Thực trạng quản lý vùng đệm của Công ty Lâmnghiệp Bến Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 43 - 46)

Trước năm 2011 Công ty vẫn canh tác theo kiểu truyền thống ít quan tâm đến tác động đến môi trường, khi áp dụng chứng chỉ rừng FSC trong sản xuất kinh doanh, mặc dù có rất nhiều khó khăn từ tư duy đến việc làm. Nhưng Công ty đã dần dần tiếp cận được cách quản lý rừng một cách bền vững, đặc biệt là tác động đến môi trường.

Với quy mô quản lý của một công ty chuyên trồng rừng sản xuất và bán nguyên liệu gỗ xẻ và gỗ giấy, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đã ban hành nhiều tài liệu văn bản liên quan đến quản lý vùng đệm, những khu vực loại trừ khỏi diện tích khai thác, những điểm này cũng bắt buộc các đơn vị thực hiện thi công phải tuân thủ. Ngoài ra các công văn này còn được phổ biến tới các bên liên quan của Công ty. Một số tài liệu văn bản của Công ty như sau:

Quy định đối với vùng đệm được nêu chi tiết trong Phương án quản lý rừng bền vững năm 2012;

Kế hoạch xây dựng vành đai bảo vệ sông suối, hồ đập năm 2012;

Cập nhật vào các quy trình kỹ thuật lâm sinh như: Trồng rừng, khai thác, bảo vệ, mở đường, bảo vệ vùng đệm từ 2012 đến nay;

Đưa vào hệ thống giám sát đánh giá các hoạt động lâm sinh có riêng một mục đánh giá vùng đệm và có kế hoạch thực hiện các hoạt động đánh giá

hiện trạng vùng đệm hàng năm trong quá trình tiếp cận FSC;

Ban hành quy định bảo vệ các khu vực sinh cảnh dễ bị tổn thương (đai xanh, khe suối, hố bom…);

Đối với Lâm nghiệp Bến Hải, thì diện tích vùng đệm được lập kế hoạch rất chi tiết để theo dõi quản lý bảo vệ. Khi tham gia và thành công trong việc đạt chứng nhận quốc tế về quản lý rừng bền vững thì công ty luôn ý thức được việc bảo vệ môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học trong quá trình sản xuất kinh doanh trồng rừng thuần loài như hiện nay (Kế hoạch chi tiết xem tại phần phụ lục).

4.2. Kết quả rà soát điều chỉnh bổ sung hoàn thiện vùng đệm

Phần diện tích Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đang quản lý nằm ở thượng lưu sông Bến Hải, tiếp giáp 02 hồ chứa nước lớn là hồ Bảo Đài và hồ La Ngà, ngoài ra còn có nhiều khe suối chính thường xuyên có nước chảy qua quanh năm và rất nhiều hệ thống khe rạch nhỏ chạy len lỏi trong rừng. Tuy nhiên những khe nhỏ trong rừng thường không có nước vào mùa khô, và việc duy trì đai xanh ở đây có ý nghĩa bảo vệ đất, chống xói mòn và tạo vùng chuyển tiếp.

Theo số liệu cập nhật hàng năm của Công ty, tổng diện tích vùng đệm rừng trồng đến năm 2019 được quy hoạch là 408,46 ha, trải đều trên tất cả các tiểu khu có rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải. Diện tích vùng đệm trên đã được Công ty quy hoạch cơ bản đúng và đầy đủ về diện tích, vị trí ranh giới, các loài động thực vật đảm bảo chức năng về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và quá trình tham gia chứng chỉ rừng bền vững của Công ty.

Trong quá trình rà soát, đề tài đã rà soát bổ sung thêm 53,34 ha diện tích vùng đệm tại Chi nhánh Xí nghiệp 2, 3. Đồng thời phân loại cụ thể từng diện tích vùng đệm theo vị trí phân bố cũng như cắm thêm các mốc ranh giới, biển báo tại tại một số diện tích vùng đệm trọng điểm nhằm tăng cường hiệu

quả trong công tác quản lý, bảo vệ vùng đệm.

Diện tích vùng đệm của Công ty lâm nghiệp Bến Hải sau khi rà soát bổ sung hoàn thiện là 461,80 ha phân bố trên toàn bộ diện tích rừng trồng sản xuất tại các Chi nhánh Xí nghiệp của Công ty.

- Tại Chi nhánh Xí nghiệp 1: gồm 24 lô với diện tích 92,56 ha. - Tại Chi nhánh Xí nghiệp 2: gồm 42 lô với diện tích 231,21 ha. - Tại Chi nhánh Xí nghiệp 3: gồm 26 lô với diện tích 138,03 ha.

(Số liệu chi tiết xem tại phần phụ lục)

Phần diện tích đang được thống kê và quản lý có hiện trạng rất phong phú và đa số tập trung phân bố ở các dạng sinh cảnh đặc thù như: Dọc hai bên sông hay khe suối (cạn hoặc có nước), dọc theo các khu vực tiếp giáp với hồ chứa, các hố bom, đầm lầy… Có thể nói Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đã rất tuân thủ và chủ động để lại cũng như có động thái bảo vệ những diện tích này.

Bảng 4.7. Thống kê diện tích vùng đệm theo loại hình

Loại hình vùng đệm Diện tích (ha) Ghi chú

Dọc theo vùng tiếp giáp hồ Bảo Đài 51,15

Dọc theo vùng tiếp giáp hồ La Ngà 75,98

Dọc thượng lưu Sông Bến Hải 23,02

Dọc theo các khe cạn theo mùa 176,14

Dọc theo các khe nước quanh năm 131,82

Xung quanh các vùng trũng, hố bom 3,69

Tổng 461,80

Sau khi đánh giá sơ bộ tác động tiềm tàng, Công ty đã quy hoạch chừa lại các diện tích vùng đệm dọc theo hai bên khe suối từ 10 - 30 m tuỳ vào từng nhóm tác động. Các khe suối này vào mùa cạn chỉ rộng 4 - 5 m nhưng mùa mưa lên đến 10 - 15 m, đặc trưng về thành phần loài là Muồng truống, Căng, Mây, Vối…

Có thể nói đây là khu vực phần diện tích chiếm phần lớn nhất trong tổng số diện tích vùng đệm mà Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đang quản lý. Công ty đã triển khai các công văn gửi đến các tổ đội yêu cầu việc chừa lại và

bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích này.

Thành phần các loài động thực vật quan sát được tại các diện tích vùng đệm cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.

Căn cứ kết quả điều tra định kỳ hàng năm và tổng hợp số liệu điều tra rà soát bổ sung khi thực hiện đề tài, thành phần các loài thực vật và động vật tại các diện tích vùng đệm hiện có như sau:

Bảng 4.8. Thành phần loài động vật, thực vật chủ yếu tại Vùng đệm Số TT Thành phần loài quan sát đƣợc

1. Thực vật

Sim, Mua, Thành ngạch, Muồng truống, Bời lời, Căng , Mây, Hàm ếch, Tre, Bướm bạc, Bưởi bung, Lá vằng, Sung, Lá hón, Vối, Mưng, Bông bông, Lau, Mâm xôi, Đót, Ngấy, Sim, Mẫu đơn, Mua, Cà gai leo, Đung, Dương xỉ, Lá giang, SP…

2. Động vật Gà rừng, Chuột, Chim, Ếch, Nhái , Cóc, Ếch ương, Rắn, Kiến,

Ong, Mối, Muỗi, Vắt, Châu chấu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)