Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lâmnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 36 - 43)

4.1.1. Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải Bến Hải

4.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty a. Chức năng nhiệm vụ

Theo Quyết định 342/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 19/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm vụ của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải như sau:

Quản lý, bảo vệ tốt vốn rừng hiện có;

Khai thác rừng trồng, khai thác nhựa Thông;

Phát triển vốn rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi;

Tận thu, tận dụng một số lâm sản khác như gỗ cành ngọn. Chế biến đồ gia dụng, đồ xây dựng. b. Cơ cấu tổ chức Tổng giám đốc Hội đồng thành viên Kiểm soát viên Phòng TC-KT Chi nhánh Xí

nghiệp 1 Chi nhánh Xí nghiệp 2

Chi nhánh Xí nghiệp 3 Phòng TCLĐ -HC Phòng KH- KT-KD- BVR

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng :

- Bộ máy Lãnh đạo Công ty:

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty; + Tổng giám đốc Công ty;

+ Phó giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Phòng Tổ chức lao động hành chính;

+ Phòng Kế hoạch kỹ thuật - Kinh doanh - bảo vệ rừng; + Phòng Tài chính - Kế toán.

- Các đơn vị trực thuộc: + Chi nhánh Xí nghiệp 1; + Chi nhánh Xí nghiệp 2; + Chi nhánh Xí nghiệp 3.

4.1.1.2. Hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty a. Diện tích

Hiện nay Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đang quản lý trực tiếp là 8.664,1 ha. Trong đó diện tích rừng sản xuất là 7.366,2 ha, chiếm 85%, gồm rừng tự nhiên 1.627,6 ha, rừng trồng 5.730,2 ha và đất khác 8,4 ha.Diện tích rừng phòng hộ là 1.297,9 ha, chiếm 15%, gồm rừng tự nhiên là 927,6 ha, rừng trồng là 370,3 ha.

Diện tích đất đai của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải phân bố thành 3 vùng tách biệt. Với phạm vi quản lý như vậy gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Toàn bộ là diện tích đất rừng sản xuất và phòng hộ, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Quảng Trị, với thời hạn sử dụng là 50 năm. Hiện trạng rừng và đất rừng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất và rừng của Công ty

Đơn vị tính: ha

TT Hạng mục Tổng Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 1

Tổng cộng 8.664,10 3.625,50 2.574,70 2.463,90 I Đất có rừng 8.655,70 3.625,50 2.574,70 2.455,60 1 Rừng tự nhiên 2.555,20 2.132,70 422,5 0 2 Rừng trồng 6.100,60 1.492,80 2.152,20 2.455,60 II Đất khác 8,3 0 0 8,3 A Rừng phòng hộ 1.297,90 708,3 397,8 191,8 I Đất có rừng 1.297,90 708,3 397,8 191,8 1 Rừng tự nhiên 927,6 626,5 301,1 0 2 Rừng trồng 370,3 81,8 96,7 191,8 II Đất khác 0 0 0 0 B Rừng sản xuất 7.366,20 2.917,20 2.176,90 2.272,20 I Đất có rừng 7.357,80 2.917,20 2.176,90 2.263,80 1 Rừng tự nhiên 1.627,60 1.506,20 121,4 2 Rừng trồng 5.730,20 1.411,00 2.055,50 2.263,80 II Đất khác 8,3 0 0 8,3 (Nguồn: Phòng KH-KT-KD-BVR, năm 2019) b. Đặc điểm trạng thái rừng Rừng tự nhiên

Kết quả tính toán các chỉ tiêu dựa trên số liệu thu thập từ các ô đo đếm rừng tự nhiên cho thấy:

Trạng thái IIB: Dbq là 17,2 cm; Hbq là 12,5 m; G/ha là 6,2 m2

; N/ha là 440 cây; M/ha là 35 m3/ha.

Trạng thái IIIA1: Dbq là 16,4 cm; Hbq là 14,8 m; G/ha là 8 m2

; N/ha là 228 cây; M/ha là 54 m3/ha.

Trạng thái IIIA2: Dbq là 18,8 cm; Hbq là 15,5 m; G/ha là 16,2 m2

; N/ha là 492 cây; M/ha là 140 m3/ha.

