Nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp đắk tô kon tum (Trang 26 - 30)

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài khơng có điều kiện thí nghiệ mở nhiều

b) Nghiên cứu thực nghiệm

- Điều tra khảo sát về điều kiện địa hình khu tài nguyên rừng hiện đang khai thác, điều tra về đường kính, lồi cây cần chặt hạ ở trong khu khai thác.

- Điều tra khảo sát một số loại cưa xăng hiện đang được sử dụng trong chặt hạ gỗ tại Công ty lâm nghiệp Đắc Tô

- Thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của một số loại cưa xăng để làm cơ sở lập bài toán tuyển chọn cưa xăng chặt hạ gỗ.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết sử dụng trong đề tài là áp dụng lý thuyết lựa chọn thiết bị máy móc. Nội dung của phương pháp này có thể tóm tắt như sau:

Xây dựng các chỉ tiêu để lựa chọn thiết bị, từ đó xác định hàm mục tiêu và các tham số ảnh hưởng đến hàm mục tiêu, xây dựng và lựa chọn phương pháp giải bài toán lựa chọn thiết bị. Nội dung của phương pháp này được trình bày trong các tài liệu [2]; [3]; [25].

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp điều tra khảo sát xác định đại lượng nghiên cứu trong luận văn được thực hiện theo phương pháp điều tra chuyên ngành. Nội dung của phương pháp cũng như việc xử lý các kết quả được trình bày trong các tài liệu [12], [13].

Việc tổ chức và tiến hành thí nghiệm xác định một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của một số loại cưa xăng được tiến hành theo phương pháp thống kê toán học và phương pháp khảo nghiệm máy lâm nghiệp, quá trình tổ chức thực nghiệm cũng như xử lý các số liệu thí nghiệm được trình bày rõ trong các tài liệu [11], [12], [13]. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên sẽ được trình bày cụ thể ở các chương tiếp theo khi tiến hành nghiên cứu từng nội dung.

Chương 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CƯA XĂNG CHẶT HẠ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN GỖ RỪNG TỰ NHIÊN

3.1. Các chỉ tiêu để lựa chọn máy và thiết bị

Việc lựa chọn thiết bị sản xuất nói chung thường căn cứ vào kết quả tính tốn, đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của chúng trong cùng một điều kiện làm việc. Để có cơ sở lựa chọn trước tiên phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Tuỳ theo quan điểm và mục đích người tuyển chọn mà các chỉ tiêu này cũng rất khác nhau. Trong thời kỳ sản xuất theo kế hoạch thì chỉ tiêu năng suất lao động của thiét bị được đặt ở vị trí hàng đầu, khi chuyển sang cơ chế thị trường thì chỉ tiêu giá thành sản xuất hay lợi nhuận lại có ý nghĩa quan trọng nhất. Hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu về mức an toàn cho người lao động hoặc ảnh hưởng đến mơi trường. Từ đó bài tốn chọn thết bị khơng cịn là bài toán một mục tiêu nữa nên cần phải xây dựng cơ sở lý luận cho việc thiết lập và giải bài toán đa mục tiêu. Để lựa chọn cưa xăng chặt hạ gỗ rừng tự nhiên trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu lựa chọn, sau đó thiết lập bài toán lựa chọn, cuối cùng là giải bài tốn để tìm ra thiết bị hợp lý nhất.

Theo trình tự phát triển của bài tốn chúng tơi giới thiệu một số phương pháp chọn thiết bị thường được áp dụng trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp.

3.1.1. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế trực tiếp

Theo phương pháp này thì chỉ tiêu quan trọng nhất được chọn để đánh giá các thiết bị là lợi nhuận, tức là số tiền lãi mà thiết bị làm ra trong một năm sản xuất hoặc trong cả đời làm việc của nó. Do đó có hai cách xác định hiệu quả trực tiếp là:

3.1.1.1. Lợi nhuận hàng năm

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Cơ điện Nông nghiệp và chế biến nơng sản [25], lợi nhuận hàng năm được tính theo cơng thức sau (khơng kể khấu hao máy và lãi xuất vốn đầu tư):

La = A(Tn - Cpm) (3.1) Trong đó:

La - Lợi nhuận thu được hàng năm tính bằng tiền

A - Khối lượng đơn vị công việc (m3) mà công cụ, máy móc làm được trong năm,

Tn - Đơn giá khi thực hiện công việc

Cpm - Chi phí sản xuất cho 1 đơn vị công việc (đồng, hoặc đơn vị sản phẩm) Chi phí sản xuất cho một đơn vị cơng việc (Cpm) được tính như sau:

Cpm = Sct + Scl + Ll + Nm + Bq + Ck (3.2 ) Trong đó:

Scl - Chi phí sửa chữa lớn cho 1 đơn vị cơng việc (đồng). Sct - Chi phí sửa chữa thường xuyên và phục vụ kỹ thuật.

Ll - Chí phí lao động trực tiếp bao gồm lương thợ chính và phụ tính theo bậc cơng việc hoặc đơn giá khốn.

Nm - Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ hoặc điện năng (đ/đơn vị công việc) Bq - Chi phí bảo quản, bao gồm chi phí lao động, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho bảo quản theo u cầu của từng loại cơng cụ, máy móc (đ/đơn vị công việc).

Ck - Các chi phí khác (đ/đơn vị cơng việc).

3.1.1.2. Lợi nhuận của một đời cơng cụ, máy móc

Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ khoa học Phan Thanh Tịnh viện Cơ điện Nơng nghiệp [25], lợi nhuận cả đời máy được tính như sau:

Lt La Z i t n     (3.3) Trong đó: n- Số năm hoạt động của máy

Lt Lợi nhuận cả đời công cụ, máy móc.

Z - Giá trị cịn lại của cơng cụ, máy móc khi thanh lý.

Ngồi hai cách tính hiệu quả của thiết bị nêu trên cịn có thể căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế cụ thể sau đây để đánh giá thiết bị, được tính theo các công thức sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp đắk tô kon tum (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)