Các phương án, giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 53 - 77)

4.4.2.1. Các giải pháp chung

1). Giải pháp về pháp luật và chính sách

- Xây dựng các cơ chế chính sách về vấn đề được hưởng lợi cho người dân khi tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tham gia chữa cháy rừng; các cơ chế chính sách cho người dân trong trường hợp xảy ra những rủi ro trong quá trình tham gia.

- Có chế độ chính sách đảm bảo khuyến khích mọi người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Về giảm xâm lấn trái phép: Cần có cơ chế chính sách tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của các cấp. Tăng cường sự tham gia, lấy ý kiến các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương trong quá trình ra quyết định.

2). Giải pháp về tổ chức, quản lý bảo vệ

- Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng các hộ gia đình, cá nhân là hộ nghèo, tăng cường tạo công ăn việc làm, hợp đồng thời vụ cho người dân địa phương, trong đó chú trọng những hộ nghèo.

- Xây dựng các mô hình kinh tế lâm nghiệp, trang trại hộ gia đình, nông lâm kết hợp. Xây dựng các mô hình khuyến lâm cho các loại hình rừng trồng phòng hộ kết hợp kinh tế, rừng trồng kinh tế kết hợp phát triển lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập cho hộ gia đình.

- Tiếp tục rà soát, xác định diện tích, chất lượng từng lô rừng, tiến hành thiết kế, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, xác định, đóng mốc phân giới, niêm yết nội dung bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư để người dân nâng cao nhận thức trong bảo vệ và chăm sóc rừng.

- Xây dựng kế hoạch mở rộng vùng đệm của rừng trồng trong những năm tiếp theo. Với mục tiêu ngày càng mở rộng, hiện nay Công ty đã lên kế hoạch một năm trồng ít nhất 2 ha rừng cây bản địa (sao đen, Dầu rái, Sến...) và xác định những diện tích mới cần bổ sung thêm vào hệ thống quản lý.

3). Giải pháp ứng dụng công nghệ

Hiện nay, công tác quản lý diện tích rừng trồng bản đồ số trở lên phổ biến. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở biên tập bản đồ hiển thị các khu vực thi công. Ngoài ra chưa phát huy hết chức năng mạnh mẽ của các ứng dụng này.

Phòng kỹ thuật công ty đang nhận được sự hỗ trợ về việc áp dụng hệ thống quản lý diện tích rừng trồng bằng bản đồ số. Những phần mềm được sử dụng như: Trên máy tính sử dụng các phần mềm QGIS, Mapinfo. Ra hiện trường bản đồ được chuyển vào điện thoại thông minh sử dụng ứng dụng Locus Map để theo dõi và quản lý tại hiện trường. Đây là những phần mềm mã nguồn mở hoặc được cung cấp miễn phí bởi các dự án. Đối với đai xanh, vùng đệm cũng cũng được quản lý và theo dõi bằng hệ quản trị bản đồ số này.

4). Giải pháp về kỹ thuật, tuyên truyền, phối kết hợp với địa phương - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, tăng cường kỹ năng về quản lý và thúc đẩy sự tham gia. Trang bị thêm kiến thức về các Phương thức tuyên tuyền vận động.

- Tập huấn, nâng cao năng lực cho cho các bên liên quan về kỹ năng giám sát tài nguyên rừng có sự tham gia, điều tra rừng có sự tham gia, và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở, đảm bảo các xã có rừng có ít nhất một cán bộ lâm nghiệp; Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở.

- Xây dựng, phổ biến sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng… cho các xã, nhóm hộ, tổ đội tham gia quản lý rừng, quan tâm tới đối tượng là hộ dân.

- Tập huấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, trong đó chú trọng kỹ năng tự giám sát, đánh giá.

- Rà soát lại quỹ đất hiện nay các hộ gia đình đang canh tác manh mún để tiến hành trồng rừng, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên.

- Cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách giao đất khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.

- Cần xây dựng, củng cố hoạt động của ban giám sát việc thực thi các chương trình và dự án tại địa phương để đảm bảo các nguyên tắc dân chủ cơ sở được áp dụng và các quyền chính đáng của người dân được thực thi.

- Có tư vấn kỹ thuật, chính sách cho người dân trong việc lựa chọn loại hình, cơ cấu đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp.

- Hỗ trợ kiến thức sản xuất, canh tác cho người dân bằng tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ.

- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn năng lượng thay thế gỗ củi. Hỗ trợ người dân vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng mô hình sử dụng nguồn chất thải chăn nuôi để làm biogas, hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở hạ lưu.

- Tăng cường hỗ trợ thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng, các công trình quản lý bảo vệ rừng (chòi canh lửa, băng cản lửa…).

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho lực lượng Bảo vệ rừng của Công ty để nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng hệ thống giám sát bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân. - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

5). Giải pháp lập ô khoanh nuôi có trồng bổ sung

Đối với diện tích vùng đệm có trồng bổ sung Công ty cần lựa chọn rất kỹ lưỡng và lưu ý một số điểm sau:

- Địa điểm triển khai trồng rừng bổ sung: Đây là những địa điểm thuộc diện tích vùng đệm đã hoặc đang bị nguy cơ xâm lấn phá hủy. Cần trồng bổ sung các hàng cây dọc theo mép suối, vùng lầy từ 2 - 3 hàng cây, nhằm đảm bảo diện tích rừng trồng luôn cách mép suối hoặc mép đầm lầy từ 10 - 20 m;

- Loài cây lựa chọn: Là những loài cây bản địa, có chu kỳ kinh doanh dài. Trồng cây dưới tán và không phát thực bì;

- Chú ý theo dõi và trồng bổ sung những khu vực cây chết hoặc bị phá hoại; - Lập ô theo dõi tăng trưởng của diện tích này.

6). Giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Đây là giải pháp ít tốn kinh phí nhất và dễ áp dụng, tuy nhiên giải pháp này cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Lựa chọn vị trí phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động trực tiếp của con người từ các hoạt động lâm sinh: Mở đường khai thác, phòng cháy chữa cháy, phá hoại và xâm lấn…;

- Những khu vực được lựa chọn thường là: Khu vực có độ dốc lớn (khe suối, vực sâu, núi đá…) khu vực có nhiều cây mẹ gieo hạt tự nhiên, khu vực có các loài cây đặc hữu, đặc sản hoặc các dạng sinh cảnh dễ bị tổn thương;

- Đối với những khu vực này: Chỉ cần xác định trên bản đồ đánh dấu ngoài thực địa (Đánh dấu sơn, treo biển cấm tác động…), lập ô theo dõi tăng trưởng hàng năm và hạn chế các tác động cơ giới tới khu vực này.

4.4.2.2. Các phương án, giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân gây suy giảm vùng đệm

1). Đối với nguyên nhân mở đường vận xuất khai thác gây xâm hại Vùng đệm

a). Ban hành quy trình về khai thác gổ rừng trồng trong Công ty

- Các khu vực tránh khai thác: Các khu vực tránh khai thác là những diện tích cần được bảo vệ, cần để lại hành lang rừng cần thiết nhằm hạn chế tác động của các hoạt động khai thác, bao gồm:

+ Xung quanh các đền thờ, miếu mạo, các khu vực thuộc về tâm linh, tín ngưỡng, các khu rừng thiêng…;

+ Xung quanh hồ, đập chứa nước, vùng đầm lầy, vùng đất dễ sạt lở; + Nơi có dòng chảy đi qua bao gồm:

Suối loại 1: Bề rộng lòng suối lớn hơn 20 m;

Suối loại 2: Bề rộng lòng suối 10 - 20 m;

Suối loại 3: Bề rộng lòng suối nhỏ hơn 10 m.

