Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 56 - 59)

Trong quá trình chuyển mình của đất nước hướng tới mục tiêu phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vững mạnh, sự cạnh tranh của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt. VCB Sài Gòn cũng đã có những sự cải thiện đáng kể trong việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được nhiệm vụ của tình hình mới. Chiến lược mở rộng thị phần cho vay trên địa bàn Sài Gòn đã được ban lãnh đạo đặt ra rõ ràng, ngoài việc cho vay đối với các doanh nghiệp lớn thì các DNNVV cũng là một trong những đối tượng vô cùng quan trọng nhằm giúp chi nhánh đạt được những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời kết hợp với chủ trương khuyến khích phát triển của Đảng và Chính phủ, VCB Sài Gòn đang tự trau dồi, nâng cao khả năng quản lý nhằm đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh. Từ năm 2015 – 2017, việc cải thiện chất lượng tín dụng đối với DNNVV ở VCB Sài Gòn đã có được những kết quả đáng khích lệ sau:

- Về doanh số và dư nợ cho vay : Hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp không khi nào là không cần đến vốn, đặc biệt đối với các DNNVV. Tận dụng lợi thế của một ngân hàng lơn, VCB Sài Gòn cũng đã và đang cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Việc tiến hành cho vay đối với các dự án hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội kinh doanh mà còn đem lại cho Chi nhánh một

nguồn lợi đáng kể. Với mức tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tới gần 700 tỷ đã cho thấy kết quả khá ấn tượng của Chi nhánh. Bên cạnh đó thì Chi nhánh cũng đã khống chế nợ xấu với tỷ lệ quá hạn chỉ có 0.27% cuối năm 2017. Việc này đã giảm thiểu ít nhiều về rủi ro trong công tác cho vay của toàn chi nhánh cũng như của cả hệ thống NH TMCP NT Việt Nam.

- Về đối tượng khách hàng: đối tượng cho vay đối với DNNVV được quy địnhtại quy chế cho vay của NH TMCP NT và VCB Sài Gòn cũng căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp để tiến hành cho vay với rất nhiều các đối tượng doanh nghiệp, chẳng hạn như các DNNVV thuộc công ty cổ phần, công ty TNHH và các loại hình doanh nghiệp khác. Đối tượng khách hàng được mở rộng đồng nghĩa với việc rủi ro hệ thống sẽ tăng lên, điều này đã gây áp lực nhằm thúc đẩy nhu cầu nâng cao chất lượng cho vay đối với chi nhánh.

- Về thời hạn cho vay : tính đến thời điểm này thì tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên, với định hướng nâng cao chất lượng quản lỷ rủi ro, tăng cường chất lượng tín dụng thì trong tương lại Chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh xem xét các dự án trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.

- Về cơ cấu cho vay và chất lượng khoản vay : Chi nhánh NHNT Sài Gòn đã có những đổi mới thích hợp gắn liền với sự phát triển kinh tế đất nước cho vay theo dự án đối với công ty lớn hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng và số lượng lớn nhất, xong cho vay trung và dài hạn và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng của khoản vay, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh, mặc dù những khoản nợ quá hạn của năm trước là thấp, nhưng chi nhánh đã cũng đã có nhiều biện pháp để xử lý thu hồi lại vốn, thực hiện khoanh nợ, giảm nợ, giảm lãi suất nợ quá

hạn đối với các DN đang gặp khó khăn nhưng có khả năng sẽ trả hết những khoản nợ quá hạn. Qua đó thu hồi lại vốn góp phần hạn chế lại tổn thất cho chi nhánh, lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao vị thế và uy tín của chi nhánh trên thị trường. Để đạt được những thành tựu trên, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng tín dụng, Ban Giám Đốc và ban điều hành NHNT Sài Gòn.

- Về công tác đảm bảo tiền vay và công tác thu hồi nợ: Hiện tại Chi nhánh Sài Gòn đang áp dụng phương pháp định giá tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương, tức là theo quy chế này thì các tài sản bảo đảm được định giá phù hợp hơn với giá trị thị trường tại thời điểm định giá, và cao hơn so với quy định của Nhà nước về tài sản bảo đảm. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV được tiếp cận nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là những bất lợi khi giá trị thị trường của tài sản bảo đảm bị tụt xuống do các yếu tố bất lợi.

- Về công tác phục vụ khách hàng: VCB Sài Gòn đã và đang kế thừa và tiếp tụcphát huy nét văn hóa Vietcombank đã được tạo dựng từ lâu, cộng với hoạt động marketing ngày càng phát triển mạnh là một lợi thế của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn Sài Gòn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại đòi hỏi ban lãnh đạo chi nhánh phải đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục, tiến tới phục vụ tốt nhất đối với khách hàng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Về dư nợ và doanh số cho vay: Nhìn chung doanh số và dư nợ cho vay có chiều tăng đều theo các năm, tuy nhiên chất lượng của các khoản vay còn là một vấn đề khi liên tục có sự thay đổi, đặc biệt là xu hướng đi lên trong những năm gần đây. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn khá cao nhưng các khoản vay này cũng đi kèm với rủi ro lớn khiến Chi nhánh phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Về quy mô cho vay vốn: Chi nhánh VCB Sài Gòn có lợi thế rất lớn về mặt vị trí khi nằm trong một thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam, tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa phát huy được lợi thế đó. Điều này thể hiện ở con số doanh nghiệp ( DN Bán Buôn và SMEs) mà chi nhánh có quan hệ tín dụng tính đến cuối năm 2017 vẫn dưới 300 doanh nghiệp với tổng dư nợ chỉ khoảng hơn 3.100 tỷ đồng.

- Về kỳ hạn cho vay : hiện tại Chi nhánh vẫn duy trì mức đa số của các khoảncho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay. Các khoản vay trung, dài hạn với kỳ vọng nguồn lợi nhuận cao vẫn chưa được tập trung. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro phải được đặt ra xem xét một cách nghiêm túc nhằm tận dụng hết lợi thế của Chi nhánh.

- Về chất lượng tín dụng nói chung: Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của DNNVV tương đối thấp trong tổng dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Tuy nhiên cho thấy chi nhánh cũng còn một số hạn chế trong quá trình thẩm định tính khả thi của dự án cũng như quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các DNNVV đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Để có thể khắc phục hạn chế này cần sự nỗ lực cả từ phía doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và từ phía ngân hàng trong công tác thu nợ đồng thời cần có nhứng tư vấn, biện pháp cụ thể để giúp đỡ khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)