- Mức hiểu biết về cách đối xử với người nhiễm HIV: Gồm 3 giá trị
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3.5.2. Hành vi sử dụng ma tuý
Phạm nhân đã từng sử dụng ma tuý chiếm tỷ lệ 14,62%. Thấp hơn so với các nghiên cứu của Phạm Thị Hằng (2006), phạm nhân đã từng sử dụng ma tuý chiếm tỷ lệ 17,46% [26], của Nguyễn Lê Tâm (2005) phạm nhân sử dụng ma tuý chiếm tỷ lệ 74,64% [35].
Nghiện ma tuý hiện nay không chỉ là một tệ nạn mà đã trở thành một vấn đề y tế công cộng có tính toàn cầu, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ không chỉ đối với cá nhân người nghiện mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng nơi có người nghiện sinh sống. Đến nay, nghiện ma tuý được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai làm lan truyền HIV trên thế giới [26], [78].
Bản thân chất ma tuý không làm lây truyền HIV nhưng những hành vi của người sử dụng ma tuý đã và đang làm HIV lan truyền trong quần thể nghiện ma tuý thông qua hành vi sử dụng chung BKT, cũng như dùng chung dụng cụ có liên quan đến nghiện ma tuý. Và thông qua QHTD, những người nghiện ma tuý đã bị nhiễm HIV có thể làm lan truyền HIV cho vợ, bạn tình, gái mại dâm. Rồi những người này, thông qua QHTD, HIV có thể lan truyền ra các nhóm quần thể người bình thường trong cộng đồng [26], [33], [64], [68].
Dự phòng lây truyền HIV liên quan đến nghiện ma tuý sẽ là tác động chủ yếu để làm giảm sự lây truyền của đại dịch HIV. Cai nghiện là một hình thức làm giảm nguy cơ lây truyền HIV. Tuy nhiên, đòi hỏi sự hợp tác và nghị lực của người nghiện. Các hoạt động tiếp cận giảm tác hại cũng là biện pháp có hiệu quả để làm giảm các hành vi không an toàn, thậm chí nếu người nghiện vẫn tiếp tục sử dụng ma tuý. Các yếu tố giảm tác hại như hướng dẫn làm sạch BKT đúng cách, trao đổi BKT đều có hiệu quả trong phòng chống lây truyền HIV trong trại giam [26], [52], [57], [58], [72].
4.3.5.3 Hành vi dùng chung bơm kim tiêm
Có 76,57% đối tượng nghiên cứu không dùng chung BKT khi tiêm chích, 23,43% đã có sử dụng chung BKT. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2009) tại Đà Nẵng cho thấy có 74,5% không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, 25,5% có sử dụng chung BKT nhưng ở mức độ khác nhau [37]. Tỷ lệ dùng chung BKT trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu hành vi năm 2005 – 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh (47,8%), Cần Thơ (46,1%) và An Giang (37,9%) [5], nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển (2000) tại thành phố Hồ Chí Minh (50,9%) [23], của Phan Văn Tường (2006) tại Nghệ An (39%) [31].
Việc nhận thức đúng nguy cơ lây nhiễm HIV qua việc sử dụng chung BKT và thực hành tiêm chích an toàn sẽ góp phần ngăn chặn tình hình lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn còn 23,43% sử dụng chung bơm kim tiêm thì vẫn còn nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng này vì thế vẫn phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông thay đổi hành vi cho nhóm đối tượng nghiện chích ma tuý và cộng đồng.