Lớp thực nghiệm: 𝑋̅2 = 6,21 𝑋𝑖 𝑛1𝑖 𝑋1𝑖 − 𝑋̅ (𝑋1𝑖 − 𝑋̅)2 𝑛1𝑖. (𝑋1𝑖 − 𝑋̅)2 0 0 1 0 2 1 -4,21 17,7241 17,7241 3 1 -3,21 10,3041 10,3041 4 2 -2,21 4,8841 9,7682 5 8 -1,21 1,4641 11,7128 6 13 -0,21 0,0441 0,5733 7 10 0,79 0,6241 6,2410 8 6 1,79 3,2041 19,2246 9 2 2,79 7,7841 15,5682 10 0 ∑ 43 91,1163
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất (𝑊𝑖%) số học sinh đạt điểm 𝑋𝑖
𝑋̅ 𝑆2 𝑆 𝑉 (%) 𝑑𝑇𝑁−𝐷𝐶
Lớp đối chứng 5,45 2,35 1,53 28,07 0,76
Lớp thực nghiệm 6,21 2,17 1,47 23,67
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất (𝑤𝑖%) số học sinh 𝑋𝑖 đạt điểm trở xuống
Lớp Số % HS đạt điểm 𝑋𝑖 n 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 42 7,14 4,76 11,90 26,19 28,57 11,90 7,14 2,38 TN 43 2,33 2,33 4,65 18,60 30,23 23,26 13,95 4,65 Bảng 3.7. Phân bố tần suất Lớp Số % HS đạt điểm Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 42 7,14 11,90 23,80 49,99 78,56 90,46 97,60 100 Thực nghiệm 43 2,33 4,66 9,31 27,91 58,14 81,40 95,35 100 Nhận xét:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (6,21) cao hơn lớp đối chứng (5,45). Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (23,67%) nhỏ hơn lớp đối chứng (28,07%) có nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ.
- Đường tần số và tần số tích lũy (hội tụ lùi) của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới của đường tần suất tích lũy của lớp đối chứng chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng.
- Tuy nhiên để khẳng định rõ hơn kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng có thực sự là do phương pháp dạy học mới đem lại hay không? Tôi áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học để kiểm định kết quả trên như sau:
Kiểm định sự khác nhau của 2 số trung bình cộng 𝑋̅̅̅̅̅ 𝑇𝑁 và 𝑋̅̅̅̅̅Đ𝐶
- Giả thiết 𝐻0: Sự khác nhau giữa 𝑋̅̅̅̅̅ 𝑇𝑁 và 𝑋̅̅̅̅̅Đ𝐶 là không thực chất (do sai số ngẫu nhiên mà có) với mức ý nghĩa α= 0,05
Giả thiết 𝐻1: Sự khác nhau giữa 𝑋̅̅̅̅̅ 𝑇𝑁 và 𝑋̅̅̅̅̅Đ𝐶 là thực chất do tác động của phương pháp mới mà có chứ không phải do ngẫu nhiên.
- Tính đại lượng kiểm định t:
𝑡 = 𝑋̅𝑇𝑁 − 𝑋̅Đ𝐶 𝑆 . √ 𝑁𝑇𝑁. 𝑁Đ𝐶 𝑁𝑇𝑁 + 𝑁Đ𝐶 Với 𝑆 = √(𝑁𝑇𝑁−1).𝑆𝑇𝑁2 +(𝑁Đ𝐶−1).𝑆Đ𝐶2 𝑁𝑇𝑁+𝑁Đ𝐶−2 =1,50 Vậy 𝑡 = 𝑋̅𝑇𝑁−𝑋̅Đ𝐶 𝑆 . √𝑁𝑇𝑁.𝑁Đ𝐶 𝑁𝑇𝑁+𝑁Đ𝐶= 2,34
Tra bảng 𝑡𝛼 ứng với mức ý nghĩa α= 0,05 thì 𝑡𝛼 = 1,65
So sánh kết quả tính toán được qua thực nghiệm ta thấy 𝑡 > 𝑡𝛼
Nên ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻0 và chấp nhận đối với giả thuyết 𝐻1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là thực chất, không phải ngẫu nhiên. Điều này cho phép kết luận dạy học với bài tập thí nghiệm mang lại kết quả cao hơn so với dạy học thông thường. Mặt khác, quan sát đồ thị tần suất tích lũy của hai lớp cho thấy: chất lượng của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.
3.6. Đánh giá chung về việc dạy học theo các nhóm hoạt động nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh
Qua phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm theo cả hai chỉ tiêu định lượng và định tính, tôi rút ra kết luận những tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm mà tôi đề ra bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, để khẳng định phương án thực nghiệm không chỉ có hiệu quả đối với việc dạy học bằng các nhóm hoạt động để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên mà còn có tác dụng tích cực đối với việc nhận thức thái độ học tập bộ môn, chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của HS sau thực nghiệm kết quả thể hiện ở bảng 3.7.
