- Hợp tác toàn diện với Viện nghiên cứu ngô, Công ty tư vấn và Đầu tư Phát triển ngô để
2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a) Phân tích môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị Việt Nam vẫn được đánh giá là ổn định và an toàn nhất tại châu Á. Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, những năm gần đây, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp nông thôn như: Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn...
Hiện nay, số lượng vốn FDI đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn còn rất khiêm tốn. Để hút vốn vào phát triển nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức một số đoàn kêu gọi xúc tiến đầu tư tại các nước Nga, Trung Quốc, Nhật… Hiện Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ chương trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn tới năm 2015. Theo đó, mục tiêu đầu tư và cơ chế hỗ trợ sẽ tập trung ưu đãi các DN đầu tư vào các chương trình trọng điểm như phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch…
ngoài vào khu vực nông nghiệp nông thôn đối với các DN nông nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung nói riêng vừa là cơ hội vừa là thách thức. Bên cạnh có điều kiện thuận lợi hơn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đứng trước nguy cơ phải cạnh tranh gay gắt hơn bởi các doanh nghiệp mới sẽ gia nhập ngành. Đặc biệt là những DN nước ngoài có năng lực mạnh về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý, kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Sau hơn ba năm kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song, môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề bất cập, trong đó, nổi cộm hơn cả là chúng ta vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp. Hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đồng nhất do đó chưa phát huy hết hiệu lực, gây nên bất lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp…
Bảng 2.3. Đánh giá tác động của môi trường chính trị, luật pháp
Cơ hội Nguy cơ
- Môi trường chính trị ổn định
- Nhiều chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được ban hành
- Cạnh tranh khốc liệt hơn do khả năng sẽ có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành
- Hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, hiệu lực thấp.
b) Phân tích môi trường kinh tế
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam những năm gần đây khá cao và ổn định: 2004 đạt 7,7%, năm 2005 là 8,4%; năm 2006 đạt 8,2%; Năm 2007, tranh thủ những cơ hội và vượt qua những khó khăn thách thức, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,48%, mức cao nhất trong vòng 10 năm trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2008, trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm, kinh tế Việt Nam có xu hướng đi xuống và
chỉ đạt 6,18%. Nhưng so với bối cảnh chung của kinh tế thế giới, kinh tế nước ta đạt được con số tăng trưởng như vậy vẫn được đánh giá là tương đối cao. Năm 2009, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,32%, mặc dù thấp hơn tốc độ tăng năm 2008 nhưng đã mục tiêu của kế hoạch và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Biểu đồ: 2.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam 2004 - 2009
Theo dự báo của quỹ tiền tệ thế giới (IMF) năm 2010, thương mại quốc tế sẽ tăng trưởng 2%, và tăng trưởng GDP của thế giới đạt 3% - xấp xỉ với mức tăng trưởng trung bình dài hạn. Ngày càng phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội từ sự phục hồi chung này. Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước dự báo kinh tế Việt Nam năm 2010 tăng trưởng khoảng 6,5%, tốt hơn so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam khá phức tạp. Giai đoạn 1995 – 2007, nước ta đã kiểm soát được lạm phát. lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số (nằm trong khoảng 8,5% - 9,5%), nhưng từ tháng 12 năm 2007, tình hình lạm phát ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số (12,6%), và lên tới con số 19,89% năm 2008. Với những nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát, năm 2009 lạm phát ở Việt Nam đã được kiềm chế ở mức 1 con số (chỉ ở mức trung bình khoảng 7%). Sang năm 2010, giá cả trên thị trường thế
giới có những biến động khó lường, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất do kinh tế thế giới trên đà phục hồi, nhiều nền kinh tế lớn đang kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến thị trường giá cả và sản xuất trong nước trong thời gian tới. Do đó, nguy cơ lạm phát xuất hiện ngay trở lại khi giá cả hàng hóa cơ bản tăng vọt vẫn có khả năng xảy ra. Hiện lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore... Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội. Đối với khối doanh nghiệp, lạm phát cao sẽ tác động nhiều gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình.
