- Hợp tác toàn diện với Viện nghiên cứu ngô, Công ty tư vấn và Đầu tư Phát triển ngô để
1.2.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh để xác định cơ hội và nguy cơ
Môi trường kinh doanh là tổng thể những yếu tố tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra những cơ hội (tác động tích cực), nguy cơ, thách thức (tác động tiêu cực) mang lại tổn thất cho doanh nghiệp. Điều quan trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh là phải phân tích môi trường kinh doanh để từ đó tìm cơ hội kinh doanh hoặc phát hiện ra những nguy cơ đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp.
Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình các nhà chiến lược tiến hành Phân tích môi trường kinh doanh
(Cơ hội & nguy cơ)
Phân tích nội bộ doanh nghiệp (Thế mạnh & điểm yếu)
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược và hình thành phương
án chiến lược (SWOT)
Lựa chọn chiến lược
Xác định các giải pháp chiến lược và tạo ra các điều kiện để thực
kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau (môi trường kinh tế, môi trường văn hóa –xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung ứng, nhà phân phối,…) và xác định các cơ hội hoặc các đe dọa đối với doanh nghiệp của họ.
Phạm vi và nội dung phân tích môi trường kinh doanh bao gồm: Phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành, lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh.
a) Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp chủ yếu gồm các yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hóa của đất nước. Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+) Phân tích môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị là những yếu tố chính trị và những hoàn cảnh mà sự vận hành của các yếu tố đó tạo ra, có ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm: chế độ chính trị, chế độ chính đảng, đoàn thể chính trị, phương châm chính sách của Đảng và Nhà nước…
Môi trường pháp luật là hệ thống pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm quy phạm pháp luật của Nhà nước, y thức pháp luật của cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp và doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất sâu rộng, thậm chí có lúc mang ý nghĩa quyết định. Nếu môi trường chính trị ổn định, chính sách rõ ràng và nhất quán, không khí chính trị tốt, pháp luật đồng bộ, đầy đủ và được thực hiện nghiêm minh thì các doanh nghiệp có thể phát triển lành mạnh, ổn định.
+) Phân tích môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế của doanh nghiệp là tình hình kinh tế xã hội và chính sách kinh tế của đất nước mà doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: Cơ cấu kinh tế , trình độ phát triển kinh tế, thể chế kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô. Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu
mà doanh nghiệp cần phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát; cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thể chế và các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp.
+) Phân tích môi trường khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp
Môi trường khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: trình độ khoa học kỹ thuật của xã hội, lực lượng khoa học kỹ thuật, thể chế khoa học kỹ thuật của Nhà nước, chính sách khoa học kỹ thuật và các văn bản pháp luật về khoa học kỹ thuật. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Trong đó trình độ khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất. Hiện nay khoa học kỹ thuật trên thế giới tiến bộ rất nhanh. Các nước phát triển phương Tây đã bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức. Tri thức không ngừng được đổi mới, nhiều kỹ thuật mới ra đời và được áp dụng nhanh chóng khiến cho toàn bộ nền kinh tế các nước phát triển được tri thức hóa, mạng hóa. Điều đó sẽ thay đổi môi trường khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc đổi mới khoa học kỹ thuật của xã hội, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và thay đổi cơ cấu ngành nghề hiện nay. Doanh nghiệp cần nhận thấy rõ sự thay đổi đó và nắm lấy cơ hội mà sự thay đổi đó mang lại, thực hiện tiến bộ kỹ thuật và nâng cấp kỹ thuật ở doanh nghiệp mình.
+) Phân tích môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự hình thành và biến động của các tầng lớp xã hội, cơ cấu dân cư, tình hình di chuyển của dân cư, phương thức sinh hoạt và làm việc của mọi người. Hiện trạng và sự biến động của những yếu tố đó đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố triết học, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn là ảnh hưởng gián tiếp nhưng doanh nghiệp cũng không thể coi nhẹ.