- Về vai trò, tác dụng của việc dạy học theo nhóm các hoạt động: Hầu hết HS cảm thấy rất thích và thích học theo cách thức này (có tới 93,80% rất thích và thích, chỉ có 6,88% HS không thích). Qua trao đổi trực tiếp, HS cho rằng cách học mới, cường độ học tập cao hơn, bản thân đã tự tin với suy nghĩ của mình để tham gia các hoạt động học tập đồng thời phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, trước đây trong giờ học môn Vật lí HS cảm thấy quá lâu hết giờ vì phải nghe GV giảng bài và thấy khó phân biệt các dạng kiến thức, bây giờ trong khi được tham gia các nhóm hoạt động học tập, HS cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, luôn luôn băn khoăn suy nghĩ, muốn hỏi, muốn học, muốn biết....
- Về tác dụng của dạy học theo nhóm các hoạt động đối với HS giúp HS lĩnh hội kiến thức mới chiếm 91,87%, phát khả năng tìm hiểu tự nhiên của HS trong việc tìm kiếm kiến thức mới chiếm 96,02%, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống chiếm 85,34% giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của bản thân chiếm 76,14%. Trong quá trình tham gia các nhóm hoạt động học tập, HS có dịp trao đổi, tranh luận về ND kiến thức cơ bản, thể hiện vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình
- Về thái độ học tập của HS khi dạy học theo nhóm các hoạt động nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ 96,38% HS tập trung chú ý nghe giảng + 94,27% HS hứng thú tìm hiểu tự nhiên
+ 76,58% HS kiên trì giải quyết các hoạt động học tập + 71,35% HS tranh luận sôi nổi
+ 5,48% HS không tham gia giải quyết các hoạt động học tập
Đại đa số HS cho rằng việc tham gia nhóm các hoạt động học tập đã làm cho học không còn tiếp thu kiến thức lí thuyết theo một chiều từ GV, họ phải tự tìm tòi khám phá tri thức chính trong các yêu cầu của từng hoạt động, do đó nhận thức của họ tích cực, chủ động hơn. Có thể nói rằng, việc dạy học theo nhóm các hoạt động đã thực sự giúp HS phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên đồng thời
giúp HS phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức.
Tóm lại, việc sử dụng dạy học theo nhóm các hoạt động chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” đã bước đầu đem lại hiệu quả. Vì vậy, nếu xây dựng được hệ thống các bài giảng theo nhóm các hoạt đoonjg có chất lượng kết hợp với phương pháp sử dụng chúng phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần giúp HS phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên nâng cao chất lượng học tập chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở các trường THPT.
Kết luận chương 3
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ thực nghiệm sư phạm, kết hợp với thu thập thông tin từ phiếu học tập của HS, cho HS làm bài kiểm tra và xử lí các bài kiểm tra theo kiểm định thống kê toán học tôi có những nhận xét sau:
-Nhìn chung các tiến trình dạy học theo nhóm các hoạt động có tính khả thi. -Việc tổ chức các tình huống học tập từ thực tế cuộc sống đã kích thích hứng thú học tập ở HS, làm HS rất tích cực, tự giác học tập tìm hiểu. Trong quá trình học, HS đã được tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm rồi rút ra kết luận nên HS rất tự tin và kiến thức của bản thân. Qua đó hình thành tư duy logic, tư duy kĩ thuật và kĩ năng thực hành.
-Qua hình thức tham gia nhóm các hoạt động, HS cũng bộc lộ được suy nghĩ của mình, điều này giúp HS biết được chỗ sai của mình để khắc phục. Đồng thời qua trao đổi, phát biểu ý kiến GV cũng kiểm soát được hoạt động nhận thức của HS để kịp thời khắc phục những khó khăn sai lầm của HS.
-Qua phân tích thực nghiệm đã khẳng định: Tiến trình dạy học do luận văn soạn thảo đã nâng cao khá nhiều chất lượng dạy học. HS không chỉ nắm vững kiến thức vận dụng linh hoạt những kiến thức đó mà HS còn có những kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn còn một số mặt hạn chế:
+ Dạy học theo nhóm các hoạt động sẽ tốn nhiều thời gian hơn theo cách dạy truyền thống vì HS tự làm thí nghiệm, suy nghĩ đưa ra các dự đoán, trao đổi, thảo luận.
+ Tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp có trình độ tương đương với đối tượng thực nghiệm không nhiều. Do đó đối tượng TNSP nằm trong một phạm vi rất hẹp nên cần phải tiếp tục thực nghiệm trên các đối tượng HS khác để chỉnh sửa cho tiến trình dạy học phù hợp với nhiều đối tượng HS khác nữa.
+ Hình thức phiếu học tập còn hạn chế là: Trong phiếu học tập chưa đề ra được các nhiệm vụ riêng để cho các cá nhân làm việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và các nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài tôi đã đạt được một số kết quả sau:
Ở chương 1 tôi đã xây dựng được những luận điểm cơ bản của phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm các hoạt động, xây dựng quy trình dạy học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT.