Khe cạn: Là nơi được tạo bởi 2 mái dốc, ít nhất 1 mái dốc có độ dốc lớn hơn 15o. Nơi tập trung nước mặt chỉ xuất hiện vào mùa mưa lũ, đáy là đất, đá, lá cây...

Rãnh nước: Nơi được tạo bởi 2 sườn dốc có độ dốc không lớn lắm, thường nhỏ hơn 15o

. Rãnh nước thường xuất hiện ở những nơi có mức nước ngầm sát mặt đất, vùng thường xuyên ẩm ướt. Cấu tạo đáy rãnh thường là đất, có lá cây nhỏ...

Đầm lầy: Nơi trũng xuống do cấu tạo địa hình, địa chất. Đầm lầy là nơi tập trung nước mặt, nước ngầm. Mức nước xuất hiện thời gian từ 6 tháng trở lên.

- Yêu cầu chiều rộng tối thiểu của hành lang bảo vệ:

+ Xung quanh làng mạc, cụm dân cư sinh sống: Bề rộng tối thiểu của hành lang bảo vệ là 100 m;

+ Hành lang bảo vệ xung quanh hồ, đập nước tuỳ thuộc vào độ dốc địa hình lưu vực xung quanh hồ, đập nước được xác định:

Khi độ dốc ≤10o

: Bề rộng vùng đệm là 50 m;

Khi độ dốc≥10o

: Bề rộng vùng đệm là 100 m.

(Chiều rộng được tính từ mực nước cao nhất của hồ, đập nước)

+ Vùng đất dễ sạt lở: Tuỳ thuộc vào cấu tạo địa chất của vùng này mà quy định chiều rộng hành lang bảo vệ phù hợp;

+ Vùng có dòng chảy đi qua: Hành lang bảo vệ dòng chảy được tính từ ranh giới mép suối và tuỳ thuộc vào loại suối.

Suối loại 1: Hành lang bảo vệ 30 m mỗi bên cộng thêm 10 m nếu không có thảm thực vật;

Suối loại 2: Hành lang bảo vệ 20 m mỗi bên cộng thêm 10 m nếu không có thảm thực vật;

Suối loại 3: Hành lang bảo vệ 10 m mỗi bên cộng thêm 10 m nếu không có thảm thực vật.

+ Đối với khe cạn: Những cây gỗ có giá trị hai bên khe có thể chặt được nhưng các thiết bị vận xuất không được phép đi vào bên trong phạm vi 10 m mỗi bên.

+ Đối với rãnh nước: Những cây gỗ có giá trị kinh tế 2 bên rãnh có thể chặt hạ được nhưng các thiết bị vận xuất không được phép đi vào bên trong phạm vi 10 m.

- Quản lý vùng tránh khai thác:

+ Tất cả các loại suối, khe cạn, rãnh nước, đầm lầy và các hành lang bảo vệ chúng phải được thể hiện rõ trên bản đồ và trong bản thiết kế;

+ Không được chặt cây trong các khu vực cần bảo vệ và hành lang bảo vệ chúng (trừ hành lang bảo vệ khe cạn và rãnh nước);

+ Không được chọn hướng cây đổ vào khu vực loại trừ;

+ Không được mở đường vận xuất và bãi gỗ trong khu vực loại trừ; + Nếu khi chặt hạ, cây đổ vào khu vực loại trừ hoặc lòng suối phải thu dọn ngay;

+ Không được đưa phương tiện cơ giới vào khu vực loại trừ để kéo gỗ hay thu gom cành ngọn;

+ Trong quá trình thi công các công trình phục vụ khai thác tránh để rơi đất đá và cây cối vào dòng chảy và hành lang bảo vệ nó.

b). Bổ sung các điều khoản với chủ Thầu khai thác

- Bổ sung phụ lục Hợp đồng các điều khoản như sau: Ngoài số tiền mua rừng các chủ nhà thầu phải đặt cộc số tiền từ 20 - 50 triệu đồng tùy theo diện tích vào tài khoản của Công ty để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng

và sẽ trả lại khi thanh lý hợp đồng. Mục đích để các nhà thầu tuân thủ đúng quy trình mở đường của Công ty.

