Bảng 4.1 mô tả thống kê tóm tắt các biến được sử dụng trong nghiên cứu. Đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm (%).
Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lời ROA và ROE có sự phân bổ khá dài, lần lượt từ -5.993% đến 7.936% và từ -56.326% đến 31.526%, cho thấy sự khác biệt khá lớn trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đáng chú ý, giá trị nhỏ nhất của ROE và ROA âm là do kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TPB năm 2011. Ngân hàng TPB đi vào hoạt động vào năm 2008, tuy nhiên sau bốn năm hoạt động TPB đã sớm bộc lộ những yếu kém trong hoạt động và không thể cạnh tranh được trên thị trường. Năm 2011, mức nợ xấu của TPB tăng cao, bộ máy hoạt động kém hiệu quả, gặp khó khăn về thanh khoản, lãi giảm dần theo thời gian và âm qua các quý, có nguy cơ mất vốn điều lệ dưới quy định, Tổng giám đốc cũ vướng vào pháp lý,… đã khiến ngân hàng TPB rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng vào năm 2011.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tài sản thanh khoản LA cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng, thấp nhất là 5.602% của ngân hàng STB năm 2015 và cao nhất là 56.4% của ngân hàng TPB năm 2008. Năm 2015 đánh dấu bước ngoặc của STB khi ngân hàng PNB sáp nhập vào STB. Kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém của PNB đã ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của STB sau khi tiến hành sáp nhập. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng STB có tỷ lệ tài sản thanh khoản năm 2015 ở mức thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu.
Ngoài ra, trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và huy động ngắn hạn có sự chênh lệch lớn, thấp nhất là 18.519% của ngân hàng TPB năm 2011 và cao nhất là 106.415% của ngân hàng EAB năm 2010. Điều này cho thấy,
trong khi một số ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng lợi nhuận thì một số ngân hàng lại cho vay quá mức, điều này gây ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Việc duy trì tỷ lệ LDR ở mức cao cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản của EAB, cùng với việc không đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay dẫn đến việc lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, EAB rơi vào diện bị kiểm soát đặc biệt1 của NHNN vào năm 2015.
Kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu không có sự chênh lệch quá lớn, thấp nhất là 5.25% vào năm 2012 và cao nhất là 6.78% vào năm 2010.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 180 1.05072 1.06345 -5.993 7.936 ROE 180 10.57598 8.74218 -56.326 31.526 LA 180 22.39027 10.40093 5.602 56.4 LDR 180 61.18131 18.43294 18.519 106.415 GDP 180 5.942 0.56148 5.25 6.78
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả xem xét xu hướng lợi nhuận và thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả được trình bày từ Hình 4.1 đến Hình 4.5.
1Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động. (Trích Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày14/03/2013 quy định về
Hình 4.1: Tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.1 và Hình 4.2 cho thấy, năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy
1.593 1.665 1.563 0.970 0.815 0.620 0.582 0.524 0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 12.49% 15.72% 16.03% 11.28% 8.51% 6.61% 6.59% 6.93% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
thuộc quá nhiều vào nền kinh tế của nước ngoài từ nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu đã khiến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng gia tăng. Bên cạnh đó, cùng với những biến động khó lường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trong nước có sự tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt tùy theo diễn biến kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm NHNN đã kịp thời sử dụng đồng bộ các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Tình hình chạy đua lãi suất huy động và cho vay với những biến động chưa từng có, hoạt động cho vay bị siết chặt dẫn đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam bị sụt giảm, ROA và ROE lần lượt đạt mức 1.59% và 12.49%. Đến 6 tháng cuối năm, với những kết quả khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế (NHNN, 2008).
Năm 2009, NHNN đã phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan triển khai kịp thời các chính sách mới nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ, cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh khiến cho nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế dễ dàng hơn (NHNN, 2009). Việc kích thích nền kinh tế cũng giúp cho các ngân hàng có được sự tăng trưởng khá cao về doanh thu, dẫn đến ROA, ROE có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2008 lần lượt ở các mức 1.67% và 15.72%. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, việc thực hiễn cơ chế hỗ trợ lãi suất được đánh giá là giải pháp mang tính tối ưu với chi phí thấp giúp kích thích nền kinh tế, đạt được mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với mức 6.78%, cùng với việc NHNN tiếp tục triển khai các biên pháp chỉ đạo điều hành tín dụng đồng bộ với các giải pháo về điều hành công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát và tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất hợp lý; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng có mức rủi ro cao nhằm nâng hiệu quả hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng (NHNN, 2010). Kết quả hoạt động của ngân hàng tiếp tục được ổn định khi ROA và ROE lần lượt là 1.563% và 16.03%.
Bước sang năm 2011, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro thách thức dưới tác động của kinh tế thế giới, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Lạm phát tăng cao, cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, VND chịu áp lực phá giá. Do đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng gặp những khó khăn, huy động sụt giảm, hoạt động cho vay bị thắt chặt, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng với ROA và ROE lần lượt là 0.970% và 11.28%. Trước tình hình đó, Chính phủ đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Từ năm 2011 đến 2014, tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm, sức cầu của nền kinh tế chậm lại gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và triển vọng kinh doanh kém khả quan làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đồng thời, rủi ro nợ xấu gia tăng do tình hình tài chính của doanh nghiệp suy yếu và giá trị tài sản đảm bảo có xu hướng giảm vì sự đi xuống của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện vay vốn tại ngân hàng, các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm đảm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Do đó, từ năm 2012 đến 2014, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tiếp tục giảm mạnh, đến cuối năm 2014, mức ROA và ROE lần lượt ở mức 0.582% và 6.59%.
Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng cao hơn, lạm phát giảm, hoạt động tín dụng được thúc đẩy tăng trưởng trở lại góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Do vậy, lợi nhuận của các ngân hàng cũng được cải thiện với ROA và ROE lần lượt là 0.524% và 6.93%.
Hình 4.3: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.3 cho thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản có sự sụt giảm trong xu hướng chung của các NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2015. Mặc dù vậy, đáng chú ý trong xu hướng này là sự gia tăng vào năm 2011. Điều này có thể được giải thích như sau: Ngày 20/05/2010, NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản đáng chú ý nhất trong những điều chỉnh chính sách năm 2010 của nhà điều hành, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng, trong đó nêu rõ những quy định về việc đảm bảo thanh khoản. Thông tư này có độ trễ hơn bốn tháng để hiệu lực (từ 1/10/2010), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo NHNN rà soát và sửa đổi lại thông tư sau những tranh luận gay gắt. Sát ngày hiệu lực, cơ quan ban hành chính thức công bố Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 với một số điểm điều chỉnh và vẫn giữ nguyên thời điểm hiệu lực của Thông tư 13. Do đó, sau khi
28.89% 25.25% 24.26% 26.65% 21.17% 19.39% 18.39% 14.25% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Thông tư 13 ra đời, các NHTMCP đã chú trọng hơn đến vấn đề thanh khoản, trong đó có việc gia tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản. Năm 2011, tỷ lệ tài sản bình quân các ngân hàng đã có mức tăng trưởng trở lại đạt mức 26.65%. Mặc dù vậy, kể từ năm 2011, các NHTMCP đã không ngừng sụt giảm tỷ lệ tài sản thanh khoản bởi những khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng. Sau đó, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thay thế cho Thông tư 13 quy định rõ hơn về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam vẫn không có dấu hiệu hồi phục.
Hình 4.4: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trung bình theo từng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.4 cho thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản bình quân trong giai đoạn nghiên cứu của từng NHTMCP Việt Nam có sự chênh lệch lớn. Ở khối ngân hàng TMCP Nhà nước, VCB dẫn đầu với 28.26% và cao hơn mức trung bình của hệ thống. Trong khi đó, BID và CTG lại có tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản khá thấp với
27.33% 20.32% 15.54% 14.44% 16.59% 30.22% 23.21%23.78% 27.34% 29.61% 24.48% 15.45% 21.75% 9.64% 39.42% 10.46% 24.22% 17.55% 27.49% 24.52% 28.26% 18.35% 22.07% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00%
mức trung bình lần lượt là 15.54% và 14.44%, thấp hơn mức trung bình của hệ thống. Ở khối NHTMCP tư nhân, dẫn đầu là SEA với mức bình quân 39.42% và cũng là ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao nhất trong các ngân hàng nghiên cứu, đây là mức tỷ lệ tương đối cao so với mặt bằng chung của hệ thống, hay một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản cao như EIB (30.22%), MSB (29.61%)… Trong khi đó, SCB và SGB là hai ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp nhất trong hệ thống trong giai đoạn nghiên cứu, lần lượt là 9.64% và 10.46%, điều này dẫn đến việc các ngân hàng dễ gặp những khó khăn về thanh khoản khi đối mặt với các cú sốc về tài chính hay các nguy cơ rủi ro khác gây áp lực lên tình hình tài chính của ngân hàng.
Hình 4.5: Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và vốn huy động ngắn hạn trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu của đề tài
Hình 4.5 mô tả tình hình cho vay trên tổng tiền gửi và huy động ngắn hạn của các NHTMCP Việt Nam trong gia đoạn nghiên cứu. Theo đó có thể thấy những biến động rõ rệt về thanh khoản của ngân hàng thời kỳ nảy. Năm 2008, với mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán và tập trung đáp ứng các nhu cầu vốn cho các lĩnh vực phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của các TCTD.
63.54% 64.32% 60.54% 56.82% 60.83% 59.70% 58.93% 65.09% 52.00% 54.00% 56.00% 58.00% 60.00% 62.00% 64.00% 66.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Sang năm 2009, với những chính sách kích thích nền kinh tế và nới lỏng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và huy động ngắn hạn đã gia tăng, tuy nhiên đồng thời cũng cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng bị giảm xuống. Sau năm 2009, tỷ lệ cho vay bị sụt giảm mạnh, đến 2011 đạt mức 56.82%, thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Mặc dù tỷ lệ này thấp thể hiện khả năng thanh khoản cao của các ngân hàng tuy nhiên đồng thời cũng cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa được tối ưu, việc giữ quá nhiều tài sản thanh khoản sẽ gia tăng chi phí cho ngân hàng, dẫn đến suy giảm về lợi nhuận. Sau năm 2011, tỷ lệ này đã có xu hướng tăng trở lại, đến năm 2015 đạt mức 65.09%, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, thanh khoản ngân hàng lại tiếp tục chịu áp lực trước những nguy cơ về tài chính. Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2015 tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và vốn huy động của ngân hàng liên tục có sự biến động mạnh, tăng giảm theo tình hình kinh tế của Việt Nam và đi theo chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ cũng như NHNN, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.