Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều mạnh nhất với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số này phản ánh các ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng cao sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Các ngân hàng dự đoán mức lỗ vốn cao có thể có mức dự phòng cao hơn để giảm biến động trong thu nhập và tăng cường khả năng thanh toán trung hạn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hasan & Wall (2004), Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013).

Khả năng sinh lợi (ROA) có tương quan âm với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số này phản ảnh các ngân hàng có khả năng sinh lợi cao hay hiệu quả quản trị tốt sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp. Các ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao sẽ có ít động cơ buộc phải tạo ra nhiều lợi nhuận và do đó có thể hạn chế tham gia vào các hoạt động cho vay nhiều rủi ro. Thay vào đó, các ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ phải cấp tín dụng với mức độ rủi ro lớn hơn để tìm kiếm lợi nhuận và vì vậy sẽ gánh chịu tỷ lệ nợ xấu cao.

Tốc độ tăng trƣởng GDP có tương quan âm với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này đúng như kỳ vọng của nghiên cứu và phù hợp với các nghiên cứu trước (Rajan và Dhal, 2003; Fofack, 2005; Jimenez và Saurina, 2006; Khemraj

và Pasha, 2009; Dash và Kabra, 2010; Espinoza và Prasad, 2010). Hệ số này phản ánh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP cao thì nợ xấu sẽ giảm. Do khi kinh tế tăng trưởng tốt sẽ giúp tăng thu nhập của hộ gia đình và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và do đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM.

Nợ xấu kỳ trƣớc có tương quan dương với nợ xấu kỳ này và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số này phản ánh các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ở kỳ trước thì sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao ở kỳ này hay ngụ ý rằng nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng chưa hiệu quả làm cho danh mục tín dụng có xu hướng xấu đi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Salas và Saurina (2002).

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tương quan dương với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số này phản ánh các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao sẽ có mức nợ xấu cao hơn, kết quả này trái với kỳ vọng cũng như kết quả của các nghiên cứu trước. Nguyên nhân là do ngày 22/11/2006 chính phủ ban hành nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định các NHTMCP phải tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Vì vậy các ngân hàng phải chịu áp lực tăng vốn vốn điều lệ để đạt mức vốn pháp định tối thiểu 3,000 tỷ đồng do NHNN quy định. Kết quả là vốn điều lệ của các ngân hàng tăng lên liên tục. Tiếp đó ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đề án các TCTD phải đảm bảo vốn điều lệ từ 3,000 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn từ 9% trở lên. Nếu các tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn thì phải tăng vốn để đạt mức yêu cầu. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng yếu kém cũng được NHNN khuyến khích sáp nhập, hợp nhất với nhau và sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng lành mạnh. Theo đó, hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các tổ chức tín dụng đã diễn rất sôi động. Như NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào BIDV, PG Bank sáp nhập vào Vietinbank (ký kết hồ sơ sáp

nhập vào NHTMCP Hàng hải, NHTMCP Phương Nam sáp nhập vào Sacombank và 3 NHTM CP yếu kém (NHTMCP Xây dựng Việt Nam, NHTMCP Đại Dương, NHTMCP Dầu khí Toàn Cầu) được NHNN mua lại với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHH Nhà nước Một thành viên. Quá trình mua bán, sáp nhập cũng giúp vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam tăng lên đáng kể. Vốn chủ sở hữu tăng buộc các ngân hàng tăng quy mô cho vay. Tuy nhiên, thị trường bước vào giai đoạn bão hòa sau thời gian tăng trưởng tín dụng nóng vì vậy để đảm bảo tín dụng tăng trưởng các ngân hàng đã lựa chọn các khách hàng có độ an toàn thấp hơn. Các khách hàng có độ an toàn thấp hơn tương ứng với năng lực tài chính để hoàn trả khoản vay thấp hay rủi ro gia tăng vì vậy nợ xấu gia tăng là điều tất yếu.