- Bổ sung các quy định khi mở đường: Cấm các hoạt động phá rừng tự nhiên, Vùng đệm đai xanh rùng tự nhiên chừa lại ven khe suối, kiểm soát mật độ đường ủi phù hợp tránh sói mòn sạt lở đất, không được mở đường vận xuất dọc theo khe suối hoặc đai xanh vùng đệm, khai thác đúng quy trình khai thác tác động thấp, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, tuân thủ các nguyên tác về phòng trừ Sinh vật hại, nghiêm cấm khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp, nghiêm cấm phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ phát triển rừng, nghiêm cấm các hành vi khác xâm hại đến rừng trồng, hệ sinh thái rừng.

c). Lập kế hoạch tập huấn từ đầu năm - Tập huấn khai thác tác động thấp.

- Tập huấn về giám sát các hoạt động lâm sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền cho các đơn vị thi công. - Phát hiện kịp thời nhằm tránh các trường hợp tương tự có thể xảy ra. 2). Đối với nguyên nhân lấn chiếm đất và khai thác cây bản địa trong vùng đệm

- Một số diện tích bị lấn chiếm trái phép thì kịp thời ngăn chặn không cho mở rộng thêm, trồng xen canh một số cây bản địa.

- Để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất và tạo công ăn việc làm ở địa phương, Công ty đã có chủ trương giao khoán đất để trồng và bảo vệ cho dân địa phương.

- Hợp đồng thời vụ cho người dân địa phương, để vừa bảo vệ vừa sản xuất. - Hợp đồng bảo vệ Vùng đệm cho từng đội sản xuất, từ đó lực lượng bảo vệ ngoài nhiệm vụ Phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng non, các tổ này

phải thường xuyên tuần tra các khu vực Vùng đệm, khi có sự việc xảy ra phải kịp thời báo cáo cho Cấp trên để xử lý.

Trong hợp đồng bảo vệ Vùng đệm của từng đội, nội dung bên nhận bảo vệ rừng chịu trách nhiệm: Tăng cường tuần tra, canh gác ngăn chặn kịp thời các tác động xấu đến rừng và tài nguyên rừng. Có biện pháp ngăn ngừa lửa rừng và có phương án phòng chống cháy rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ các loài động thực vật rừng quý hiếm. Thường xuyên theo dõi các khu vực dòng chảy, có biện pháp đảm bảo cho dòng chảy luôn được lưu thông tốt không bị tắc nghẽn. Giám sát không cho máy móc thiết bị khai thác vào khu vực vùng đệm ven khe suối.

- Lực lượng bảo vệ rừng phối hợp với các lực lượng chức năng như Công An, Kiểm lâm, thường xuyên tuần tra, kiểm soát theo định kỳ 2 lần/tháng, nếu có trường hợp vi phạm xâm lấn thì phối hợp các các lực lượng trên để kịp thời ngăn chặn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân thông qua cuộc họp dân tại thôn, xã, hoặc các Bảng tin tại cửa rừng.

3). Đối với nguyên nhân chăn thả gia súc gây hư hại vùng đệm

- Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra và không cho trâu bò vào hiện trường đang khai thác cũng như trồng rừng.

- Cho rào bằng thép gai tại những vùng trọng điểm để ngăn chặn gia súc vào lô phá hoại.

- Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương nếu để xảy ra tình trạng gia súc phá hoại.

- Trước mùa trồng rừng Công ty ra công văn gửi cho các Xã trên địa bàn để người dân chăn dắt gia súc về tránh trường hợp gia súc phá hoại cây con.

- Kết hợp tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật đến với người dân về việc chăn thả gia súc vào rừng làm phá hoại tài sản sẻ bị xử phạt theo

điều 17 nghị định số157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.

Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm. Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (vùng loại trừ) rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp bến hải quảng trị​ (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)