Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

Tại Việt Nam có thể tìm thấy các nghiên cứu như nghiên cứu “Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” được trình bày tại hội thảo Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 07 của

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013). Bài nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết, định nghĩa về nợ xấu cùng những luật lệ thực tế đi kèm với nợ xấu tại các NHTM trong nước và quốc tế, đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng lên nợ xấu của các nhân tố vĩ mô và những đặc thù liên quan đến hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Các biến được sử dụng gồm biến vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và các biến vi mô được lựa chọn gồm tỷ lệ nợ xấu của năm trước, sự thiếu hiệu quả, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh doanh tồi (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 10 NHTM của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011. Các biến vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của WB, ADB và IMF trong giai đoạn phân tích. Các biến nội tại của Ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu được lấy từ báo cáo thường niên của các NHTM. Các giả thuyết được đưa ra như sau: tăng trưởng GDP, sự thiếu hiệu quả, kết quả kinh doanh có tương quan dương với nợ xấu và cá biến như Tỷ lệ lạm phát cao, nợ xấu thời kỳ trước, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế thực sự có ảnh hưởng lên tỉ lệ nợ xấu của các NHTM, và sự ảnh hưởng này mang tính tức thời. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Tăng trưởng tín dụng không làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà chỉ ảnh hưởng sau 1 năm. Sự thiếu hiệu quả tác động ngược chiều đến nợ xấu nghĩa là có sự đánh đối giữa sự phân bổ nguồn lực cho bảo hiểm, giám sát các khoản vay với chi phí đo lường hiệu quả hay những ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí hoạt động thấp, đồng thời dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn về lâu dài.

Nghiên cứu “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) trong giai đoạn 2007-2014 với bộ dữ liệu của 22 NHTM Việt Nam. Tác giả sử dụng ba mô hình ước lượng dữ liệu bảng

Generalized Method of Moments-DGMM) của Arellano và Bond (1991) và phương pháp Mômen tổng quát dạng hệ thống (System Generalized Method of Moments- SGMM) của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả yếu tố đặc thù và vĩ mô đều có tác động quan trọng đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong đó, khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế là những yếu tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Nợ xấu với độ trễ 1 năm, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến nợ xấu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng vốn chủ sở hữu và lạm phát có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015) được đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số 26, tháng 10/2015, nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như chất lượng quản trị, rủi ro đạo đức, mức độ kiểm soát của chủ sở hữu, đa dạng hoá hoạt động đến nợ xấu các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004-2014. Các hệ số hồi quy của phương trình được ước lượng theo phương pháp GMM 02 bước do Arellano và Bond (1991) đề xuất, sau đó được Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998) hoàn thiện. Ngoài ra, khi sử dụng GMM 02 bước tác giả còn sử dụng phương pháp điều chỉnh ma trận phương sai-hiệp phương sai và GMM sai phân theo Winmeijer. Các biến vĩ mô sử dụng trong mô hình được lấy từ bộ dữ liệu của ngân hàng thế giới giai đoạn 2004-2014 và tác giả chọn 25 ngân hàng đại diện cho các NHTM VN. Trong bộ dữ liệu có 03 ngân hàng TMCP nhà nước (Vietinbank, Vietcombank và BIDV) và 01 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank) và các ngân hàng TMCP khác. Dữ liệu về nợ xấu được tính toán từ bộ dữ liệu Bankscope của Công ty Bureau van Dijk. Sau khi đã kiểm soát tác động hệ thống của các biến số vĩ mô, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rủi ro đạo đức (biến đại diện là khả năng thanh toán) có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, mức độ kiểm soát của chủ sở hữu có mối tương quan cùng chiều với nợ xấu và đa

dạng hóa hoạt động không làm giảm nợ xấu. Về yếu tố chất lượng quản trị, nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời thấp (thể hiện năng lực quản trị kém) ở thời điểm trước là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ xấu trong tương lai. Như vậy, chất lượng quản trị kém tại các ngân hàng có xu hướng khuyến khích các hoạt động cho vay rủi ro, dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu, đồng thời tình trạng nợ xấu ở những ngân hàng thương mại có vốn sở hữu nhà nước vẫn đang thực sự là vấn đề đáng quan tâm.

Và nghiên cứu “Phân tích định lượng đối với nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” được đăng trên tạp chí ngân hàng, số 6 tháng 3/2016 của Nguyễn Thùy Dƣơng (2016). Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo năm của 20 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005-2014, được lấy từ cơ sở dữ liệu Bankscope của BVD và bổ sung thêm thông tin từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng. Các ngân hàng được lựa chọn tồn tại và hoạt động đến hết năm 2014, có số liệu thống kê liên tục trong 6 năm và đảm bảo đại diện cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với 3 nhóm chính là nhón các NHTM nhà nước, nhóm các NHTMCP và nhóm các NHTM nước ngoài hoặc liên doanh. Các ngân hàng được lựa chọn chiến hơn 85% giá trị tổng tài sản của toàn hệ thống. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê mô men tổng quát (GMM-Genaralized Moment of Method) với cách tiếp cận theo mô hình một bước được đưa ra bởi Arellano và Bond (1991). Kết quả định lượng cho thấy mối tương quan mạnh và cùng chiều của tăng trưởng GPD kỳ trước đối với rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam; rủi ro tín dụng kỳ trước, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập kỳ trước, quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng có tương quan cùng chiều và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản kỳ trước có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng.

Bảng 2.2: Bảng thống kê các biến đƣợc sử dụng

Biến phụ thuộc

Biến Mô tả Ký hiệu

Rủi ro tín

dụng Tỷ lệ nợ xấu (Dư nợ xấu/Tổng dư nợ) NPLit

Biến độc lập thể hiện đặc trưng của NHTM Quy mô hoạt động

Quy mô tài sản(Ln(Tổng tài sản)) Sizeit Thị phần (Tổng tài sản NHTMit/Tổng tài sản

toàn hệ thống năm t) Mkpit

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng dư nợ ((Dư nợ kỳ t - Dư nợ kỳ t-

1)/Dư nợ kỳ t-1)) Bankcrgrit

Hiệu quả quản trị

Quản lý chi phí (Tổng chi phí/Tổng thu nhập) CIit Khả năng sinh lời (ROE: LNST/Vốn chủ sở

hữu bình quân) ROEit

Cấu trúc

vốn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) CAPit

Biến độc lập

vĩ mô

Chu kỳ của

nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP thực RealGDPit

Lãi suất Lãi suất cho vay bình quân thực Reallrit Lạm phát Tốc độ tăng CPI năm t Infit

Nguồn: Nguyễn Thùy Dương (2016)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc phân tích cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản nợ xấu giúp có cái nhìn rõ hơn về nợ xấu cũng như bản chất của nợ xấu. Các yếu tố tác động đến nợ xấu chủ yếu tập trung ở 02 nhóm yếu tố là nhóm yếu tố vĩ mô gồm GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và nhóm yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng như khả năng sinh lời, cấu trúc vốn, tăng trưởng tín dụng, dự phòng rủi ro,... Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu, nhiều giả thuyết cũng được xây dựng như giả thuyết rủi ro đạo đức, giả thuyết quản lý yếu kém, giả thuyết kém may mắn hay giả thuyết tín dụng theo chu kỳ. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã chọn lọc một số yếu tố tác động đến nợ xấu và xây dựng mô hình nghiên cứu về nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2015 ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013), Roland Beck & ctg (2013) và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), luận văn thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm, quy mô ngân hàng, khả năng sinh lợi (ROA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và lãi suất cho vay. Vì vậy, mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:

NPLi,t = β0 + β1 NPLi,t-1 + β2 SIZEi,t + β3 ROAi,t + β4 CAPi,t + β5 LLRi,t + β6 LGi,t + β7 GDPt + β8 LIRt + εi,t

Trong đó,

i = 1,...N: với N là số NHTM (18 NHTM).

t = 1,...T: với T là giai đoạn nghiên cứu (từ 2008-2015).

β0: hệ số chặn

β1,…, β8: Các hệ số góc của các biến độc lập được nghiên cứu

εi,t: là phần dư thống kê.

Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPLi,t)

Các biến độc lập bao gồm tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm (NPLi,t-1), quy mô ngân hàng (SIZEi,t), khả năng sinh lợi (ROAi,t), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPi,t), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t), tăng trưởng tín dụng (LGi,t), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDPt) và lãi suất cho vay (LIRt).

