- Mức hiểu biết về cách đối xử với người nhiễm HIV: Gồm 3 giá trị
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.4.3.7. Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Từ (Bảng 3.42) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV theo tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 12,20% và không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chiếm 5,19%, với p> 0,05. Kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Lê Tâm (2005): Tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 42%, cao hơn nhóm không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 19,5%, nhiễm HIV có liên quan giữa đến tiền sử đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay tiền sử mắc các BLTQĐTD là yếu tố nguy cơ của nhiễm HIV [26].
Việc xuất hiện các vết loét hay ngứa do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra làm gia tăng khả năng bị nhiễm HIV. Cho nên việc điều trị và khỏi các triệu chứng sẽ làm giảm khả năng bị nhiễm HIV. Các nghiên cứu ở các nước cho thấy những người hiện nay hoặc trong quá khứ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng bị nhiễm HIV cao hơn 10 - 20 lần. Những bệnh gây loét ở bộ phận sinh dục không được điều trị như giang mai, herpes, hạ cam làm tăng nguy cơ lây truyền HIV tính trên một lần tiếp xúc thêm nhiều các tổn thương này tạo nên đường vào cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể hơn mặc dù bệnh gặp trên người đã nhiễm HIV hay chưa nhiễm [26], [31].
4.4.3.8.. Hành vi xăm mình
Từ (bảng 3.43) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV theo hành vi xăm mình chiếm 5,13% tương đương với nhóm không có hành vi xăm mình chiếm 5,70%, với p> 0.05. Khác hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Lê Tâm (2005): Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đối tượng có tiền sử xăm mình, cấy bi dương vật và phẫu thuật lấy bi là 41,6%, cao hơn nhóm không có tiền sử xăm mình, cấy bi dương vật và phẫu thuật lấy bilà 14,1% [26].
Việc có hành vi xăm mình hoặc cấy bi, kiếm dương vật là một trong những hành vi nguy cơ cao trong việc lan truyền HIV, đặc biệt là việc dùng chung các dụng cụ. Việc làm hành vi này có thể đã được thực hiện ngoài cộng đồng trước khi vào trại hoặc được thực hiện tại các trại giam, tuy nhiên hành vi này thường được thực hiện tại các trại giam hoặc các trại giáo dưỡng, trại cai nghiện nơi mà việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo cũng như đây cũng là những hành vi thể hiện tính “đại ca” trong phạm nhân [26], [52], [61].
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây: