Xây dựng công cụ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh​ (Trang 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.3 Xây dựng công cụ đánh giá

2.3.1 Các hình thức đánh giá

Trước khi thực hiện dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” GV thông báo các tiêu chí đánh giá. GV và HS sẽ sử dụng các tiêu chí này để đánh giá quá trình học tập của HS. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi sử dụng hình thức đánh giá:

-Đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên. -Đánh giá kết quả bài kiểm tra 45 phút.

Với mỗi hình thức, đều xây dựng tiêu chí đánh giá tương ứng.

2.3.2 Các tiêu chí đánh giá

2.3.1.1 Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên của các nhóm

Trên cơ sở các khái niệm về năng lực chung, năng lực chuyên môn, thang đo năng lực tìm hiểu tự nhiên được xây dựng với 3 năng lực thành tố, mỗi thành tố gồm 2 đến 6 tiêu chí với 4 mức tiêu chí chất lượng được gán điểm từ 1 đến 4. Dựa vào quy ước sử dụng thang đo, sẽ góp phần đánh giá chính xác và hiệu quả việc dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS.

Theo trình tự thực hiện hành động để tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực tìm hiểu tự nhiên có thể mô tả qua các biểu hiện hành vi như bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên

Năng lực

thành tố Tiêu chí Mức độ biểu hiện

1. Nhận thức khoa học tự nhiên

1.1 Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

M1: Không nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

M2. Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên một cách rời rạc.

M3: Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên bằng cách liệt kê, kể tên.

M4: Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên bằng các cách khác nhau như ngôn ngữ, hình ảnh, bảng biểu…

1.2 Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí.

M1: Không trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí.

M2: Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí bằng hình thức biểu đạt: nói, viết. M3: Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết.

M4: Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.

1.3 So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

M1: Không so sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên.

M2: So sánh được một số hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

M3: So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được một số hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên.

M4: So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí trong tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

1.4 Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.

M1: Không giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.

M2: Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình một cách rời rạc. M3: Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình một cách cụ thể. M4: Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình theo một logic nhất định.

1.5 Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

M1: Không nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

M2: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích.

M3: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được một số nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

M4: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

1.6 Nhận ra được ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. M1: Không nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. M2: Nhận ra được một ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

M3: Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

M4: Nhận ra được các ngành nghề để lựa chọn phù hợp với thiên hướng của bản thân.

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên

2.1 Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí:

M1: Không đặt được các câu hỏi riêng lẻ một cách hình thức về hiện tượng tự nhiên. M2: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề về hiện tượng tự nhiên.

M3: Đặt được câu hỏi riêng lẻ một cách có chủ đích trước hiện tượng tự nhiên.

M4: Đặt được câu hỏi, phân tích được câu hỏi thành câu hỏi bộ phận qua đó rút ra được vấn đề cần tìm hiểu.

2.2 Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

M1: Không đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

M2: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nhưng chưa có căn cứ rõ ràng.

M4: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết có căn cứ tương đối đầy đủ.

M4: Đưa ra được câu trả lời dự đoán có căn cứ chính xác, cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học. Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

2.3 Lập kế hoạch thực hiện

M1: Không lập kế hoạch thực hiện M2: Lập được kế hoạch thực hiện, xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu.

M3: Lập được kế hoạch thực hiện, xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu)

M4: Lập được kế hoạch thực hiện, xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

2.4 Thực hiện kế hoạch

M1: Không thực hiện được kế hoạch.

M2: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.

M3: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản, so sánh được kết quả với giả thuyết.

M4: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

2.5 Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

M1: Viết, trình bày báo cáo và thảo luận một cách sơ sài, riêng lẻ.

M2: Sử dụng ngôn ngữ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu, viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. M3: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực. M4: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục

2.6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp

M1: Không đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

M2: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

M3: Đưa ra được quyết định cụ thể xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu và đề xuất được 01 ý kiến/giải pháp.

M4: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được các ý kiến khuyến

nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.

3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. 3.1 Giải thích, chứng minh được vấn đề thực tiễn.

M1: Không giải thích được vấn đề thực tiễn. M2: Giải thích vấn đề thực tiễn đơn giản gần gũi với kinh nghiệm sống thông qua vận dụng trục tiếp kiến thức.

M3: Giải thích vấn đề thực tiễn mới, đơn giản thông qua vận dụng trực tiếp kiến thức. M4: Giải thích hiện tượng thực tiễn thông qua vận dụng trực tiếp nhiều kiến thức.

