Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 35)

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động ngân hàng được coi như kim chỉ nam cho nền kinh tế nên nó rất nhậy cảm với mọi biến động của nền kinh tế. Bất kỳ sự trồi sụt nào của nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng không ít thì nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, sự thay đổi của các biến kinh tế lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Sự phát triển ổn định của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại, nếu điều hành vĩ mô không tốt sẽ gây tác hại rất lớn đến niềm tin của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Việc cắt giảm chi tiêu, hạn chế sản xuất sẽ là điều tất yếu. Từ đó dẫn với sự sụt giảm trong phát triển của hệ thống ngân hàng. Hiện tại, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn ở sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô với sự điều hành đúng đắn của Nhà nước và Chính phủ. Chính vì vậy nên, các ngân hàng cũng như các DNNVV nên biết tận dụng tốt cơ hội này để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển.

- Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý : Môi trường pháp lý là điều kiện cần để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ổn định, nó đảm bảo cho những thành quả của doanh nghiệp sẽ được bảo toàn. Ngược lại, một môi trường pháp lý chưa hoàn hảo và thiếu đồng bộ sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của các NHTM. Hiện nay, các DNNVV đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước với rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về hoạt động, ưu đãi trong việc

cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Tất cả các nỗ lực trên đều nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại thì môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng vẫn còn khá nhiều bất cập, một loạt các vấn đề vẫn còn tồn tại và đang gây tranh cãi như về vấn đề tài sản bảo đảm bằng bất động sản và động sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … Những nguyên nhân này dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp khi xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi.

- Các nhân tố thuộc về môi trường an ninh- chính trị - xã hội : Ổn định an ninh – chính trị - xã hội là điều kiện cần để có thể phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là đất nước có tình hình chính trị, xã hội khá ổn định và được đánh giá là một trong những quốc gia có độ an toàn cao.

- Các nhân tố thuộc nội tại của DNNVV:

+ Tài sản thế chấp và vốn tự có đối ứng dùng để vay vốn : Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có ít vốn tự có, vì vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì họ phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay tiền đối với ngân hàng bao giờ cũng cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về tài sản thế chấp, đây lại là một trong những điểm yếu của các DNNVV. Mặt khác, đứng trên quan điểm của ngân hàng thì một DNNVV được đánh giá là tốt để cho vay khi họ có một nguồn vốn đối ứng để đảm bảo trách nhiệm của họ trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và một tài sản đảm bảo tốt để hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro của khoản vay. Chính vì vậy, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay của các NHTM.

+ Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn: DNNVV nếu muốn vay vốn thì cần có một dự án khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn mặt tài chính. Bởi đó là cơ sở quan trọng nhất để các NHTM tiến hành cấp khoản vốn của mình cho các DN, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầy nhạy cảm này.

+ Năng lực quản lý và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp: Năng lực quản lý cho thấy nguồn vốn của ngân hàng trao cho các doanh nghiệp có an toàn

hay không, có khả năng sinh lời và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh cũng tác động rất lớn đến chất lượng của các khoản vay. Một doanh nghiệp có thể làm ăn rất tốt nhưng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đó lại tồi thì rất có thể cả lãi lẫn gốc của khoản vay sẽ bị lạm dụng, dẫn đến mất vốn của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM: khái niệm về dịch vụ ngân hàng, hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của NHTM, khái niệm và vai trò của DNNVV ở nước ta hiện nay. Chương 1 cũng đã trình bày các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV của NHTM, cũng như nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Từ những cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 sẽ là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV của VCB Sài Gòn, cũng như đề ra các giải pháp để phát triển dịch vụ tín dụng DNNVV của Vietcombank nói chung và Vietcombank Chi Nhánh Sài Gòn nói riêng.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG CHI

NHÁNH SÀI GÒN (VIETCOMBANK SÀI GÒN)

2.1. Khái quát về NH TMCP Ngoại Thƣơng Chi nhánh Sài Gòn (Vetcombank Sài Gòn)

Vietcombank Sài Gòn ( trước đây là Vietcombank Bến Thành) được thành lập từ tháng 10/2006 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Hồ Chí Minh (Theo Quyết định số 798/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 25/10/2006), là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và từ 01/01/2017 VCB Chi nhánh Bến Thành được đổi tên thành VCB Chi nhánh Sài Gòn.