Tăng trƣởng tín dụng có tương quan âm với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số này phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng ngược chiều với nợ xấu, kết quả này trái với kỳ vọng cũng như kết quả của các nghiên cứu trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng trở lại kể từ năm 2012, trong khi đó thì nợ xấu giảm do các ngân hàng tăng cường bán nợ cho VAMC, trích lập dự phòng rủi ro cao hơn, đồng thời sử dụng dự phòng để xóa một số khoản vay không có khả năng thu hồi của những năm trước, đối với các khoản vay mới các ngân hàng tăng cường kiểm soát chặt nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Quy mô ngân hàng có tương quan âm với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số ngày phản ánh các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp thông qua đa dạng hóa danh mục cho vay nên giảm được rủi ro nợ xấu. Hu và cộng sự (2004) khi phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và khoản vay bị suy giảm khả năng thu hồi của các ngân hàng tại Đài Loan trong giai đoạn 1996-1999 cũng chỉ ra rằng quy mô của các ngân hàng là có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết luận của Salas và Saurina (2002) khi nghiên cứu nợ xấu trong các ngân hàng thương mại và tiết kiệm Tây Ban Nha giai đoạn 1985-1997.

Kết quả định lượng cho thấy lãi suất cho vay mang dấu dương đúng như kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Espinoza và Prasad (2010) khi nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng của Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) cũng cho kết quả lãi suất cao sẽ làm tăng nợ xấu nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là lãi suất cho vay của các NHTM chưa thực sự phản ánh đúng mức độ rủi ro hay chất lượng khoản vay vì một phần bị kiểm soát bởi các mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, các khoản nợ xấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được vay vốn với lãi suất ưu đãi nhưng sử dụng vốn không hiệu quả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ xấu cũng làm cho ảnh hưởng của lãi suất đến rủi ro tín dụng không ổn định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Như vậy, theo kết quả thực nghiệm có thể thấy các biến vĩ mô và vi mô được lựa chọn trong mô hình đều có tác động đến nợ xấu, trong đó biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cùng chiều và mạnh nhất với nợ xấu, khả năng sinh lời, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan âm, nợ xấu kỳ trước, cấu trúc vốn có tương quan có tương quan dương với nợ xấu. Đối với biến lãi suất cho vay dù có chiều như mong muốn của nghiên cứu nhưng chưa đủ tin cậy để thừa nhận. Như vậy nguyên nhân tác động đến nợ xấu đã được xác định rõ. Trong chương sau tác giả sẽ dựa trên kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế tại Việt nam để đưa ra một số góp ý nhằm giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam được thực hiện trên 18 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015. Thông qua phương pháp ước lượng mômen tổng quát GMM, luận văn phát hiện tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, cấu trúc vốn và nợ xấu kỳ trước tác động cùng chiều đến nợ xấu. Trong khi đó, quy mô ngân hàng, khả năng sinh lợi, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến nợ xấu hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu cũng tìm thấy lãi suất cho vay bình quân tác động cùng chiều đến nợ xấu nhưng chưa có ý nghĩa thống kê đủ tin cậy để thừa nhận.

5.2. Một số khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi có tác động đến nợ xấu nên ngân hàng cần đảm bảo cân bằng được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và quản trị rủi ro để đảm bảo an toàn vốn cho vay. Xây dựng mô hình 03 vòng kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mỗi nhân viên ngân hàng đều tham gia vào quá trình nhận diện các rủi ro trong quá trình tác nghiệp ngân hàng, phát huy tốt vai trò kiểm soát rủi ro ở các chốt chặn, đảm bảo các rủi ro đều được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Ban hành quy trình thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ nhằm phân loại khoản vay dựa vào mức đô rủi ro để có chính sách tín dụng hợp lý. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng theo chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng tín dụng và thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có dư nợ lớn để hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Riêng các khoản nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, cần tích cực tìm mọi biện pháp để thu hồi. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ phi tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn thu, tăng thu nhập từ phí, giảm dần tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản hay tránh lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng vốn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng lắm rủi ro

