Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm triển khai hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần nông nghiệp chiềng sung (Trang 40 - 54)

- Hợp tác toàn diện với Viện nghiên cứu ngô, Công ty tư vấn và Đầu tư Phát triển ngô để

1.2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Môi trường khách quan của doanh nghiệp không ngừng thay đổi và mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội tiềm tàng. Những chỉ khi nào doanh nghiệp có đủ những điều kiện thì cơ hội đó mới trở thành hiện thực. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp chứng tỏ có những doanh nghiệp có môi trường bên ngoài thuận lợi những thiếu vốn, thiết mặt bằng sản xuất nên đã bỏ lỡ cơ hội phát triển. Ngược lại, có những doanh nghiệp, tuy môi trường khách quan không thuận lợi nhưng do phát huy được sở trường độc đáo của mình nên đã thành công. Do đó, việc phân tích điều kiện chủ quan hay nội bộ doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Mục tiêu của bước công việc này là nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm tạo ra những thông tin cơ sở cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh và công tác thực thi chiến lược trong quá trình quản trị chiến lược.

Nội dung chủ yếu của phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

a) Phân tích nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình tổ chức, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia; mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người thực hiện, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt… đều xuất phát từ nguồn nhân lực. Vì vậy, nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà nhà quản trị cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu, và những giải pháp cần thực hiện…

chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của người lao động, các chính sách nhân sự của doanh nghiệp; năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của các nhà quản trị các cấp…

b) Phân tích công tác marketing

Marketing là hệ thống các hoạt động liên quan đến quá trình nghiên cứu, dự báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đáp ứng tốt các nhu cầu đó thông qua marketing mix hơn hẳn đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ, tại mỗi khu vực thị trường.

Để phân tích hoạt động marketing của doanh nghiệp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công tác này so với đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị cần thu thập những thông tin tiêu biểu như: Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp (cơ cấu, mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, các chính sách giá, hệ thống phân phối, các chương trình xúc tiến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp...), kết quả thực hiện các hoạt động marketing và dự báo những diễn biến trong tương lai (doanh số, thị phần hiện tại và xu hướng biến động, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, phản ứng của khách hàng đối với chiến lược giá cả, các chương trình xúc tiến bán hàng, mức độ ổn định của khách hàng hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai, khả năng thu thập thông tin, hợp tác với các tổ chức truyền thông đại chúng...)...

Nhà quản trị luôn phải đánh giá các hoạt động marketing vì chúng gắn liền với các chiến lược cạnh tranh trên thị trường, quyết định sự tồn tại lâu dài hay không của mỗi doanh nghiệp.

c) Phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển ( Research and Development – R&D) đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí,... Hoạt động này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành, đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức như:

Đặc trưng sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn vốn tự có, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước...

Để phân tích và đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần xem xét thường xuyên những thông tin cơ bản sau đây: Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu và phát triển của của doanh nghiệp, những hình thức nghiên cứu và phát triển hiện tại của doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển với doanh số bán hàng, chu kỳ đổi mới công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp trong thời gian tới...

Tùy theo tình huống, các nhà quản trị thu thập và phân tích thông tin này để đánh giá khả năng R&D của doanh nghiệp hiện tại và tiềm năng. Đây là cơ sở để quyết định các chiến lược cạnh tranh như: chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược chi phí thấp...

d) Phân tích hoạt động sản xuất và tác nghiệp

Sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chức năng này gắn với công việc của những người thừa hành ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ bộ phận sản xuất trực tiếp đến các khâu công việc ở bộ phận hành chính và các bộ phận chức năng chuyên môn. Những hoạt động này tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Số lượng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng, chi phí hoạt động... là những yếu tố đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất và tác nghiệp.