Về lãi suất và xu hướng của lãi suất ở Việt Nam: Trước sự vận động bất lợi
của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao lãi suất ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng biến động rất phức tạp. Đặc biệt là từ năm 2008, lãi suất biến động mạnh, có thời điểm lãi suất huy động tăng tới mức kỷ lục là 20%/năm. Sau khi phải áp dụng mức lãi suất cơ bản VND 8,5%/năm, các ngân hàng đã giảm lãi suất xuống dưới mức trần cho phép. Cuối năm 2008, lãi suất cho vay trung bình trong năm là 13.46%. Đầu năm 2009, lãi suất cả cho vay và huy động tiếp tục hạ xuống. Trong năm này, lãi suất có chiều hướng giảm dần và đi vào ổn định. Hiện nay, lãi suất cho vay trên thị trường đang phổ biến ở mức 15-17%, mức lãi suất này được xem là khá cao so với những năm trước đây (trừ năm 2008). Ngoài ra, lãi suất cho vay cũng cao hơn khá nhiều so chỉ số giá tiêu dùng hiện tại. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, sẽ ít có nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua lãi suất như năm 2008.
Với cơ chế lãi suất thoả thuận như hiện nay và dự kiến tiến tới xoá bỏ việc khống chế bằng lãi suất trần của NHNN, Việt Nam đang tiến dần tới cơ chế tự do hoá lãi suất. Đây là một định hướng phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tự do hóa lãi suất sẽ thúc đầy cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nước và các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam, giúp các ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển, đa dạng
hóa nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn. Các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời được quyền lựa chọn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để giao dịch, hoạt động.
Hiện nay, trong nội bộ từng ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Cụ thể là: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 ngành chăn nuôi nước ta cơ bản chuyển sang hình thức trang trại, công nghiệp với mục tiêu tăng trưởng từ 8 – 10% một năm. Theo xu hướng này, ngành chăn nuôi sẽ ngày càng phát triển, nhu cầu thức ăn chăn nuôi sẽ ngày càng tăng cao. Ngô là một trong những nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, đây là một cơ hội lớn để phát triển thị trường ngô nội địa.
Về xu hướng biến động của thị trường ngô nội địa những năm gần đây:
Ở nước ta, ngô là cây trồng quan trọng thứ 2 sau lúa. Về thị trường ngô giống, hiện các giống ngô lai Việt Nam chiếm từ 58-60% thị phần trong nước, số còn lại là của các công ty liên doanh với nước ngoài. Giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam. Tiêu biểu như các giống ngô LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66… Các giống ngô này có năng suất và chất lượng tương đương các giống ngô của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65-70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ đồng/năm. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang Lào, Campuchia, Quảng Tây (Trung Quốc).
Ngô là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp này. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, trong đó kim ngạch nhập khẩu ngô tăng đột biến. Sau giai đoạn khủng hoảng thiếu nguồn nguyên liệu nội địa trong năm 2009, đặc biệt là ngô, trong kế hoạch sản xuất cho năm 2010, Bộ NN & PTNT đã quyết định nâng diện tích gieo trồng ngô thêm 10% cũng như nâng mức sản lượng
dự tính đối với loại hoa màu nguyên liệu quan trọng này thêm 19% so với năm 2009.
Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất ngô nguyên liệu trong nước, năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 KH 2010 So sánh KH 2010/TH
2009 (%)
-Diện tích 1000 ha 1086.8 1,200 10
-Năng suất Tạ/ha 40.8 44 8
-Sản lượng 1000 tấn 4431.8 5,280 19
Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT
Trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu ngô của Việt Nam cũng liên tục gia tăng. Điều đó cho thấy nhu cầu đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của thị trường Việt Nam đang tăng trưởng khá mạnh và ổn định. Như vậy, có thể thấy thị trường ngô trong nước vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác.
Bảng 2.5. Đánh giá tác động của môi trường kinh tế
Cơ hội Nguy cơ
- Kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định, thị trường ngô trong nước nhiều tiềm năng.