Vietcombank Sài Gòn được hình thành nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính và ngân hàng quốc tế trên địa bàn Tp.HCM. Ngoại trụ sở chính đặt tại 69 Bùi Thị Xuân,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM thì Vietcombank Sài Gòn hiện đang có 5 phòng giao dịch. Vietcombank Sài Gòn luôn tự hào là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với hệ thống công nghệ hiện đại, cung cấp các sản phẩm,dịch vụ với độ tự động hoá cao: thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB Online, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24, Money Gram … Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên gia nhập hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu với mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhờ đó đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Đặc biệt với định hướng phát triển lâu dài, Vietcombank Sài Gòn luôn chú trọng việc đào tạo và thu hút nhân tài với mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Vietcombank Sài Gòn

Đồng thời với việc đổi mới quy trình tín dụng giành cho khách hàng tổ chức là sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức của toàn bộ hệ thống Vietcombank. Một trung

tâm quản lý rủi ro được đặt tại Hội Sở Chính và Chi nhánh Hồ Chí Minh để quản lý cho toàn hệ thống. Nhân sự của các phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh được điều động sang phòng Quản lý nợ hoặc quan hệ khách hàng. Tính đến thời điểm này, cơ cấu của Vietcombank Sài Gòn được bố trí như sau:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) - Phòng Khách hàng bán lẻ (KHBL) - Phòng Dịch vụ khách hàng - Phòng Kế toán - Phòng Hành chính nhân sự - Phòng Ngân Quỹ

- Phòng KHDN và Phòng KHBL: là đầu mối thay mặt cho VCB Sài Gòn trong việc tiếp xúc với khách hàng từ đó tạo lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Tại Chi nhánh hiện đang được chia thành 2 Phòng tín dụng: Phòng KHDN chăm sóc KHDN lớn và Phòng KHBL bao gồm Tổ SMEs và Tổ tín dụng thể nhân để giúp phân loại, đánh giá và chuyêm môn hóa tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế.

- Phòng quản lý nợ: Phòng quản lý nợ thực hiện chức năng lưu trữ tất cả các văn bản, chứng từ liên quan đến hợp đồng tín dụng và thông tin của khách hàng.

2.1.2. Kết quả kinh doanh chủ yếu:

Kinh tế-xã hội cả nước năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dung tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%, quý III tăng 7,46%, quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mưc tăng của các năm từ 2011-2016. Tính chung cả năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 213,8 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước,

kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước. Chỉ số giá tiêu dung bình quân năm nay tăng 3,53% so với bình quân năm 2016.

Trong năm 2017, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giữ ổn định. Áp lực tăng lãi suất huy động và cho vay chủ yếu xuất hiện hồi đầu năm. Tuy nhiên có thể thấy các mức điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng trong giai đoạn này không quá lớn và không tạo ra các đợt chạy đua lãi suất. NHNN cũng đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 06, giãn tiến độ thực hiện Thông tư 36 giúp áp lực huy động hạ nhiệt đáng kể. Đối với lãi suất huy động, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 5,5%-7%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5%-8%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay khá ổn định, phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-6,5%/năm đối với ngắn hạn và 9%-10,5%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn, 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch lãi suất cho vay các kỳ hạn ngắn hạn từ 4%-5% .

Về diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước, năm 2017 tiếp tục chứng kiến nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam tăng mạnh, kết thúc năm 2017, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tiếp tục đạt kỷ lục mới trong khoảng 47,5-48 tỷ USD. Lượng ngoại tệ NHNN mua ròng ước tính đã đạt 8-8,5 tỷ USD kể từ đầu năm. Một phần lớn có từ nguồn lực ngoại tệ trong dân cư chuyển đổi sang VND để đưa vào đầu tư, tiêu dung, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vào giữa tháng 12, FED đã quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm 2017, thị trường trong nước vào những tuần giao dịch cuối năm nhưng tỷ giá USD/VND vẫn rất ổn định mà không có những xáo trộn hoặc biến động, căng thẳng thường thấy như những năm trước. Sự ổn định trên cho thấy diễn biến tỷ giá USD/VND năm nay đã có khác biệt lớn, chính sách điều hành theo hướng ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam và kích thích chuyển đổi nguồn lực ngoại tệ trong dân cư tiếp tục cho kết quả tích cực, rủi ro tỷ giá USD/VNĐ đối với các doanh nghiệp cơ bản được hạn chế, tạo thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, tổng vốn huy động trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với các năm trước đảm bảo nguồn vốn và tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện mở rộng và tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch: Vốn huy động đạt 2.001,69 ngàn tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 12% và vốn huy động VNĐ chiếm 88% trong tổng nguồn vốn huy động. Dư nợ tín dụng đạt 1.728,56 ngàn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm 9,11% và dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 90,89% trong tổng dư nợ.

