- Mức hiểu biết về cách đối xử với người nhiễm HIV: Gồm 3 giá trị
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3.5.4. Hành vi xét nghiệm H
Có 17,25% đối tượng nghiên cứu đã từng xét nghiệm HIV và có đến 82,71% chưa xét nghiệm HIV . Tỷ lệ nghiên cứu này là rất thấp so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2009) tại Đà Nẵng thì có 73,1% đối tượng nghiên cứu đã từng xét nghiệm HIV, có 60,1% là biết kết quả xét nghiệm HIV của mình trước nghiên cứu (3,17%) và 5,2% là biết có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV [37].
Đối tượng đã từng xét nghiệm là thấp so với kết quả nghiên cứu hành vi năm 2005 – 2006 ở Cần Thơ (27%), Hà Nội (24%), An Giang (23,11%), Hải Phòng, Quảng Ninh (17,39%), thành phố Hồ Chí Minh (11,7%) [5].
Việc tự nguyện đi xét nghiệm HIV để kiểm tra tình trạng nhiễm HIV, sẽ giúp cho đối tượng biết tình trạng nhiễm HIV của mình để có thể chủ động tiếp cận điều trị ARV, chăm sóc bản thân và phòng ngừa lây nhiễm HIV cho gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Do đó, trong công tác tuyên truyền cũng cần chú ý đến việc khuyến khích đối tượng có hành vi nguy cơ cao thường xuyên đi xét nghiệm HIV để biết tình trạng nhiễm HIV của bản thân.
4.3.5.5. Hành vi tiếp cận với các can thiệp dự phòng HIV
Từ (bảng 3.20) cho thấy hành vi tiếp cận với các can thiệp dự phòng HIV từ cán bộ y tế, đoàn thể là cao nhất chiếm tỷ lệ 43,02%, nhận từ tờ rơi 31,08%, lời khuyên bạn bè là 23,73%, tỷ lệ này là rất thấp so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2009) tại Đà Nẵng, thì các đối tượng nghiên cứu đều có tiếp cận với chương trình can thiệp phòng lây nhiễm HIV tại địa phương nhưng vơi các mức độ khác nhau, trong đó 78% là nhận được tờ rơi, 77,5% nhận được từ lời khuyên của cán bộ y tế, chỉ có 13% nhận được BCS phòng lây nhiễm HIV và 3,7% là nhận được BKT, 12,5% được giới thiệu đến khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục [37].
Việc nhận được các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV là khác nhau tuỳ theo địa phương có các dự án hỗ trợ cho chương trình can thiệp và thời gian can thiệp của dự án. Tại Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu của Võ Đăng Huỳnh Anh (2003) thì 39,1% nhận được tờ rơi, 15,6% nhận được BCS và 17,4% nhận được BKT [55].
Tỷ lệ đối tượng nhận được bơm kim tiêm, bao cao su từ các can thiệp dự phòng HIV trong nghiên cứu thấp hơn rất nhiều so với ở Hải Phòng (46%), thành phố Hồ Chí Minh (35,2%), An Giang (23,7%), Cần Thơ (11,5%), trong nghiên cứu giám sát hành vi năm 2005 – 2006 [5].
Kết quả nghiên cứu về tiếp nhận các chương trình can thiệp phòng chống AIDS theo nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các can thiệp hiện có tại địa phương. Với kết quả này cho thấy tỉnh cần tăng cường triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm nghiện ma tuý và mại dâm, đặc biệt là hoạt động của nhóm giáo dục đồng đẳng và chương trình trao đổi, cấp phát bơm kim tiêm sạch.
4.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG LÂY NHIỄM HIV
4.4.1. Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng nhiễm HIV
4.4.1.1. Về giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nam chiếm tỷ lệ là 5,66% và nữ chiếm 4,33%, với p> 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Minh Hằng (2006) ở trại giam Đăt Trung nam 5,55% và nữ 5,10 [35].
Khác với nghiên cứu của Nguyễn Lê Tâm (2005) ở trại giam Bình Điền thì nhiễm HIV ở giới nam chiếm tỷ lệ 25% và nữ chiếm 2,8%. Nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2002 cũng cho tỷ lệ nam/nữ là 4/1. Trên toàn quốc tỷ lệ này là 6/1. Vì những người nghiện chích ma tuý đa số là nam giới [35], [26].
4.4.1.2. Về tuổi
Tỷ lệ nhiễm HIV nhóm tuổi dưới và trên 30 tuổi gần như tương đương nhau nhóm tuổi dưới 30 chiếm 5,24% và nhóm tuổi trên 30 5,67%, p> 0,05. Kết quả trên thấp rất nhiều so với kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Nguyễn Lê Tâm (2005) ở trại giam Bình Điền nhóm < 30 tuổi (50,1%) [26], của Phạm Thị Minh Hằng (2006) ở trại giam Đăk Trung nhóm < 30 tuổi (8,20%) [35].
Tác giả Phạm Thị Đào (2009) tại Đà Nẵng, nhóm tuổi dưới 30 tuổi là 6,8% thấp hơn so với nhóm trên 30 tuổi (7,8%). Khác với nghiên cứu của Trần Văn Nhật (2000) ở nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Đà Nẵng trong đó nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 3,52% và trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 50% [44].
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi rất thấp so với nghiên cứu của tác giả Võ Văn Khánh (2006) ở Quảng Trị (80,4%) [60], tác giả Trần Quốc Hùng (2005) tại Hà Nội (78,2%) [47], của tác giả Nguyễn Chí Phi (1999) tại 5 tỉnh phía Bắc (74,5%) [20] và của tác giả Trần Thị Ngọc (2004) tại Thừa Thiên Huế (52,2%) [45].