Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về nợ xấu, có thể kể đến như sau nghiên cứu của Salas và Suarina (2002) được đăng trên tạp chí Nghiên cứu dịch vụ tài chính, tập 22, số 3, tháng 09/2002. Nghiên cứu dùng dữ liệu bảng, so sánh các yếu tố quyết định của nợ xấu (yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại) ở các ngân hàng thương mại và Quỹ tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1987. Nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều, khi GDP tăng thì nợ xấu giảm và ngược lại, quy mô ngân hàng tác động tiêu cực lên nợ xấu, tăng trưởng tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu “Collateral, type of lender and relationship banking as determinants of credit risk” được đăng trên tạp chí Tài chính ngân hàng số 28, tháng 09/2004. Gabriel Jiménez và Jesús Saurina (2004) đã phân tích các yếu tố quyết định xác suất vỡ nợ (PD) của các khoản vay ngân hàng. Nghiên cứu tập trung thảo

luận về vai trò của một tập hạn chế các biến (tài sản thế chấp, loại hình cho vay và mối quan hệ giữa ngân hàng và người vay) trong khi kiểm soát các biến giải thích khác như môi trường kinh tế vĩ mô, đặc điểm của người vay (ngành nghề, khu vực) và của khoản vay (loại tiền, thời hạn, kích cỡ). Nghiên cứu sử dụng thông tin về hơn ba triệu khoản vay tại các tổ chức tín dụng của Tây Ban Nha trong giai đoạn (1988- 2000). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản vay thế chấp có một xác suất vỡ nợ cao hơn, các khoản nợ của các ngân hàng tiết kiệm có rủi ro cao hơn, và mối quan hệ gần gũi giữa người vay và ngân hàng sẽ khiến ngân hàng tăng độ chấp nhận rủi ro cao hơn khi cho vay.

Đối với nghiên cứu “Ownership and nonperforming loans: evidence from Taiwan‟s banks” của Jin-Li Hu,Yang Li Và Yung-Ho Chiu (2004) với bộ dữ liệu bao gồm bốn mươi ngân hàng thương mại Đài Loan (tất cả được thành lập trước năm 1996) trong giai đoạn 1996-1999. Các ngân hàng được chia thành 03 nhóm bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước (cổ phần của chính phủ trong mỗi ngân hàng là 100%), ngân hàng thương mại hỗn hợp (cổ phần của chính phủ trong khoảng từ 1%-99%), và ngân hàng thương mại tư nhân. Các tác giả lựa chọn giữa ba mô hình dựa trên 03 kiểm định đó là kiểm định F để so sánh mô hình OLS so với mô hình ảnh hưởng cố định, kiểm định LM để so sánh mô hình OLS với mô hình tác động ngẫu nhiên, và kiểm định Hausman để so sánh mô hình tác động ngẫu nhiên với cố định). Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên và thêm biến giả không đổi theo thời gian D1991 (bằng 1 nếu 1 ngân hàng được thành lập sau năm 1991 sau khi chính phủ Đài Loan giảm bớt các rào cản pháp lý cho phép thành lập ngân hàng thương mại và 0 khi ngược lại). Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) tỷ lệ nợ xấu giảm khi cổ phần của chính phủ trong một ngân hàng tăng (lên đến 63,51 phần trăm), nhưng sau đó nó cũng tăng lên; (2) Quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu; (3) sự đa dạng hóa nguồn doanh thu không có tác dụng làm giảm tỷ lệ nợ xấu; (4) Tỷ lệ nợ xấu tăng đều 1996-1999; và (5) các ngân hàng thành lập sau khi bãi bỏ quy định có một

định. Những phát hiện của báo cáo này ủng hộ các kiến nghị sau đây: (1) trong một xã hội với một khu vực tư nhân không hoàn hảo, cổ phần của chính phủ có thể giúp cải thiện hiệu suất của ngân hàng; và (2) trong một môi trường kinh tế với chi phí giao dịch cao, loại hình sở hữu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Điều này cũng cung cấp thêm bằng chứng tại sao sở hữu hỗn hợp có thể là một hình thức sở hữu hiệu quả và giải thích sự tồn tại của nó.

Hay như nghiên cứu “The determinants of non-performing loans: an econometric case study of Guyana” của Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj

(2009) với tập dữ liệu từ 06 ngân hàng thương mại ở Guyana trong giai đọan 1994- 2004 và dùng mô hình hiệu ứng tác động cố định (FEM). Các biến của mô hình bao gồm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, tăng trưởng GDP thực tế hàng năm, lãi suất thực, tỷ giá thực hữu hiệu, tỷ lệ lạm phát hàng năm, quy mô của ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng dư nợ cho vay. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ giá thực hữu hiệu có tác động tích cực đối với nợ xấu. Điều này chỉ ra rằng bất cứ khi nào có sự tăng giá trong đồng nội tệ thì danh mục nợ xấu của các ngân hàng thương mại có thể sẽ cao hơn. Tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với nợ xấu, hay kinh tế tăng trưởng làm cho nợ xấu thấp hơn. Các ngân hàng cho vay với lãi suất cao và cho vay quá mức có thể sẽ phải gánh chịu mức nợ xấu cao. Tuy nhiên, trái ngược với các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu không ủng hộ quan điểm rằng các ngân hàng lớn có khả năng sàng lọc khách hàng vay tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn.