- Ngành nông nghiệp có nhiều chủ trương thuận lợi cho sản xuất kinh doanh ngô. - Trên thị trường nội địa, các giống ngô lai Việt Nam đang giành ưu thế hơn so với ngô giống của nước ngoài và đã bắt đầu vươn ra thị trường thế giới.
- Tình hình lạm phát vẫn diễn biến phức tạp. Nguy cơ lạm phát cao có thể quay trở lại.
- Mức lãi suất còn khá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng.
c) Phân tích môi trường khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ sinh học. Trong ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất giống cây trồng nói riêng, công nghệ sản xuất giống cây trồng biến đổi gen ngày càng được chú trọng phát triển và thương mại hoá.
Ở Việt Nam, từ tháng 8/2005, Chính phủ có nghị định về an toàn sinh học, trong đó có quy định về nghiên cứu, lai tạo, nhập khẩu hay trồng các cây trồng biến đổi gien. Theo nghị định này thì Việt Nam không cấm trồng cây biến đổi gien. Tháng 1/2006, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020. Như vậy, định hướng phát triển dài hạn lẫn hành lang pháp lý cho sản xuất giống cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam đã có, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có các quy chuẩn về an toàn sinh học trong hạt giống biến đổi gien để chuẩn bị cho việc thương mại hóa hạt giống biến đổi gien sau năm 2011.
Với xu hướng phát triển như trên, các Doanh nghiệp Nông nghiệp trong nước như Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung có thể coi đây là một cơ hội lớn để phát triển công nghệ mới này. Đặc biệt là đối với bắp biến đổi gen, hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài với khối lượng lớn. Điều đó cho thấy nước ta đang thiếu hụt hạt bắp biến đổi gen.
Trong việc sản xuất ngô thương phẩm, gần đây nhiều kỹ thuật công nghệ mới cũng đã được nghiên cứu để đưa vào sản xuất. Như phương pháp trồng ngô (Có điều chỉnh tán lá hay định vị phôi) vừa mới được Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thử nghiệm cho kết quả năng suất và tính kinh tế cao hơn hẳn so với các phương pháp trồng ở mật độ phổ biến hiện nay (trồng theo quy phạm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và trồng dày (7 vạn cây/ha).
Từ trước đến nay, chúng ta đã được tiếp cận với các sản phẩm như máy sấy ngô, máy tẽ hạt. Nhưng một công trình hoàn chỉnh thu bắp thì vẫn còn lạ lẫm. Gần đây, Viện Cơ điện và Nông nghiệp sau thu hoạch đã chế tạo ra sản phẩm máy thu hoạch ngô, cùng một lúc máy có thể thực hiện các công đoạn bẻ bắp, chuyển tải, đổ vào thùng chứa và băm cây rải trên ruộng. Với năng suất gấp 40 – 50 lần 1 lao động phổ thông. Ngoài ra, công nghệ chế biến bằng máy sấy vỉ ngang cũng đã có mặt ở Việt Nam… Với những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ này, sẽ góp phần lớn cho việc giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Những doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật, trang bị được kỹ thuật công nghệ mới sẽ dễ dàng dành được ưu thế trên thị trường.
Bảng 2.6. Đánh giá tác động của môi trường khoa học kỹ thuật
Cơ hội Nguy cơ
- Nhà nước đã có định hướng phát triển dài hạn và hành lang pháp lý cho sản xuất giống cây trồng biến đổi gen.
- Có nhiều máy móc, kỹ thuật mới được sáng chế và đưa vào sản xuất nông nghiệp.
- Chưa có các quy chuẩn ngành về hạt giống biến đổi gen.
d) Phân tích môi trường văn hoá – xã hội
Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 3 Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số các nước đông dân nhất trên thế giới với quy mô dân số gần 86 triệu người và vẫn đang phát triển mạnh với tỷ lệ gia tăng khoảng 1,2%/năm. Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, được đánh giá là đang ở trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", mở ra tiềm năng