Đánh giá độ an toàn theo đặc trưng vi sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về mã hóa tốc độ cao ứng dụng cho các mạng cảm biến không dây (Trang 40 - 41)

Theo một số tài liệu [1], [3] đánh giá đặc trưng vi sai là một trong các phương pháp đánh giá độ an toàn của thuật toán mã hóa hiện đại nhằm chống lại thám mã lượng sai.

Đặc trưng vi sai của mỗi thuật toán phụ thuộc vào các toán tử sử dụng trong thuật toán. Với các toán tử điều khiển được mở rộng, đặc trưng vi sai sẽ phụ thuộc vào cấu trúc xây dựng, sự phân bố các bit điều khiển và đặc trưng vi sai của phần tử điều khiển được sử dụng trong cấu trúc đó.

Thông thường đặc trưng vi sai với trường hợp số bit tích cực ít (active bits) sẽ có xác suất tìm được của vết vi sai cao hơn so với trường hợp số lượng bit tích cực lớn hơn [1].

Trong thám mã lượng sai hay đánh giá độ an toàn của mã khối theo đặc trưng vi sai, kẻ tấn công và người thiết kế đều muốn tính được giá trị vết vi sai lớn nhất. Nhưng việc tìm vết vi sai tốt nhất là không hề đơn giản, điều này có thể được kiểm chứng qua hàng loạt các kết quả nghiên cứu không ngừng cho đến tận ngày nay nhưng cũng chưa có kết quả nào đảm bảo chặt chẽ và đầy đủ. Vì vậy mà thông thường người ta chọn ra đặc trưng vi sai tốt nhất qua các ước lượng và một trong những độ đo được dùng để ước lượng vết vi sai tốt nhất là số nhánh vi sai không lan rộng.

Giải pháp ước lượng để tìm vết vi sai tốt nhất đối với các thuật được thực hiện nhờ đánh giá cận trên của xác suất đặc trưng vi sai cực đại (đây là 1 trong 3 hướng tiếp cận để đánh giá xác suất vi sai tốt nhất hiện nay). Cụ thể như sau:

- Thực hiện đánh giá vết vi sai qua 2 vòng

- Xác định vết vi sai lớn nhất tại vòng 1 (xét tất cả các trường hợp có thể tạo ra vết vi sai, sau đó xác định vết vi sai lớn nhất qua các phép biến đổi)

- Xác định khả năng bit tích cực tại vòng 1 sẽ gây ra vết vi sai lớn nhất tại vòng 2.

2.4 Nguyên lý đánh giá hiệu quả tích hợp trên FPGA

Việc so sánh và đánh giá hiệu quả của các thiết kế đối với các thuật toán mã hóa trên FPGA là việc không dễ dàng và khó có thể đánh giá và so sánh tuyệt đối. Tuy nhiên 2 thông số đơn quan trọng nhất thường được nghiên cứu để đánh giá hiệu suất của mỗi thiết kế đó là chi phí về thời gian (còn được gọi là lưu lượng thông tin) và chi phí về diện tích.

Chi phí về thời gian được xác định từ thông số Maximum Clock Frequency (MCF) hoặc tổng số chu kỳ định giờ được yêu cầu trước khi có kết quả. Trong trường hợp với mã khối, thì thường phải quan tâm đến có bao nhiêu bit được xử lý tại cùng 1 thời điểm. Thông số này thường gọi là lưu lượng thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về mã hóa tốc độ cao ứng dụng cho các mạng cảm biến không dây (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)