Nghiên cứu “Macroeconomic and bank-specific determinants of nonperforming loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios” của Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis và Vasilios L. Metaxas (2010), sử dụng dữ liệu 9 ngân hàng thương mại Hy Lạp trong giai đoạn quý 1/2003 đến quý 3/2009. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích động dữ liệu dạng bảng để giải thích các yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng Hy Lạp bằng cách tách biệt 3 loại tín dụng: thế chấp, kinh doanh và tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê mô men tổng quát (GMM) được đề xuất bởi Arellano

và Bond (1991) và được nhân rộng bởi Arellano và Bover (1995) and Blundell và Bond (1998). Nghiên cứu chỉ ra rằng biến kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay và các biến nội tại ngân hàng như chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động có tác động mạnh đến tỷ lệ nợ xấu và ảnh hưởng này khác biệt giữa ba danh mục cho vay khác nhau.

Nghiên cứu “Macroeconomic determinants of bad loans: evidence from Italian banks” của Marcello Bofondi và Tiziano Ropele (2011) được đăng trên tạp chí ngân hàng Ý số 89, tháng 3/2011. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy chuỗi thời gian đơn để nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô chính quyết định của chất lượng cho vay của các ngân hàng tại Ý trong giai đoạn quý 1/1990- quý 2/2010. Tác giả tách riêng để phân tích chất lượng khoản cho vay của hộ gia đình và doanh nghiệp trên cơ sở các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến hai dạng khách hàng khác nhau. Để đo lường chất lượng của các khoản vay, các tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu mới của các khoản vay vào cuối năm trước (tỷ lệ NBL). Nghiên cứu sử dụng ước lượng bình phương nhỏ nhất với phương pháp điều chỉnh sai số chuẩn Newey‐West. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NBL được giải thích bởi chỉ một vài biến số kinh tế vĩ mô, chi phí vay và gánh nặng nợ nần. Đặc biệt, tỷ lệ NBL cho vay hộ gia đình thay đổi tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước sản và giá nhà trong khi thay đổi cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất danh nghĩa. Đối với các công ty, tỷ lệ NBL tăng cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ chi phí lãi ròng về lợi nhuận hoạt động, và giảm đi khi việc tiêu thụ hàng hóa tăng. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của các tỷ lệ NBL với độ trễ thời gian khác nhau.

Nghiên cứu “Non Performing loans in Commercial Banks: A case of CBZ Bank Limited In Zimbabwe” của Mabvure Tendai Joseph, Gwangwava Edson, Faitira Manuere, Mutibvu Clifford và Kamoyo Michael (2012) được đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 09/2012. Nghiên cứu xu hướng của các khoản nợ xấu trong các ngân hàng thương mại từ khi chính phủ cho áp dụng chế độ sử dụng nhiều

dụng phương pháp phỏng vấn và bộ câu hỏi điều tra, nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra nợ xấu do các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Các yếu tố nội tại bao gồm chính sách tín dụng không phù hợp, khả năng phân tích tín dụng và giám sát tín dụng yếu, không quản lý hết rủi ro có thể xảy ra và các khoản cho vay nội bộ ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài bao gồm thảm họa tự nhiên, chính sách của chính phủ và khả năng trả nợ của người đi vay là các yếu tố chính gây ra nợ xấu trong ngân hàng thương mại CBZ. Nợ xấu làm giảm khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Các yếu tố nội tại ở ngân hàng có thể được kiểm soát dễ dàng trong khi các yếu tố bên ngoài có thể là một mối đe dọa cho sự sống còn của các ngân hàng. Các ngân hàng phải thận trọng trong các quyết định cho vay của mình để tránh tổn thất trong cho vay và làm gia tăng nợ xấu. Các ngân hàng cần tập trung vào các lĩnh vực đang hoạt động tốt và tránh cho vay đối với những lĩnh vực mà đã ghi nhận có nợ xấu

Nghiên cứu “Non-Performing loans What matters in addition to the economic cycle?” của Roland Beck, Petr Jakubik và Anamaria Piloiu (2013) được đăng trên tạp chí Working Paper Series số 1515, tháng 02/2013. Các tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu của 75 quốc gia trong giai đoạn 2005-2010 để nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê mô men tổng quát với cách tiếp cận theo mô hình hai bước được đề xuất bởi Arellano-Bond. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm và lãi suất cho vay có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Không chỉ vậy, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đến tỷ lệ nợ xấu ở các quốc gia này.

