7. Cấu trúc luận văn
1.2. Người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng ở Việt Nam
Ở VIỆT NAM
Ở VIỆT NAM
Dân tộc Nùng đứng hàng thứ 7 về dân số trong 54 dân tộc ở nước ta. (Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có 968 800 người)
Người Nùng cư trú ở hai khu vực chính: đông bắc (miền Bắc) và Tây Nguyên. Gần 80 % tống số dân cư Nùng hiện sinh sống ở các tỉnh miền núi, trung du miền Bắc, trong đó tập trung ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên…. Đây có thể xem là địa bàn cư trú truyền thống của dân tộc Nùng. Gần 14 % cư dân Nùng sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong đó tập trung đông nhất ở Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước. Đây là địa bàn người Nùng di cư đến từ nửa sau thế kỉ XX.
Người Nùng từ các địa phương khác nhau thuộc Quảng Tây di cư vào đến Việt Nam vào các thời kì khác nhau, hình thành nên các nhóm địa phương (thường gọi là ngành) Nùng khác nhau: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Quí Rỉn, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Khèn Lài, Nùng La Hồi, Nùng Chủ, Nùng Giang, Nùng Vẻn… Ở Trung Quốc, họ được gọi chung là “người Choang”.
Chính những đặc điểm trên đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Nùng. Có thể nói, môi trường sinh thái cảnh quan chính là ngọn nguồn cảm hứng tạo nên nền văn hóa riêng, độc đáo, thấm đẫm chất hiện thực, đồng thời chứa đựng trí tuệ, trí tưởng tượng của những con người được sinh ra, lớn lên và gắn bó với núi rừng này.
Giống như hầu hết cộng đồng dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam, khi mới bắt đầu định cư dân tộc Nùng cũng lấy nông nghiệp làm nghề chủ yếu, bên