Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm chung về ngôn ngữ học và văn hóa học
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa
1.1.3.1. “Văn hóa” là gì?
Khái niệm “văn hoá” xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kì lịch sử cổ đại ở Trung Quốc, “văn hoá” được hiểu là cách thức hành xử trong xã hội của tầng lớp thống trị. Chúng dùng “văn hoá” và “giáo hoá”, dùng những lời hay, ý đẹp để cảm hoá dân chúng đi theo và phục tùng chúng.
Còn ở phương Tây, khái niệm “văn hoá” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động dành cho đất gọi là
sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". Về sau khái
niệm “văn hoá” phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo sự phong phú cho từ “văn hoá”. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau, điểm nhìn khác nhau, cách hiểu khác nhau mà từ “văn hoá” trong các ngơn ngữ khác nhau đều có nhiều nghĩa, từ đó mà những nhà nghiên cứu hình thành những khái niệm khác nhau về “văn hoá”. Nhưng định nghĩa “văn hóa là gì?” vẫn đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khác nhau về văn hố.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách
phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây:
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang
dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị,
chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi
văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...).
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào q trình thích nghi với mơi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ơng là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện
sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:
a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay
được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vơ thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt, “văn hố” là:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong các quá trình lịch sử.
2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát).
3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng qt). Ví dụ: Học văn hố, trình độ văn hố...
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
5. Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hố rìu hai vai, văn hố gốm màu, văn hố Đơng Sơn. [44, tr.1079].
Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về “văn hoá”: “Văn hoá nên
tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unessco
về “tính đa dạng của văn hố”).
Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [51, tr.10].
Tóm lại, văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm do con người tạo ra. Và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai loại: phi vật chất của xã hội như: ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị; vật chất như: nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v...
Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Và chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.3.2. Ngơn ngữ và văn hóa
Ngơn ngữ vừa là một thành tố văn hoá, vừa là phương tiện để phản ánh, lưu giữ và phát triển nhiều thành tố văn hố khác
Đó là ta đang bàn tới mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố. Khi bàn về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn
Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt đã đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên
cứu mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố” như sau:
Thứ nhất: Ta nói ngơn ngữ bình đẳng với văn hố hay độc lập với văn hố bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy (Homo
Sapiens). Đó là những hiện tượng nhân loại (human phenomena). Thế nhưng ngơn ngữ lại chính là sản phẩm văn hố của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác…Ngơn ngữ, nói cho chính xác, là một hiện tượng văn hố, nằn trong văn hố. Văn hố có ngoại diên lớn, trong khí đó ngơn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hố và ngơn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau.
Thứ hai: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hố cũng đều tương tự như là đặc tính, thuộc tính của ngơn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Thứ ba: Khác với mọi hiện tượng văn hố khác, ngơn ngữ là một hiện tượng văn hố đặc thù, do chỗ:
1. Ngơn ngữ là một sản phẩm văn hoá nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hoá khác; là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá; là cơng cụ thể hiện các đặc trưng văn hố cộng đồng;
2. Với chức năng của mình là cơng cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng [16, tr.50 - 53].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về “Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc
thang cổ truyền trong tiếng Nùng”, xin chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hoá ở các phương diện sau:
- Tên các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng phần nào thể hiện nếp sống, sinh hoạt và văn hóa con người Nùng ở Lạng Sơn.
- Cách gọi tên bệnh, thuốc thang cổ truyền mang đậm dấu ấn riêng của người dân tộc Nùng và vùng đất nơi đây.
- Một số phương thuốc cịn thể hiện trình độ nhận thức của người Nùng nơi đây.
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau, chúng tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ là cơ sở,
nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngồi ngơn ngữ. Trong cuốn “Tiến tới xác lập vốn từ vưng văn hóa Việt”, tác giả Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Ngơn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm khác… Ngơn ngữ, nói một cách chính xác, là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngơn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau” [16, tr.51].