Trong nghiên cứu “Micro and Macro Determinants of Non-performing Loans”,

Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) đã sử dụng dữ liệu của 85 ngân hàng trong ba nước (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004-2008 để nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu. Ba nước Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha đại diện cho các nước gặp nhiều bất ổn sau khủng hoảng 2008. Các ngân hàng được lựa chọn là các ngân hàng lớn và có số lượng nợ xấu lớn. Các biến kinh tế vĩ mô bao gồm các tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lãi suất cho vay

thực và các biến vi mô bao gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), sự thay đổi trong các khoản vay và tỷ lệ dự phòng rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đến tỷ lệ nợ xấu tại các nước này

Nghiên cứu “Non-performing loans in CESEE: Determinants and impact on macroeconomic performance” của Nir Klein (2013) được đăng trên tạp chí IMF tháng 3/2013. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng và các chỉ số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 1998-2011. Bộ mẫu bao gồm mười ngân hàng lớn nhất (thương mại, tiết kiệm, hợp tác, và bất động sản và thế chấp) trong 16 quốc gia ở miền Trung, Đông và Đông Nam châu Âu, chiếm trên 60 phần trăm tài sản của ngành ngân hàng ở hầu hết các nước trong mẫu. Các biến thuộc về ngân hàng bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay. Ba biến vĩ mô ở phạm vi quốc gia gồm lạm phát, sự thay đổi trong tỷ giá thông qua đồng Euro, và sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp. Và 02 biến thuộc phạm vi toàn cầu gồm tốc độ tăng trưởng GPD của khu vực đồng euro và chỉ số e ngại rủi ro toàn cầu. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê mô men tổng quát GMM với cách tiếp cận theo mô hình một bước được đưa ra bởi Arellano và Bond (1991) và được phát triển bởi Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998). Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ nợ xấu có thể bị ảnh hưởng bởi cả điều kiện kinh tế vĩ mô và các yếu tố cụ thể của các ngân hàng. Đặc biệt, nghiên cứu xác nhận rằng mức độ nợ xấu có xu hướng tăng khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ giá hối đoái giảm giá và lạm phát cao. Ngoài các yếu tố tác động cụ thể của từng quốc gia, thì các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP khu vực đồng euro và chỉ số e ngại rủi ro toàn cầu có tác động trực tiếp đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nợ xấu rất nhạy cảm với các yếu tố ở cấp độ ngân hàng. Chất lượng quản trị ngân hàng cao (được đo bằng khả năng sinh lời kỳ trước) có tác động làm giảm nợ xấu. Trong khi rủi ro đạo

cao. Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao, thể hiện việc chấp nhận rủi ro quá mức góp phần làm cho nợ xấu cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Những tác động của các nhân tố này là rất lớn trong suốt cả thời kỳ tiền và hậu khủng hoảng.

Nghiên cứu “Determinants of Non-Performing Loans: The Case of Eurozone” của Vasiliki Makr, Athanasios Tsagkanos, Athanasios Bellas (2014). Nghiên cứu điều tra tác động của các yếu tố ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu cho hai giai đoạn riêng biệt, t và t-1. Dữ liệu nghiên cứu của 14 quốc gia với 120 mẫu quan sát trong giai đoạn 2000-2008. Mô hình nghiên cứu dùng ước lượng sai phân D-GMM được đề xuất bởi Manuel Arellano và Stephen Bond (1991). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, tăng trưởng GPD có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, trong khi đó nợ công và tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.

Và nghiên cứu “The Impact of Macroeconomic Determinants on Non- performing Loans in Namibia” của Johannes Peyavali Sheefeni (2015) đăng trên Tạp chí quốc tế về nghiên cứu các thị trường mới nổi và nền kinh tế toàn cầu (IRREM) năm 2015. Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu ở Namibia bao gồm GDP, tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích nghiệm đơn vị (unit root), đồng tích hợp (cointegration), kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai dự báo. Kết quả phân tích đồng tích hợp tìm thấy một mối quan hệ lâu dài giữa nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Kết quả kiểm định nhân quả tìm thấy tác động một chiều từ lãi suất đến nợ xấu về lâu dài. Kết quả ước lượng hàm phản ứng đẩy cho thấy các yếu tố quan trọng của kinh tế vĩ mô như GDP và tỷ giá hối đoái có tác động đến nợ xấu trong ngắn hạn.

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam có thể tìm thấy các nghiên cứu như nghiên cứu “Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” được trình bày tại hội thảo Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 07 của

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013). Bài nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết, định nghĩa về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)