Bảng 4.2. Tổ thành loài cây rừng tự nhiên

Trạng thái rừng phục hồi

(IIA,IIB) Trạng thái IIIA2 Trạng thái IIIA1

Loài cây Số cây Tỷ lệ % Loài cây Số cây Tỷ lệ % Loài cây Số cây Tỷ lệ % Du moóc 3 2,7 Đẻn ba lá 3 2,4 Côm tầng 3 4,2 Ba soi 4 3,6 Nang 3 2,4 Thị rừng 3 4,2 Bứa vàng 4 3,6 Ràng ràng

xanh 3 2,4 Chẹo tía 3 4,2

Lèo heo 4 3,6 Dẻ đỏ 4 3,3 Giẻ đỏ 3 4,2

Vạng trứng 4 3,6 Nhọc đen 5 4,1 Ràng ràng

xanh 3 4,2

Ba bét 5 4,5 Trâm vỏ đỏ 5 4,1 Trâm vỏ đỏ 3 4,2

Trâm vỏ đỏ 5 4,5 Khổng 6 4,9 Trờng vải 3 4,2

Giẻ gai 6 5,5 Chẹo tía 7 5,7 Đẻn ba lá 4 5,6

Nhọc đen 6 5,5 Giẻ trắng 7 5,7 Khổng 4 5,6

Giẻ đỏ 8 7,3 Truờng vải 8 6,5 Trâm trắng 4 5,6

Gáo mới 8 7,3 Lèo heo 11 8,9 Ngát lông 5 6,9

Đẻn ba lá 9 8,2 Du moóc 12 9,8 Dẻ trắng 6 8,3

Ngát lông 9 8,2 Ngát lông 12 9,8 Bứa vàng 6 8,3

Trâm trắng 9 8,2 Bứa vàng 17 13,8 Du moóc 8 11,1

Loài khác 26 23,6 Loài khác 20 16,3 Loài khác 14 19,4

Cộng 110 Cộng 123 Cộng 72

(Nguồn: Phòng KH-KT-KD-BVR, năm 2019)

Trạng thái IIB: Mật độ cây tái sinh là 640 cây/ha; tỷ lệ cây có chiều cao lớn hơn 1 m đạt 30%; tỷ lệ cây đạt mục đích kinh tế chiếm 30,5%; số loài cây tái sinh có 7 loài, chủ yếu là Ba soi, Ba bét, các loài Giẻ.

Trạng thái IIIA1: Mật độ cây tái sinh đạt 700 cây/ha; tỷ lệ cây có chiều cao lớn hơn 1m đạt 35%; tỷ lệ cây đạt mục đích kinh tế chiếm 35,5%, số loài cây tái sinh có 5 loài, chủ yếu là Côm tầng, Trám trắng, các loài Giẻ.

Trạng thái IIIA2: Mật độ cây tái sinh đạt 500 cây/ha; tỷ lệ cây có chiều cao lớn hơn 1 m đạt 42%; tỷ lệ cây đạt mục đích kinh tế chiếm 30,8%, số loài cây tái sinh có 8 loài, chủ yếu là Ngát, Đẻn ba lá, Nang, Côm tầng, Trám trắng, các loài Giẻ.

Từ kết quả trên cho thấy các chỉ tiêu định lượng đối với rừng tự nhiên của Công ty quản lý rất thấp so với rừng tự nhiên vùng Bắc Trung bộ hiện có. Khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên cho nhu cầu kinh tế hạn chế. Do vậy trong thời gian tới vấn đề khai thác gỗ từ rừng tự nhiên chưa đề cập, mà chủ yếu tăng cường công tác bảo vệ và nuôi dưỡng.

Rừng trồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy Keo lai sinh trưởng tương đối tốt. Riêng Keo lai trong 10 năm đầu sau khi trồng đã đạt đường kính trung bình ở các tuổi 2, 4, 6, 8 và 10 năm tương ứng là 9,2 cm, 12,4 cm, 14,5 cm, 16,3 cm và 17,7 cm và đạt chiều cao trung bình ở tuổi 2, 4, 6, 8 và 10 năm tương ứng là 10,6 m, 16,4 m, 21,0 m, 24,8 m và 28,3 m.

Bảng 4.3. Chỉ tiêu lâm học rừng trồng

Tuổi Dbq Hbq N/ha G(1cây) G/ha M/ha

1 6,8 6,6 1667 0,0036 4 13,4 2 9,2 10,6 1535 0,0066 10,5 55,7 3 11 13,7 1530 0,0095 14,4 98,8 4 12,4 16,4 1470 0,0121 16,6 136,3 5 13,5 18,8 1370 0,0143 17,9 168,2 6 14,5 21 1110 0,0165 18,6 195,4 7 15,4 23 1100 0,0186 19,1 218,8 (Nguồn: Phòng KH-KT-KD-BVR, năm 2019)

Trữ lượng gỗ cây đứng (M, m3/ha) ở tuổi 2, 4, 6, 8 và 10 năm tương ứng là 55,7 m3

/ha, 136,3 m3/ha, 195,4 m3/ha, 239,1 m3/ha và 272,9 m3/ha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rừng khép tán ngay từ tuổi 2, tuổi thành thục số lượng của rừng keo lai là 6 năm.

