KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp đắk tô kon tum (Trang 72 - 74)

- Phương pháp tối ưu: Nội dung của phương pháp này là: Xác lập mố

c) Hàm mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

1. Kết luận.

Sau khi thực hiện xong đề tài tuyển chọn cưa xăng chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp Đắc Tơ, chúng tơi có rút ra một số kết luận sau:

1. Đề tài đã xây dựng được phương pháp tính tốn, lựa chọn cưa xăng chặt hạ gỗ và đã xây dựng được các hàm mục tiêu bao gồm; Hàm năng suất (3.11), hàm chi phí sản xuất (3.12), hàm lợi nhuận đời cưa (3.16), hàm thời gian hoàn vốn (3.17), hàm hiệu quả vốn đầu tư (3.18), đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hàm mục tiêu, đã lựa chọn được các hàm mục tiêu và tham số ảnh hưởng để nghiên cứu.

2. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm một số loại cưa xăng, đã xác định được năng suất, chi phí sản xuất, lợi nhuận và hiệu quả vốn đầu tư của một số loại cưa xăng đưa vào khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm được tổng hợp và ghi ở bảng 4.4 và bảng 4.6.

3. Đề tài đã thiết lập được hàm tương quan giữa tham số ảnh hưởng của cưa xăng đó là cơng suất với các hàm mục tiêu là năng suất (4.14), lợi nhuận đời máy (4.16) và hiệu quả vốn đầu tư (4.17).

4. Đề tài đã lựa chọn được phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu, đã tiến hành giải các hàm mục tiêu và xác định được công suất tối ưu của cưa xăng chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp Đắc Tô là: Nopt=4,503kw, với công suất của cưa này cho năng suất, lợi nhuận và hiệu quả vốn đầu tư cao.

5. Từ kết quả giải bài tốn tối ưu, đã tìm được cơng suất tối ưu của cưa xăng, đề tài đã phân tích, lựa chọn được loại cưa xăng sử dụng hợp lý nhất cho chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp Đắc Tô là: cưa xăng Husqvarna385, với loại cưa này cho năng suất Nsgiờ =17,41 m3/giờ; lợi nhuận đời máy Lt= 111.006.544đồng; hiệu quả vốn đầu tư Hv=7,03 và vốn đầu tư mua thiết bị 14.000.000 đồng. Loại cưa xăng lựa chọn này cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn loại cưa hiện đang sử dụng tại công ty.

2. Kiến nghị

1. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa có điều kiện khảo nghiệm công nghệ khai thác gỗ ngắn, đề tài chưa có điều kiện khảo nghiệm ở nhiều lơ khai thác khác nhau với các loại địa hình có độ dốc khác nhau.

2. Công nhân vận hành cưa xăng cần phải được đào tạo về kỹ năng vận hành, kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng, có như vậy thì năng suất và hiệu quả sử dụng cưa mới đạt yêu cầu thiết kế của cưa.

3. Đề nghị sớm áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế khai thác gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp Đắc Tơ Kon Tum, để góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp đắk tô kon tum (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)