Do ngơn ngữ là một hiện tượng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là đặc tính thuộc tính của ngơn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ. Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị phạm trù của ngơn ngữ. Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ đều đẳng cấu với các sự kiện văn hóa. Khác với sự kiện văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù, bởi: Ngơn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng lại đồng thời là phương tiên ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác, là chỗ lưu lâu dài các sự kiện văn hóa; là cơng cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng. Ngơn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, mỗi ngơn ngữ, tự thân, đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng. Mỗi một dân tộc đều có sản phẩm văn hóa trong đời sống. Khơng những vậy, các dân tộc đều có cách nhìn nhận và thể hiện riêng. Do vậy có thể hiểu ngơn ngữ là tinh thần văn hóa dân tộc. Từ đó, qua việc tìm hiểu một ngơn ngữ ta có thể thấy được những nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Việc tìm hiểu “Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng” của chúng tơi cũng có phần hướng tới mục đích đó.
1.1.4. Bệnh tật và thuốc thang cổ truyền 1.1.4.1. Bệnh tật 1.1.4.1. Bệnh tật
Theo Từ điển tiếng Việt, “bệnh là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể
Bệnh có thể gặp ở người, động vật hay thực vật. Có nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh nhưng có thể chia thành ba loại chính như sau:
- Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền, bẩm sinh hay rối loạn sinh lí.
- Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, bị ngộ độc, khơng đủ chất dinh dưỡng.
- Bệnh do sinh vật khác kí sinh.
Trong Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh là do sự “mất cân bằng âm dương”. Các nguyên nhân gây ra bệnh gồm mấy loại sau:
- Hồn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người qua sáu thứ khí: phong, hàn, thấp, táo, hảo là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.
- Hoàn cảnh xã hội gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội qua bảy thứ tình chí: vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong.
- Các nguyên nhân khác: đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, sang chấn… Như vậy, bệnh tật, ốm đau, phát bệnh… là những từ đôi khi được dùng thay thế lẫn nhau để nói về tình trạng mất cân bằng, khơng bình thường của cơ thể.
1.1.4.2. Thuốc thang cổ truyền
Theo Từ điển tiếng Việt, “thuốc là chất được chế biến dùng để phòng hoặc chữa bệnh”, cịn “cổ truyền” để chỉ những gì “từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa” [44], ví dụ: nhạc cổ truyền, tổ chức lễ cưới theo phong tục cổ truyền…
Thuốc thang là khái niệm chung. Phương thuốc (còn gọi là “thang thuốc”, “bài thuốc”) là những bài thuốc chữa các bệnh cụ thể. Vị thuốc là các loại dược liệu dùng trong từng phương thuốc cụ thể.
Như vậy thì có thể đưa ra một quan niệm chung về “thuốc thang cổ truyền” như sau: Thuốc thang cổ truyền là những phương thuốc, những vị thuốc có nguồn gốc từ động vật, thực vật hay khoáng vật dùng để chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ con người, có tự xa xưa, được con người tiếp thu, kế thừa và phát triển.
Các phương thuốc cổ truyền là vốn kinh nghiệm quý báu của hàng nghìn thế hệ đã trải nghiệm, tích lũy và lưu truyền lại đến ngày nay.
Quy trình xác định một phương thuốc, một vị thuốc được thực hiện nghiêm ngặt theo một số nguyên tắc nhất định, chẳng hạn các vị thuốc đưa vào cơ thể phải có thuộc tính thức ăn. Phần lớn, dược liệu được Y cổ truyền lựa chọn tạo ra thuốc đều xuất phát từ thức ăn hoặc uống được. Có thể nói, những món ăn dân dã, có mặt hằng ngày trong mỗi bữa ăn đều là dược liệu để chế tạo thành thuốc. Ngồi ra, cịn rất nhiều loài hoa được Y cổ truyền coi là vị thuốc quý, những con vật được thuần dưỡng từ động vật hoang dã để làm thức ăn cũng được tuyển chọn để làm dược liệu chế biến thuốc.
Ngồi thức ăn cịn phải kể đến số lượng lớn các loại cỏ cây mà các loài vật thường ăn cũng được phát hiện là những nguyên liệu chế biến thuốc chữa các bệnh nan y mà đôi khi Tây y khơng biết đến. Có vơ số các loại cơn trùng có