3.2. Các biến nghiên cứu 3.2.1. Biến phụ thuộc 3.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là NPLi,t, biến này đại diện cho tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng i trong năm t. NPL (Non-performing loans) là nợ xấu hoặc nợ khó đòi (Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger và De Young, 1997) hoặc khoản nợ không trả được (defaulted loans) mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó (Ernst & Young, 2004) hoặc nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định theo điều 10, 11

nợ xấu khi nó xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau là quá hạn trả nợ gốc và lãi; và khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ.

3.2.2. Các biến độc lập

NPLi,t-1, bằng chứng của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nợ xấu trước đây có thể ảnh hưởng đến nợ xấu hiện tại một cách đáng kể. Salas & Saurina (2002), Klein (2013) đã kiểm tra mối quan hệ giữa nợ xấu trong quá khứ với nợ xấu hiện tại, kết quả cho thấy nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém và tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. Jalan (2001) giải thích vấn đề về nợ xấu có thể phát sinh đáng kể từ sự yếu kém trong quá trình thu hồi nợ hiện có, nguồn dự phòng không tương xứng với các tài sản bị tịch thu, phá sản hay những khó khăn trong việc thi hành quyết định của toà án. Hay Roland Beck và cộng sự (2013) và Nguyễn Thị Thùy Dương (2016) cũng tìm thấy tỷ lệ nợ xấu kỳ trước tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu kỳ hiện tại.

Giả thuyết 1. Nợ xấu kỳ trước có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu kỳ này

SIZEi,t là quy mô của ngân hàng i hay tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. Biến Size được tính bằng cách lấy log của tổng tài sản (Shrieves &Dahl, 1992). Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có ý kiến trái chiều về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu. Rajan và Dhal (2003), Salas và Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006) cho rằng quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, nghĩa là các ngân hàng lớn có chiến lược quản lý rủi ro tốt hơn nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay do đó nợ xấu thấp hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các ngân hàng có quy mô lớn dễ rơi vào trạng thái “quá lớn để đổ vỡ” (too big to fail) hay các ngân hàng có quy mô lớn cho rằng chính phủ sẽ sẵn sàng hỗ trợ để họ không sụp đổ khi có bất ổn tài chính nào xảy ra vì kỷ luật thị trường không áp đặt cho các ngân hàng lớn (Stern & Feldman, 2004). Vì vậy mà các ngân hàng có quy mô lớn có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay để đạt mức lãi suất hay lợi nhuận cao hơn. Trong những năm 1980, các ngân

hàng lớn ở Mỹ ủng hộ xu hướng có danh mục đầu tư rủi ro cao hơn do chính phủ khuyến khích chính sách “too big to fail”.

Giả thuyết 2: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu

ROAi,t là khả năng sinh lợi, thể hiện chất lượng quản trị của ngân hàng. Biến ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản (Dahl& Shrieve, 1990). Berger và DeYoung (1997) đã xác định quản lý kém hay hiệu quả thấp quan hệ cùng chiều với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai. Khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu Godlewski (2004) đã sử dụng khả năng sinh lợi và cho thấy rằng tác động của lợi nhuận của các ngân hàng là ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Louzis và cộng sự (2012), Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) cũng cho rằng chất lượng quản trị có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết 3: Khả năng sinh lợi có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu

CAPi,t tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.

Berger và DeYoung (1997) cho rằng các nhà quản trị ngân hàng sẽ chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn trong danh mục cho vay của mình khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng thấp hay tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Keeton và Morris (1987) cũng đã chỉ ra tỷ lệ tổn thất sẽ tăng cao đặc biệt ở các ngân hàng có tỷ lệ vốn hóa trên tổng tài sản thấp hay các ngân hàng có khuynh hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, bao gồm hình thức cho vay vượt mức cuối cùng nhận tổn thất lớn hơn. Podpiera và Weill (2008) và Salas và Saurina (2002) cũng xác nhận mối tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tín dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm của mình.

Giả thuyết 4 : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu

biến động của thu nhập hay tỷ lệ dự phòng rủi ro là một trong những cách để các ngân hàng kiểm soát rủi ro. Hasan và Wall (2004) khi nghiên cứu 24 quốc gia trong giai đoạn 1993-2000 đã tìm thấy mức độ cao của các khoản nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với mức độ cao của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Luận văn đo lường biến này bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ tín dụng năm (t-1). Đây là cách đo lường khác với các nghiên cứu trước (nghiên cứu trước đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t). Sở dĩ luận văn đo lường theo cách này vì khách hàng vay thông thường không phát sinh rủi ro tín dụng ngay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)