần số). Sau đây sẽ mô tả thêm về 2 mô hình đánh giá hiệu quả này.

c. Mô hình đánh giá 1

Đây là mô hình thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả thực hiện của thuật toán mật mã trên FPGA. Mô hình được đánh giá qua công thức sau:

Tần số × Số bit Số chu kỳ

Trong đó T: thông lượng được tính theo công thức (2.7); R: chi phí về tài nguyên được xác định như mô tả trên; IE là hiệu quả thực hiện của thiết kế.

d. Mô hình đánh giá 2

Đây là mô hình đánh giá hiệu quả tích hợp được sử dụng trong trường hợp tích hợp nhiều chức năng khác nhau trên cùng một chip. Mô hình đánh giá này được đánh giá là khả dụng hơn và được xác định theo công thức 2.9

(2.9)

Trong đó T: thông lượng được tính theo công thức (2.9); R: chi phí về tài nguyên được xác định như mô tả trên; F là tần số;IE là hiệu quả thực hiện của thiết kế. Thông thường T sử dụng đơn vị đo là Mb/s, R được tính thông qua số lượng CLB, còn tần số Fsử dụng đơn vị đo là GHz.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về mã hóa tốc độ cao ứng dụng cho các mạng cảm biến không dây (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)