Về tác động của quy mô của ngân hàng, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều của quy mô ngân hàng đến nợ xấu. Tuy nhiên các ngân hàng có quy mô lớn vẫn cần thận trọng trong quyết định cho vay, nhất là đối với các khoản cho vay rủi ro cao. Các ngân hàng có quy mô lớn không nên tập trung vào cho vay một hay một số đối tượng, ngành nghề mà cần phân tán rủi ro tín dụng bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng để giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động, như đa dạng hóa ngành nghề cho vay để tránh tình thế bị động khi nhà nước có sự thay đổi trong chính sách ưu tiên phát triển các ngành nghề kinh tế trong từng giai đoạn. Đa dạng hóa kỳ hạn, phân bổ nguồn vốn cho vay một cách cân đối giữa các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và giảm rủi ro tín dụng do lãi suất thị trường thay đổi. Hạn chế tập trung cho vay sản xuất kinh doanh đối với một hay một số ít sản phẩm hay hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm không thiết yếu và không được nhà nước khuyến khích. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà nước về tỷ lệ cho vay tối đa đối với một hay một nhóm khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro quá lớn xảy ra khi đối tượng cho vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Duy trì một tỷ lệ cho vay hợp lý giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ để đảm bảo đáp úng đủ nhu cầu của khách hàng và cũng để tránh tổn thất trong trường hợp tỷ giá hối đoái biến động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng tín dụng có tác động ngược chiều đến nợ xấu thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại tăng. Tuy nhiên có thể thấy rõ nợ xấu là hệ quả từ việc tăng trưởng tín dụng nóng của giai đoạn trước. Vì vậy, các ngân hàng cần đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững thể hiện ở việc giám sát chặt trong khâu thẩm định, quyết định cho vay cũng như giám sát sau cho vay giảm sự tích tụ nợ xấu trong tương lai. Các ngân hàng cần tránh cho vay mức quá, hạ chuẩn cấp tín dụng. Cần xây dựng và xác định rõ ràng khẩu vị rủi ro. Chủ động xây dựng danh mục tín dụng theo ngành, với các tỷ trọng phân bổ dự kiến và lựa chọn phương án thích hợp với mục tiêu lợi nhuận và khả năng chịu tổn thất của ngân hàng. Tránh tình trạng danh mục tín dụng hình thành

nền kinh tế phát triển theo chiều hướng xấu. Truyền thông rộng rãi đến tất cả nhân viên các quy định đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng một cách chi tiết, đặc biệt là bộ phận tín dụng trực tiếp thực hiện khoản vay như giới hạn cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ, quy định về biện pháp bảo đảm tín dụng. Lĩnh vực cấp tín dụng phải phù hợp với quy mô, mạng lưới chi nhánh, khả năng kiểm soát hoạt động cũng như trình độ của nhân viên,...

Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến nợ xấu là cùng chiều, nghĩa là các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ có nợ xấu cao. Điều này cũng được lý giải trong giai đoạn nghiên cứu các ngân hàng bị áp lực tăng vốn từ ngân hàng nhà nước, trong khi nợ xấu gia tăng từ nhiều nguyên nhân khác. Để tránh rủi ro đạo đức, các ngân hàng có vốn tự có thấp cần đẩy mạnh truyền đạt thông tin giữa người chủ và người đại diện. Quy trình phê duyệt tín dụng cũng cần được xây dựng chặt chẽ hơn nữa, thẩm quyền phê duyệt tín dụng của cấp lãnh đạo cần cân bằng với khả năng phát triển tín dụng và khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trƣởng kinh tế có tương quan âm với nợ xấu hay một môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng trả nợ ngân hàng, từ đó giúp cho nợ xấu của hệ thống NHTM giảm và ngược lại. Các yếu tố vĩ mô thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng, vì vậy các ngân hàng bên cạnh nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý kinh doanh cần đặc biệt quan tâm đến các biến số kinh tế vĩ mô để có chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo đạt được mức lợi nhuận mong muốn, bảo toàn được tài sản trước những cú sốc của nền kinh tế.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài chưa tính toán được lãi suất cho vay của từng ngân hàng, số lượng các ngân hàng trong mẫu không nhiều, cũng như chưa tính được tác động đặc trưng của mỗi ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó các biến sử dụng trong mô hình cũng còn hạn chế về số lượng. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng thêm mẫu các

ngân hàng, thêm yếu tố đặc trưng của mỗi ngân hàng và bổ sung thêm một số biến vĩ mô, vi mô vào mô hình nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Nợ xấu đang thực sự trở thành gánh nặng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng khiến các ngân hàng không thể tiếp tục cho vay, gián tiếp làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh huởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)