Trong tình hình kinh tế xã hội và hoạt động ngân hàng như trên, hoạt động kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn đạt được một số kết quả như sau:

2.1.2.1 Về hoạt động huy động vốn:

Bảng 2.1. Bảng số liệu về huy động vốn giai đoạn năm 2015-2017

ĐVT:tỷ đồng, triệu USD, tỷ giá báo cáo:22.425 USD/VND

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 KH năm 2017 Thực hiện tháng 12/ 2017 % Thực hiện 31.12.2017 so với Tháng 12/2015 Tháng 12/2016 KH năm 2017 Huy động vốn 7.533 9.560 11.346 13.292 176% 139% 117,2% Theo đối tƣợng - Bán buôn 1.343 2.339 2.767 4.281 319% 183% 154,7% - Bán lẻ 6.190 7.221,8 8.579 9.011 146% 124,8% 105% Theo kỳ hạn - Có kỳ hạn 5.548 6.097,4 6.724,3 121% 110,3% - Không kỳ hạn 1.985 3.463 6.567,7 330,9% 189,7%

Theo loại tiền

- VNĐ (tỷ đồng) 6.510 8.484,7 12.074,3 185% 142,3%

- Ngoại tệ (triệu USD) 46,7 48,5 53,4 54,3 116% 112% 101,8%

Huy động vốn bình

quân 6.931 8.311 10.141 10.065 145,2% 121,1% 99,3%

Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tại chi nhánh đạt 13.292 tỷ đồng, tăng 76% (# 5.759 tỷ đồng) so với cuối năm 2015, tăng 39% (# 3.732 tỷ đồng) so với cuối năm 2016, đạt 117,2% kế hoạch (kế hoạch TW giao năm 2017 là 11.346 tỷ đồng). Số dư huy động vốn bình quân tính đến 31/12/2017 là 10.065 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch được giao (kế hoạch năm 2017 là 10.141 tỷ đồng). Kết quả huy động tính đến 31/12/2017 cụ thể là:

- Nguồn vốn huy động từ khách hàng bán buôn đạt 4.281 tỷ đồng, tăng 219% (# 2.938 tỷ đồng) so với cuối năm 2015, tăng 83% (# 1.942 tỷ đồng) so với cuối năm 2016, đạt 154,7% kế hoạch (kế hoạch năm 2017 là 2.767 tỷ đồng) và chiếm 32,2% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ đạt 9.011 tỷ đồng, tăng 46% (# 2.821 tỷ đồng) so với cuối năm 2015, tăng 24,8% (# 1.789,2 tỷ đồng) so với cuối năm 2016, đạt 105% kế hoạch (kế hoạch năm 2017 là 8.579 tỷ đồng) và chiếm 67,8% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 6.724,3 tỷ đồng, tăng 21% (# 1.176,3 tỷ đồng) so với cuối năm 2015, tăng 10,3% (# 626,9 tỷ đồng) so với cuối năm 2016 và chiếm tỷ trọng 50,6% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Nguồn vốn huy động không kỳ hạn đạt 6.567,7 tỷ đồng, tăng 230,9% (# 4.582,7 tỷ đồng) so với cuối năm 2015, tăng 89,7% (# 3.104,7 tỷ đồng) so với cuối năm 2016 và chiếm 49,4% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Vốn huy động ngoại tệ đạt 54,3 triệu USD, tăng 16% (# 7,6 triệu USD) so với cuối năm 2015, tăng 12% (# 5,8 triệu USD) so với cuối năm 2016 và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động là 9,2%.

Nhận xét đánh giá về công tác huy động vốn:

Trong năm 2017, NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt đảm bảo cung tiền hợp lý, đồng thời chỉ đạo các TCTD cân đối vốn để duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất

cho vay. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về lãi suất do NHNN và VCB TW đề ra, thì VCB Sài Gòn cũng thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các ưu đãi, nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)