Nhược điểm của rừng keo lai là tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, khoảng 20% tổng số cây/ha. Ngoài ra, keo lai cũng phát sinh cành và phát dục sớm và hình thành nhiều thân phụ, khoảng 15% số cây. Ba yếu tố này có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng rừng trồng keo lai. Tuy vậy, việc xử lý cành, thân phụ và bệnh hại cho rừng keo lai có thể thực hiện dễ dàng sau 1 - 2 năm đầu.

Trữ lượng các trạng thái rừng

Bảng 4.4. Tổng hợp trữ lƣợng các trạng thái rừng

Đơn vị tính: m3

TT Đơn vị quản lý Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng

Tổng cộng 945.770,7 178.864,0 766.906,7 Phòng hộ 100.342,7 64.932,0 35.410,7 Sản xuất 845.428,0 113.932,0 731.496,0 1 Xi Nghiệp 3 296.933,0 149.289,0 147.644,0 - Phòng hộ 50.399,0 43.855,0 6.544,0 - Sản xuất 246.534,0 105.434,0 141.100,0 2 Xi Nghiệp 2 235.221,7 29.575,0 205.646,7 - Phòng hộ 21.173,7 21.077,0 96,7 - Sản xuất 214.048,0 8.498,0 205.550,0 3 Xí nghiệp 1 413.616,0 413.616,0 - Phòng hộ 28.770,0 28.770,0 - Sản xuất 384.846,0 384.846,0 (Nguồn: Phòng KH-KT-KD-BVR, năm 2019)

Từ kết quả trên cho thấy:

Trữ lượng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải còn rất lớn, song tập trung chủ yếu rừng trồng.

Trữ lượng rừng trồng chủ yếu tập trung ở rừng sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty Lâm nghiệp Bến Hải khai thác gỗ rừng trồng trong thời gian tới.

Trữ lượng rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ không đáng kể và thuộc đối tượng rừng IIB, IIA và IIIA1 nên chỉ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, không đề cập tới việc khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Rừng có giá trị bảo tồn cao

Sử dụng bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao của Việt Nam, nhóm chuyên gia đã xác định được những loại rừng có giá trị bảo tồn cao hiện có tại khu rừng do Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý. Nhóm chuyên gia

đã khảo sát các khu rừng và tham vấn những người dân địa phương và các bên có liên quan. Dựa trên những kết quả tìm thấy, nhóm đã đưa ra đề xuất chiến lược quản lý các khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao cũng như một số khuyến nghị cho Công ty.

Kết quả khảo sát cho thấy rừng của Công ty lâm nghiệp Bến Hải có một số loại rừng có giá trị bảo tồn cao như sau: Diện tích rừngở các tiểu khu 573, 574, 585, 586 là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn sông Bến Hải; Tiểu khu 549C là rừng trồng phòng hộ hồ thủy lợi Bảo Đài; và 562T là rừng trồng phòng hộ hồ La Ngà. Các tiểu khu này được xác định là rừng phòng hộ theo kết quả rà soát 3 loại rừng theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg.

Kết hợp điều tra xã hội cho thấy, gần như tất cả các làng và cộng đồng trong khu vực dùng nước tự nhiên cho sinh hoạt và tưới tiêu. Các nhánh suối đầu nguồn sông Bến Hải và các hồ Bảo Đài, La Ngà cung cấp nguồn nước quan trọng không chỉ cho các cộng đồng trong khu vực mà còn cho các cộng đồng dân cư vùng hạ lưu. Khu vực này còn thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét, bão, sạt lở đất...

4.1.1.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất như sau:

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện sản xuất 3 năm gần đây

Hạng mục Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ghi chú

Khai thác nhựa Thông (Tấn) 1080 1.097 1076

Trồng rừng (ha) 21,22 101,62 155,84

Chăm sóc rừng trồng (ha) 832,33 485.53 606,24 Khai thác gỗ rừng trồng (ha) 262,71 21,55 105,01 Bảo vệ rừng (ha) 8.664,10 8.664,10 8.664,10

Xây dựng cơ sở hạ tầng (CT) 1 1 0

Tạo cây con (Vạn cây) 163 128,9 165

- Kết quả kinh doanh:

Bảng 4.6. Kết quả doanh thu 3 năm gần đây

Hạng mục ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ghi chú

Doanh thu Tr.đ 46.379 46.106 37.371 Nộp ngân sách Tr.đ 1.612 1.004 1.198 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 3.761 3.857 3.916

(Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)