3.2 Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn.

M1: Không đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn.

M2: Đánh giá, phản biện được một số ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn.

M3: Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn một cách rõ ràng, cụ thể. M4: Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn. Giải quyết các vấn đề thông qua vận dụng các kiến thức liên môn. 3.3 Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.

M1: Không thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.

M2: Trình bày được nguyên lí cấu tạo và hoạt động ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức đã học.

M3: Thiết kế, chế tạo được mô hình vật chất chức năng của ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức đã học.

M4: Thiết kế, chế tạo được ứng dụng kĩ thuật có thể vận hành được, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.

3.4 Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

M1: Không nêu được giải pháp bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

M2: Nêu được 1 số giải pháp thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững. M3: Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững. Giải thích được các quy tắc ứng xử với công nghệ và thiên nhiên có căn cứ khoa học.

M4: Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.Giải thích được đầy đủ và thực hiện được cá nguyên tắc an toàn trong học tập và đời sống.

Mỗi tiêu chí có thể được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau (Trong trường hợp trên có 4 mức độ). Do đó, để kết luận HS đạt được mức độ nào trong năng lực được đo cần tính toán cụ thể theo quy ước như sau:

-Điểm đánh giá theo mức độ: + Mức 1: 1,0 điểm

+ Mức 2: 2,0 điểm + Mức 3: 3,0 điểm

+ Mức 4: 4,0 điểm

-Đối với tổng thể một năng lực:

Đặt 𝑀= số tiêu chí được đo ×4: Số điểm tối đa có thể đạt được. Đặt 𝑥= tổng số điểm tất cả các tiêu chí mà HS đạt được.

+ Nếu 𝑥

𝑀 ≥ 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 3 điểm thì năng lực được đo đạt mức Tốt.

+ Nếu 60% ≤ 𝑥

𝑀 ≤ 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 2 điểm thì năng lực được đo đạt mức Khá.

+ Nếu 40% ≤ 𝑥

𝑀 ≤ 60% hoặc nếu 60% ≤ 𝑥

𝑀 ≤ 80% và có ít nhất 1 tiêu chí đạt dưới 2 điểm thì năng lực được đo đạt mức Trung bình.

+ Nếu 𝑥

𝑀 < 40% thì năng lực được đo đạt mức Thấp.

2.3.1.2 Đánh giá bài kiểm tra 45 phút

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lí thuyết nghiên cứu cơ sở lý luận tổ chức dạy học theo nhóm các hoạt động, chúng tôi đã tiến hành vận dụng vào thiết kế bài giảng chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT, cụ thể:

Về đặc điểm chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10: Chúng tôi nghiên cứu cấu trúc và chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương. Đó là cơ sở để xác định mục tiêu dạy học của chương cũng như đối với từng bài cụ thể. Tiếp đó, tôi chỉ ra những khó khăn gặp phải và một số biện pháp khắc phục khi dạy học chương này.

Trên cơ sở quy tình dạy học đã đề xuất, tôi đã thiết kế 04 giáo án tổ chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”. Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi sau:

Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm các hoạt động có phát huy năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS không?

Chất lượng học tập của HS khi dạy học theo nhóm các hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học truyền thống hay không?

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho đề tài được hoàn thiện.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm

-Lựa chọn đối tượng thực nghiệm.

-Triển khai dạy 02 giáo án theo tiến trình đã soạn thảo trong chương 2. -Thu thập các dữ liệu thực nghiệm, đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên theo các tiêu chí. Từ đó nhận xét và rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

3.3. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm

-Đối tượng thực nghiệm là HS hai lớp 10 trường THPT Sư phạm, Thái Nguyên.

-Lớp thực nghiệm: 10A1 -Lớp đối chứng: 10A2

Hai lớp này tương đương nhau về trình độ học tập môn vật lí.

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

-Lớp đối chứng: GV dạy bình thường theo nội dung và tiến trình SGK soạn thảo.

-Ở lớp TNSP tôi tổ chức dạy theo tiến trình đã thiết kế. Tôi dự giờ, quan sát và ghi chép diễn biến toàn bộ tiết học sau đó có trao đổi, rút kinh nghiệm trực tiếp, đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo.

-Sau mỗi tiết học tôi cho HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện cùng một đề kiểm tra trong cùng một khoảng thời gian để có thêm cơ sở phân tích tính hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh​ (Trang 66)