+) Phân tích môi trường tự nhiên
biển, cảnh quan thiên nhiên, các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, biển, sự trong sạch của môi trường… Các nhà chiến lược khôn ngoan thường có những quan tâm đến môi trường khí hậu và sinh thái. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ có tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào sự biến đổi của môi trường tự nhiên thì cần xem xét các yếu tố trên một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.
+) Phân tích môi trường toàn cầu
Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu tác động đến mọi nền kinh tế, mọi ngành, mọi chính phủ và mọi doanh nghiệp. Thế giới đã trở thành “ngôi nhà chung”, “sân chơi chung”, trong đó các cơ hội và cả những nguy cơ đều mở ra bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp.
b) Phân tích môi trường ngành
Theo quan điểm của M. Porter, ngành là tập hợp các doanh nghiệp, các nhà cung ứng, sản xuất hay cung ứng những sản phẩm, dịch vụ có tính năng, công dụng, mẫu mã tương tự nhau. Trong bất kỳ ngành nghề nào, mỗi doanh nghiệp đều phải chịu sức ép cạnh tranh của 5 lực lượng. Đó là sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp mới, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, sức ép cạnh tranh của sản phẩm thay thế hoặc dịch vụ thay thế, năng lực mặc cả của nhà cung cấp, người tiêu dùng. Hiện trạng, xu thế, cường độ tổng hợp của 5 sức ép đó quyết định mức độ gay gắt của cạnh tranh và khả năng giành thắng lợi của doanh nghiệp, quyết định tính chất của doanh nghiệp trong ngành đó.
Mục đích của việc phân tích môi trường ngành là nhằm xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Sau đây là cơ cấu cạnh tranh ngành:
Sơ đồ 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter
Nguồn: Lợi thế cạnh tranh, Michael E.Porter.
Mỗi lực lượng trong số 5 lực lượng trên càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và kiếm lợi nhuận và ngược lại. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các lực lượng đó.
+) Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp có khả năng thỏa mãn nhu cầu của cùng một đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó chính là các doanh nghiệp cùng ngành với doanh nghiệp. Khi nghiên cứu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: Cơ cấu cạnh tranh, tính chất cạnh tranh, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra.
Những đối thủ mới tiềm năng
Những đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu
Nhà cung cấp Người mua
Nguy cơ từ những đối thủ mới Năng lực đàm phán của người mua
Nguy cơ của sản phẩm, dịch vụ thay thế Nằng lực đàm phán của nhà cung cấp Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động liên tục, thông tin về từng đối thủ cụ thể tại mỗi khu vực thị trường là cơ sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để hoạch định các chiến lược cạnh tranh thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ.
+) Phân tích đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là những cá nhân, tổ chức có y định, mong muốn gia nhập ngành kinh doanh. Đây là mối đe dọa tiềm ẩn cho doanh nghiệp, vì càng có thêm nhiều doanh nghiệp trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị thế của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp hiện tại luôn cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bằng cách: giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, ràng buộc nhà cung ứng, đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng, hoặc tăng sự liên kết với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành (buôn có bạn, bán có phường) ….
+) Phân tích nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những cá nhân, tổ chức có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp … các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh, tiến trình hoạt động của các bộ phận, chi phí sản xuất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng kỳ… Vì vậy, thông tin về các nhà cung ứng là các dữ liệu cần thiết mà nhà quản trị cần cập nhật thường xuyên để định hướng chiến lược kinh doanh lâu dài, đảm bảo các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển liên tục… Tùy từng loại yếu tố đầu vào cụ thể và tầm quan trọng của yếu tố đầu vào đó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà cần thu thập, phân tích những thông tin chủ yếu như: Số lượng nhà cung ứng trên thị trường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn; nhà cung ứng có vị thế độc quyền hay không; lợi thế trong thương lượng của nhà cung ứng như thế nào; khả năng cung cấp lâu dài; đặc trưng sản phẩm, dịch vụ, khả năng đa dạng hóa các mặt hàng của nhà cung ứng; giá cả, dịch vụ sau bán hàng của nhà cung ứng, khả năng đổi mới công nghệ…
Việc hiểu biết từng nhà cung ứng và có những thông tin đầy đủ, kịp thời về họ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và có biện pháp thích nghi để ngăn chặn những rủi ro có khả năng xảy ra do những thay đổi, sức ép từ phía nhà cung ứng.
