Thực trạng dạy và học vật lí ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh​ (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Thực trạng dạy và học vật lí ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

hiện nay

1.5.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở trường THPT hiện nay.

- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS được đề xuất trong luận văn.

- Tìm hiểu các hình thức đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS thường được sử dụng ở trường THPT.

1.5.2. Đối tượng điều tra

- GV đang giảng dạy tại một số trường THPT ở Thái Nguyên.

- HS khối 10 của trường THPT Sư phạm Thái Nguyên năm học 2019-2020.

1.5.3. Kết quả điều tra

Sau khi thu hồi phiếu điều tra từ GV và HS, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lí và đánh giá thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS ở trường THPT hiện nay như sau:

Hầu hết GV có nhận định về mức độ phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên hiện nay của HS chưa cao (điểm trung bình tương ứng của năng lực tìm hiểu tự nhiên là 6,12). Có đến 64,3% GV cho rằng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên là rất quan trọng, điều này cho thấy GV luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS. Đối với chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” , năng lực tìm hiểu tự nhiên chiếm 57,1% là một trong những năng lực cần thiết để phát triển cho HS.

Có 71,4% GV đã biết về năng lực tìm hiểu tự nhiên và 78,6% GV đã từng áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên tuy nhiên chỉ dạy học ở mức độ thỉnh thoảng (71,4%). Trong quá trình dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, GV có đánh giá 78,6% HS rất hứng thú và hứng thú với phương pháp dạy học này. Tuy nhiên do một số lí do như: Khó đảm bảo được thời lượng tiết dạy 45 phút (71,4%); Năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS còn hạn chế (64,3%); Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn (64,3%). Nhưng phần lớn các GV dự định muốn và tiếp tục vận dụng dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên trong dạy học Vật lí THPT (64,3%).

Một số ý kiến đề xuất với việc vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên trong dạy học Vật lí THPT, đa số GV chọn các đề xuất sau: Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho từng bài học tại phòng thí nghiệm; Học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ ý tưởng dạy học bằng phương pháp dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên; Có các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuỗi kĩ năng dạy học bằng phương pháp dạy học phát triển năng lực cho GV.

1.5.4. Nhận xét về kết quả điều tra

Qua kết quả điều tra thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS ở trường THPT hiện nay cho thấy:

Mức độ phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS còn thấp. Tuy đa số các GV đều nhận thấy rằng việc phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS là quan trọng và cần thiết nhưng do các hình thức thi cử ở nước ta vẫn còn xem

trọng nội dung kiến thức và thời lượng 1 tiết học không đảm bảo triển khai nên vấn đề phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS ít được quan tâm.

Bên cạnh đó, các GV đã đề xuất thêm những ý kiến, các biện pháp để việc GV vận dụng dạy học theo phương pháp năng lực tìm hiểu tự nhiên có tính khả thi và ứng dụng nhiều hơn trong việc dạy học.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 luận văn đã trình bày những nội dung cơ bản về năng lực, năng lực tìm hiểu tự nhiên, dạy học phát triển năng lực, tổ chức dạy học theo nhóm hoạt động, thực trạng của việc phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên trong dạy học Vật lí. Qua đó cho thấy mối liên hệ giữa dạy học và năng lực tìm hiểu tự nhiên, đề xuất được quy trình dạy học năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS theo nhóm hoạt động. GV là người có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho HS những hành trang, kiến thức cần thiết để khi gặp vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống, HS có thể vận dụng một cách linh hoạt mang lại hiệu quả cao nhất.

Để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS trong dạy học Vật lí, luận văn đã tiến hành nghiên cứu, làm rõ hệ thống kĩ năng tìm hiểu tự nhiên, những biểu hiện của năng lực tìm hiểu tự nhiên cũng như đánh giá được thực trạng năng lực tìm hiểu tự nhiên hiện nay, xác định được một số nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để vận dụng dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS.

Cơ sở lý luận đã phân tích trong chương này sẽ được vận dụng để xây dựng tiến trình dạy học và soạn thảo một số bài dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên trong chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 - THPT thuộc nội dung chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CHƯƠNG “ CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh​ (Trang 34 - 38)