Kiểm định tự tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

Để kiểm định sự tự tương quan của mô hình động, nghiên cứu sử dụng kiểm định Arellano – Bond được đề xuất bởi Arellano – Bond (1991) để kiểm tra tính chất tự tương quan của phương sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 1 với

giả thuyết H0: không có sự tự tương quan. Do đó, giá trị p-value cần phải lớn hơn 0.1. Đối với kiểm định AR(1) trong sai phân bậc 1, chuỗi sai phân khảo sát mặc nhiên có tương quan bậc 1 bởi vì ∆𝐞𝐢,𝐭= 𝐞𝐢,𝐭 − 𝐞𝐢,𝐭−𝟏 và ∆𝐞𝐢,𝐭−𝟏 = 𝐞𝐢,𝐭−𝟏− 𝐞𝐢,𝐭−𝟐, cả hai đều có 𝐞𝐢,𝐭−𝟏, do đó thường bác bỏ giả thuyết Ho. Chính vì vậy, kết quả kiểm định AR(2) (kiểm định tương quan chuỗi bậc 2) được xem xét vì nó kiểm định tự tương quan ở các cấp độ.

Kết luận Chương 3

Chương 3 đã trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng động và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, các biến được sử dụng trong mô hình cũng được định nghĩa, mô tả rõ ràng; phương pháp nghiên cứu SGMM được trình bày với các bước thực hiện cụ thể cùng các kiểm định liên quan gồm kiểm định Sargan và kiểm định tự tương quan. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích hồi quy và thảo luận kết quả đạt được.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tập trung trình bày chi tiết và thảo luận các kết quả đạt được của luận văn theo trình tự phân tích thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)