Thuốc thang cổ truyền của người Nùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 55 - 57)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng ở Việt Nam

1.2.2. Thuốc thang cổ truyền của người Nùng

Người Nùng có khá nhiều nghề như: nghề dệt, nghề mộc, nghề đan lát, nghề rèn, nghề gốm… Bên cạnh đó, người Nùng còn biết làm thuốc, tự chữa bệnh cho mình và mọi người. Tuy nhiên, khác với nhiều dân tộc anh em, mặc dù có nhiều bài thuốc hay, nhiều bài thuốc được coi là kì diệu nhưng nghề thuốc không được coi là một nghề.

Người Nùng có những bài thuộc được xem là kì diệu, đem lại hiệu quả ngay tức thời, thậm chí tái sinh, hồi sinh sự sống con người. Ví dụ như người Nùng ở xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn có bài thuốc chữa rắn cắn hiệu nghiệm vơ cùng. Người bệnh bị rắn cắn có những biểu hiện như: tê bì vùng bị cắn, sốt, co giật… thầy thuốc vẫn có thể loại bỏ độc ra khỏi cơ thể, cứu sống người bệnh. Hay người nùng xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn lại có bí thuật lạ lùng, bệnh nhân dù rách tí da, đứt gân, vết thương chảy máu đầm đìa nhưng chỉ cần vài câu thần chú có thể cầm máu trong chốc lát. Cũng ở xã Chi Lăng, người Nùng cịn có những bài thuốc chữa gãy xương hiệu nghiệm, có những cây thuốc q thậm chí trong danh sách thảo dược Nhà nước cũng chưa có. Thuộc tỉnh Lạng Sơn, ở bản Nà Làng, xã Tơ Hiệu, huyện Bình Gia, người Nùng lại có những bài thuốc được coi là thần diệu và thầy thuốc được mọi người trân kính đặt cho cái tên là ông Mụ khi “nặn” ra con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn…

Khách quan mà nói, bệnh tật và thuốc thang cổ truyền sóng đơi với nhau và khơng hề xa lạ với bất cứ một ai. Thiên nhiên có xn hạ thu đơng thì con

người sinh ra cũng tuân theo quy luật của tự nhiên đất trời: sinh lão bệnh tử. Khơng ai có thể khẳng định mình chưa từng bị bệnh và sẽ khơng bị bệnh. Có bệnh ắt phải có một phương thuốc đi kèm và phương thuốc thì chắc chắn để chữa bệnh gì đó (bao hàm chung cả thuốc chữa bệnh và thuốc bổ). Con người sinh ra để tồn tại, cũng khơng thể khác là phải gắn bó với thế giới xung quanh mình. Trong quá trình tương tác với tự nhiên, trước hết là để duy trì sự sống, sau đó là nhu cầu làm đẹp, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những phương thuốc vô cùng hữu hiệu mà ngày càng được cải biến cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài những điểm độc đáo như ẩm thực, trang phục, tín ngưỡng, chữ viết…, dân tộc Nùng cịn có số lượng lớn những phương thuốc dân gian hữu hiệu, đáng được tôn vinh và lưu truyền.

Trải dài từ Bắc vào Nam, từ vùng Việt Bắc đến Tây Nguyên, dù vị trí địa lí có khác nhau, điều kiện sinh sống có khác nhau, nhưng ngồi đặc điểm mang trong mình dòng máu của Cần Slửa Đăm (Người Áo Đen), người Nùng còn được mọi người yêu thương, trân quý bởi họ luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, chăm sóc và cứu giúp mọi người từ những tật nhỏ nhất đến những căn bệnh nan y, giúp người bệnh hồi sinh sự sống và duy trì giống nịi. Họ biết nhiều bài thuốc quý, nhiều phương thuốc giá trị nhưng khơng giữ riêng cho mình mà chia sẻ để mọi người có cuộc sống tốt hơn. Cho đến nay, chưa có tài liệu chính thức nào ghi lại chính xác những cơng trình về các phương thuốc của người Nùng vì thứ nhất người Nùng không coi đây là một nghề, họ khơng dùng nó làm phương tiện để kiếm tiền nên không phát triển rộng rãi, chỉ phục vụ trong chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình và mọi người xung quanh. Do đó, nguồn nguyên liệu chế biến thuốc không được trồng nhiều thành thành từng vườn hay trên nương mà nguồn nguyên liệu chủ yếu được hái lượm quanh nhà hoặc trên rừng. Thực tế, họ có nhiều bài thuốc, nhiều phương thuốc hay nhưng không tập trung ở một người mà mỗi người có những bí truyền với một số loại bệnh nhất định. Chẳng thế mà nhiều khi cùng là một phương thuốc nhưng mỗi

thầy thuốc khác nhau có một cách điều trị khác nhau và chắc chắn thời gian và kết quả điều trị khơng giống nhau. Do đó, có nhiều bài thuốc được xem là tối ưu, nhiều thầy thuốc được gọi là “mát tay”.

Có thể nói, những phương thuốc, những bài thuốc khơng những có ứng dụng thực tế trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà cịn góp phần thể hiện nếp sống, nét văn hóa độc đáo và riêng biệt của người Nùng, phân biệt với các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, qua đó cịn góp phần thể hiện trình độ nhận thức, tri giác mọi sự vật, hiện tượng xung quanh của người Nùng Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)