Hiểu biết về cách phòng tránh H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV AIDS của phạm nhân trong trại giam k1 cái tàu, tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 72 - 74)

- Mức hiểu biết về cách đối xử với người nhiễm HIV: Gồm 3 giá trị

4.3.2.2.Hiểu biết về cách phòng tránh H

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.2.2.Hiểu biết về cách phòng tránh H

Hiểu biết đối tượng nghiên cứu cho rằng có thể phòng tránh lây nhiễm được HIV. Tuy nhiên cách bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm HIV lại khác nhau theo khả năng nhận thức và hiểu biết của từng phạm nhân. Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy có 71,18% là không dùng chung bơm kim tiêm, 57,89% dùng BCS khi quan hệ tình dục và 53,63% là không quan hệ tình dục bừa bãi. Tỷ lệ trả lời đúng từng cách phòng, tránh lây nhiễm HIV trong nghiên cứu này còn thấp so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Sơn (2006) trong thanh niên 15 – 24 tuổi tại Quảng Trị (69,8%), An Giang (57,6%) và Kiên Giang (52,9%) [30], của Trần Thị Ngọc (2008) tại Thừa Thiên Huế (80,09%) [19] và nghiên cứu của Nguyễn Thành Công (2005) ở Hải Dương (95%) [27].

Việc nhận thức và hiểu biết đúng về các đường lây nhiễm HIV sẽ giúp điều chỉnh thay đổi hành vi, nếu có nhận thức và hiểu biết đúng sẽ góp phần thực hiện hành vi an toàn nhằm giảm tối thiểu tác hại của HIV/AIDS.

4.3.3. Hiểu biết về cách đối xử với ngƣời nhiễm HIV

Không phân biệt đối xử với người nhiễm là cao nhất chiếm tỷ lệ 83,33%. Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm hiểu đúng về cách đối xử với người nhiễm là 5,61%, cao hơn so với nhóm hiểu chưa đầy đủ là 4,52%, với P> 0,05.

Sự phân biệt đối xử và kỳ thị xa lánh đều liên quan đến HIV/AIDS và là những trở ngại cho công tác phòng, chống đại dịch HIV/AIDS tiếp tục lây lan trong cộng đồng.

4.3.4. Nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV

Nhận thức về hành vi không có nguy cơ nhiễm HIV là cao nhất chiếm tỷ lệ 57,23% và có nguy cơ nhiễm 42,77%. So với nghiên cứu của các tác giả của Phạm Thị Đào (2009) tại Đà Nẵng là có nguy cơ lây nhiễm chiếm 70,8%, do bản thân đang TCMT, 52,5% do không dùng BCS khi QHTD. 58,6% không có nguy cơ lây nhiễm HIV, do không có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không nhận máu truyền không chích chung bơm kim tiêm [37]. nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2004) tại Khánh Hoà 91,4% [25], nghiên cứu của Võ Đặng Huỳnh Anh (2003) tại Thừa Thiên Huế 54% [55] và kết quả giám sát hành vi năm 2005 – 2006 ở Hải Phòng (70,2%), Quảng Ninh (59,4%), Hà Nội (57,6%), thành phố Hồ Chí Minh (52%) [5].

Việc nhận thức đúng nguy cơ của bản thân sẽ giúp đối tượng chú ý đến việc thực hiện hành vi đúng. Với kết quả trong nghiên cứu này tỷ lệ nhận thức đúng nguy cơ của bản thân còn rất thấp, vấn đề đặt ra ở đây là cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông thay đổi hành vi cho cộng đồng nói chung và đối tượng Phạm nhân nói riêng để tăng cường nhận thức đúng về HIV/AIDS tiến tới thay đổi hành vi, thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV.

Công tác truyền thông hiện nay đang rất cần triển khai để khắc phục những thiếu hụt thông tin một cách vô cùng nguy hiểm, là điểm mấu chốt của nhận thức không đúng về hành vi. Bởi vì, hơn một nửa số thanh niên trẻ (15 - 24 tuổi) ở Việt Nam chưa bao giờ nghe nói về AIDS, không hoặc không hiểu chính xác về sự lây truyền của HIV. Đây là một thiếu sót hết sức nguy hiểm hiện nay trong công tác phòng, chống AIDS [26].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV AIDS của phạm nhân trong trại giam k1 cái tàu, tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 72 - 74)