Những thông tin nội bộ tiêu biểu cần thu thập để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và tác nghiệp như: Công nghệ sử dụng trong hoạt động sản xuất và tác nghiệp, cách thức bố trí các phương tiện và điều kiện làm việc, chính sách an toàn lao động, công suất sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động bình quân, chi phí sử dụng máy móc thiết bị; các thông tin về hàng tồn kho; các thông tin về chất lượng sản phẩm...

e) Phân tích công tác tài chính, kế toán

nguồn lực vật chất của doanh nghiệp trong từng kỳ. Chức năng tài chính gắn liền với hoạt động của các bộ phận chức năng khác, quyết định tính khả thi, tính hiệu quả của nhiều chiến lược và chính sách khác của doanh nghiệp. Ngoài yếu tố con người, yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng kế tiếp trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, việc hạch toán kế toán chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra thường xuyên các kết quả đạt được, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trong từng kỳ.

Khi phân tích công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ phận tài chính kế toán; Thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp: chiến lược và chính sách tài chính hiện tại, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong các dự án, nguồn vốn phân bổ có hợp lý không, các kế hoạch thu chi được hình thành như thế nào; Kết quả hoạt động tài chính định kỳ và các xu hướng: Doanh số và lợi nhuận, cân đối thu chi tài chính, cân đối tổng kết tài sản, tỷ suất lợi nhuận bình quân,tỷ lệ vốn tích lũy hàng năm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các quá trình, khả năng huy động và phát triển các nguồn vốn tiềm tàng....

f) Phân tích hiệu năng bộ máy tổ chức và văn hóa doanh nghiệp

Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp là một tập hợp nguồn nhân lực của doanh nghiệp được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định, bộ máy tổ chức không tốt thì hiệu quả công việc sẽ thấp. Một tập đoàn người được tập hợp trong một bộ máy tổ chức tốt sẽ trở thành một đội quân tinh nhuệ, hiệu quả công việc cao. Việc phân tích hiệu năng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp sẽ giúp ta phát hiện những điểm yếu của tổ chức để tìm cách khắc phục. Để thực hiện công việc này cần xem xét phân tích các tiêu chí: tính hiệu quả, chỉ huy có thống nhất hay không, tầng nấc và biên độ quản lý có hợp lý hay không, chức vụ và quyền hạn có ăn khớp với nhau hay không và sự phối hợp trong tổ chức như thế nào...

Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là những tiêu chuẩn giá trị, quan niệm cơ bản, chuẩn mực hành vi mà toàn thể công nhân viên của doanh nghiệp tuân theo, được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Văn

hóa doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, là tài sản vô hình, quý báu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi hoạch định chiến lược kinh doanh phải phân tích văn hóa doanh nghiệp. Nội dung phân tích bao gồm: Mục tiêu và tôn chỉ của doanh nghiệp, quan niệm giá trị chung, tác phong, truyền thống , quy phạm hành vi và điều lệ, quy định của doanh nghiệp...

* Lập bảng tổng hợp và đánh giá nội bộ doanh nghiệp

Với những kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp, chúng ta cũng lập bảng đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp và xác định rõ những thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp và đánh giá nội bộ doanh nghiệp

1 2 3 4 5 Các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp Tầm quan trọng của các yếu tố đó đối với ngành Mức độ quan trọng của yếu tố đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm

Liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ngành Cao: 3 TB: 2 Thấp: 1 Không ảnh hưởng: 0 Mức độ quan trọng Cao: 3 TB: 2 Thấp 1 Không ảnh hưởng: 0 Tính chất tác động: Tốt,tích cực: + Xấu, tiêu cực: - Nhân cột (2) với cột (3) và đặt dấu + hoặc dấu – vào trước kết quả tùy theo tính chất tác động.

1.2.2.3. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược và hình thành các phương án chiến lược Xác định nhiệm vụ thực chất là xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, những nguyên tắc, triết lý hay quan điểm chủ đạo của doanh nghiệp trong kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện lý do tồn tại và mục đích hoạt động của doanh nghiệp.

trong một thời kỳ nhất định theo tư tưởng kinh doanh, phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện khách quan, chủ quan và khả năng của doanh nghiệp. Đó là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh.

Sau khi xác định được nhiệm vụ của doanh nghiệp, để cụ thể hóa nhiệm vụ thành các mục tiêu, kết quả cụ thể, đưa ra định hướng cho các quyết định quản trị thì nhà hoạch định chiến lược cần phải xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Nó là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về phương hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. Để xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Các yếu tố của môi trường kinh doanh, nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp, quan điểm và mong muốn của lãnh đạo, tình hình kinh doanh trong quá khứ của doanh nghiệp… từ đó cụ thể hóa mục đích doanh nghiệp theo đuổi thành nhiều mục tiêu chiến lược và chúng tạo thành hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Với những kết quả phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp, chắc chắn sẽ hình thành nên nhiều phương án chiến lược khác nhau, buộc doanh nghiệp phải lựa chọn những chiến lược phù hợp. Trong quản trị chiến lược sử dụng rất nhiều công cụ, kỹ thuật phân tích chiến lược như: Ma trận BCG, ma trận Mc Kinsey – General Electric, mô hình phân tích SWOT và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài (ma trận I – E).... Nhằm phục vụ yêu cầu của đề tài nghiên cứu, trong phần này xin được đi vào phân tích cụ thể công cụ chính để xác định các phương án chiến lược cho doanh nghiệp là mô hình phân tích SWOT.

* Phân tích SWOT

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định được các cơ hội – nguy cơ, điểm mạnh – điểm yếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án chiến lược và lựa chọn phương án chiến lược. Từ các bảng tổng hợp môi trường ở trên chúng ta có thể tổng hợp bảng ma trận SWOT (ma trận thế mạnh – điểm yếu – cơ hội và nguy cơ), kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động.

định hướng chiến lược trong từng thời kỳ. Trong ma trận thể hiện 4 nhóm phương án chiến lược là:

+ Nhóm S-O: Là những phương án nhằm sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

+ Nhóm W-O: Là những phương án nhằm khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.

+ Nhóm S-T: Là những phương án sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài.

+ W-T: Là những phương án nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ từ bên ngoài.

Từ các nhóm định hướng chiến lược sẽ hình thành nên các phương án chiến lược. Mỗi phương án đều có những điểm thuận lợi và bất lợi. Do đó cần phải lựa chọn phương án chiến lược thích hợp nhất.

1.2.2.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Việc tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết, để đảm bảo có được một chiến lược kinh doanh thích hợp, có tính khả thi cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều phương án và các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn một chiến lược tối ưu. Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự kiến với mục đích tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tối ưu hoặc chí ít cũng phải là phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp.

Các căn cứ cần xem xét khi lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có cả yếu tố khách quan và chủ quan: Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, thái độ của nhà quản trị cấp cao, nguồn tài chính, khả năng và trình độ của các nhà quản trị, sự phản ứng của các đối tượng hữu quan và vấn đề về thời hạn triển khai cũng như kết thúc việc thực hiện chiến lược, kết quả đánh giá chiến lược hiện tại, kết quả phân tích danh mục đầu tư của doanh nghiệp.

dụng phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:

+ Xác định tiêu thức đánh giá

+ Xác định mức điểm của từng tiêu thức đánh giá. Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra càng cao thì đểm càng cao.

+ Phân tích và tính điểm từng phương án chiến lược. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu thức cho tất cả các phương án chiến lược, sau đó xác định tổng số điểm của từng phương án.

+ Tiến hành so sánh và lựa chọn chiến lược kinh doanh

Bảng 1.3. Bảng đánh giá và so sánh các phương án chiến lược

TT Tiêu chí đánh giá Phương án chiến lược

Phương án A Phương án B Phương án C Tổng số điểm

Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược (2009)

Một phần của tài liệu Luận văn một số giải pháp nhằm triển khai hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần nông nghiệp chiềng sung (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w