+) Phân tích khách hàng
Khách hàng là đối tượng ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Tùy theo ngành kinh doanh, khách hàng có thể là người tiêu dùng, người mua để bán, người mua hàng để sản xuất ra các loại sản phẩm khác, người mua hàng cho các tổ chức Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội,… mỗi đối tượng khách hàng có đặc điểm riêng, có sự quan tâm về sản phẩm hay dịch vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp về giá cả, chất lượng, điều kiện giao nhận và dịch vụ sau bán hàng. Để có thể tồn tại trên thị trường thì doanh nghiệp phải thỏa mãn được toàn bộ nhu cầu của khách hàng và tìm hiểu nhu cầu tiềm ẩn để đón đầu những nhu cầu đó. Những thông tin cơ bản về khách hàng mà nhà quản trị chiến lược cần thu thập bao gồm nhiều nội dung như: Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai và họ có đặc điểm gì; quy mô nhu cầu hiện tại và tiềm năng, khả năng thanh toán hay tình trạng kinh tế của khách hàng, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và tiến trình quyết định mua, sự nắm bắt thông tin về sản phẩm của khách hàng, lợi thế trong thương lượng của khách hàng, nếu khách hàng là các tổ chức thì họ có khả năng hội nhập về phía sau không, xu hướng mua hàng của khách hàng trong tương lai…
Khách hàng rất đa dạng và thông tin về khách hàng biến động thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về khách hàng có thể bộc lộ các cơ hội hoặc các nguy cơ đối với mỗi công ty. Vì vậy, các nhà quản trị chiến lược cần cập nhật thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh doanh thích hợp xử lí những rắc rối có thể xảy ra một cách hiệu quả.
+) Phân tích sản phẩm thay thế
Trong thực tế, cùng một nhu cầu, khách hàng có thể được đáp ứng bằng nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, những sản phẩm này gọi là sản phẩm thay thế.
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm thay thế là nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Vì vậy, khi phân tích môi trường ngành, các nhà quản trị chiến lược còn phải xác định những công ty nào đang sản xuất các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng cung nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu. Các nhân tố có thể tạo nên sự đe dọa từ sản phẩm thay thế là sự thay đổi của nhu cầu thị trường, sự tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, trong đó có liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm…
* Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh là một công cụ hữu ích để phân tích khái quát môi trường kinh doanh, trong đó thể hiện tất cả các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng thật sự đến hoạt động của công ty và các chi tiết có liên quan như: Mức độ tác động, tính chất tác động (tích cực hay tiêu cực), điểm số đánh giá mức độ tác động. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh sẽ giúp nhà hoạch định chiến lược nhận diện các biến cố có tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1 2 3 4 5 Các yếu tố môi trường Tầm quan trọng của các yếu tố đó đối với ngành Mức độ tác động của yếu tố đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm
Liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ngành kinh doanh Cao: 3 TB: 2 Thấp: 1 Mức độ tác động đối với doanh nghiệp Cao: 3 TB: 2 Thấp 1 Tính chất tác động: Tốt,tích cực: + Xấu, tiêu cực: - Nhân cột (2) với cột (3) và đặt dấu + hoặc dấu – vào trước kết quả tùy theo tính chất tác động. Việc lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh giúp cho các nhà chiến lược
tóm tắt được các cơ hội – nguy cơ của môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị chiến lược có thể định hướng giải quyết các vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu thấy yếu tố nào có điểm đánh giá tổng hợp (+) hoặc (-) ở mức cao, các nhà quản trị phải tập trung chú ý nhiều nhất vì những yếu tố đó có thể là những cơ hội cao và phù hợp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc là nguy cơ lớn cần có biện pháp đối phó ngay tức khắc.