Vận dụng cơ sở lí luận của chương 1, trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức, kĩ năng, năng lực mà HS cần đạt được, thông qua kết quả điều tra tôi đã tổ chức dạy học theo nhóm các hoạt động nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS.
Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Tiến trình dạy học này không những đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng, nắm vững kiến thức mà còn bồi dưỡng cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên, phát huy tính tích cực, tự chủ, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS.
Do thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một lớp và trong một cơ sở giáo dục, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang tính khái quát. Nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo điều kiện cho tôi mở rộng nghiên cứu của mình sang các nội dung khác của chương trình góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường THPT.
Phương pháp dạu học theo nhóm các hoạt động là phương pháp tổ chức dạy học tích cực đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với đối tượng HS THPT, do đó nên triển khai rộng cho các môn học góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
2. Một số kiến nghị
Qua điều tra thực tế và qua quá trình dạy học thực nghiệm ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy có những khó khăn như số học sinh đông, ảnh hưởng
đến tổ chức lớp học, GV dạy nhiều lớp nên thời gian chuẩn bị bài dạy còn hạn chế, GV hầu như sử dụng phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình, ít dùng đến thí nghiệm biểu diễn hoặc cho HS thực hành thí nghiệm… vậy tôi có một số khuyến nghị như sau:
Với GV: Cần tìm hiểu sâu, nắm vững cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tích cực- hiện đại, nghiên cứu tài liệu giáo khoa một cách cẩn thận nghiêm túc để lựa chọn được các nội dung dạy học, biên soạn các nội dung dạy học theo nhóm các hoạt động để việc dạy học đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt các GV phải tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ, đặc biệt là kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác dạy học. Mặt khác cần có sự thay đổi trong quá trình đào tạo GV ở các trường Sư phạm theo hướng phát triển năng lực chuyên môn, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực.
Cần đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, phối hợp hình thức kiểm tra trắc nghiệm với tự luận trong đó có những bài tập định tính, bài tập thí nghiệm, bài tập gắn liền với thực tế. Qua đó, HS chú ý hơn khi diễn đạt cũng như thao tác làm thí nghiệm. Có như thế mới rèn luyện được năng lực ngôn ngữ và kĩ năng thực hành. GV nên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề dưới dạng các game show để HS được tham gia, trải nghiệm, tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên để nâng cao năng lực hợp tác, thảo luận nhóm, giao tiếp.
Các nhà trường phổ thông hiện nay nên xây dựng một thư viện điện tử để các GV trao đổi các kinh nghiệm dạy học, các bài dạy có chất lượng, bên cạnh đó cần phát huy vai trò của tổ chuyên môn để xây dựng các bài giảng, các buổi sinh hoạt chuyên đề có nội dung hợp lí, rút kinh nghiệm để mỗi năm các chủ đề dạy học được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới
PPDH ở trường THPT, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu
hỏi do OECD phát hành, Hà Nội.
4. Lê Văn Giáo (2015), Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông,
Viện nghiên cứu Giáo dục, ĐHSP - ĐH Huế.
5. Nghị quyết số 29 - NQ/TW Trung ương khóa 8 XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 12/04/2017 7. Tạp chí Giáo dục số 306 (kì 2-3/2013)
8. Weiner, F.E.(2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen. Weinheim
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ĐỀ KIỂM TRA CỦA HỌC SIN
Họ và tên:... Lớp: ...
Câu 1: Gọi d là cánh tay đòn của lực F⃗ đối với một trục quay. Biểu thức momen của lực đối với trục quay đó là:
A. M = F. d B. M = F d C. 𝐹1 𝑑1 = 𝐹2 𝑑2 D. 𝐹1. 𝑑1 = 𝐹2. 𝑑2
Câu 2: Một tấm ván có trọng lượng 240N được bắc qua một con mương.
Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A là 2,4m và cách điểm tựa B là 1,2m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:
A. 120N B. 80N C. 160N D. 60N
Câu 3: Cánh tay đòn của lực F⃗ đối với một trục quay là: A. Độ lớn của lực F⃗ .
B. Chiều dài của trục quay.
C. Khoảng cách từ điểm đặt của lực F⃗ đến trục quay. D. Khoảng cách từ giá của lực F⃗ đến trục quay.
Câu 4: Hai người A và B dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng
1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A là 60cm và cách vai người B là 40cm. Lực mà người A và người B phải chịu lần lượt là:
A. 500N và 500N B. 800N và 600N
C. 400N và 600N D. 600N và 400N (Phiếu bài tập có 4 trang)
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 10
81
Câu 5: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi
dây. Dây hợp với tường góc α = 45°. Cho g = 9,8m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là: A. 20 N.
B. 10,4 N. C. 14,7 N. D. 17 N.
Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động của vật nào là chuyển
động tịnh tiến?
A. Đầu van xe đạp của một xe đạp đang chuyển động. B. Quả bóng đang lăn.
C. Bè trôi trên sông.
D. Chuyển động của cánh cửa quanh bản lề.