Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học hệ thức lượng trong tam giác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 25 - 28)

Chúng ta có thể tổ chức dạy học tích hợp theo quy trình 7 bước như sau [26]:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề. Các chủ đề dạy học tích hợp thường được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, người giáo viên cũng có thể tự xây dựng những chủ đề tích hợp cho phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh cũng như phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề. Đây là bước xác định các nội dung học tập cần được đưa vào trong chủ đề để thực hiện dạy học tích hợp. Các vấn đề này là những câu hỏi, những nhiệm vụ người giáo viên giao cho học sinh để học sinh thực hiện.

Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề. Dựa trên ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề dạy học tích hợp đặt ra, người giáo viên xác định những kiến thức cần được đưa vào trong chủ đề tích hợp. Các kiến thức này có thể thuộc một môn học hoặc thuộc nhiều môn học khác nhau. Các nội dung của chủ đề tích hợp đưa ra cần phải đáp ứng được các mục tiêu dạy học đã được đề ra.

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề tích hợp. Để xác định được mục tiêu dạy học tích hợp, người giáo viên cần rà soát xem những kiến thức cần được dạy, những kĩ năng cần được rèn luyện thông qua từng chủ đề tích hợp ở từng môn học là những kiến thức nào, những kĩ năng nào. Đồng thời căn cứ vào cấu trúc năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn học để có thể xác định được những năng lực cần hình thành và phát triển ở

học sinh (đặc biệt là các năng lực xuyên môn) thông qua chủ đề dạy học tích hợp.

Mục tiêu chủ đề dạy học tích hợp sẽ quyết định xem chủ đề đó tích hợp những kiến thức, những kĩ năng của môn học nào.

Sau khi xác định mục tiêu giáo viên có thể hoàn thành bảng sau: Tên bài học (tích

hợp)

Thời lượng dự

kiến (tiết) Mục tiêu dạy học

Đóng góp của môn (các môn) vào bài học

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề. Ở bước này cần làm rõ: Chủ đề có những hoạt động dạy học nào, từng hoạt động dạy học đó sẽ thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu của toàn bài học đã xác định?

Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề dạy học tích hợp. Mỗi nội dung nhỏ hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề dạy học tích hợp có thể được xây dựng thành một hoặc một vài hoạt động dạy học khác nhau..

Tư liệu cần chuẩn bị cho mỗi hoạt động có thể được trình bày theo bảng dưới đây:

Bước 6: Lập kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề và đánh giá

- Đối tượng: Lựa chọn đối tượng phù hợp với kiến thức được lựa chọn tích hợp trong chủ đề.

- Kế hoạch dạy học: Xây dựng kịch bản tổ chức dạy học toàn bộ chủ đề: thực hiện các hoạt động như thế nào; ai, làm gì, thời gian bao lâu, ở đâu... Ở bước này có thể làm rõ:

+ Xác định xem chủ đề này sẽ được tiến hành vào thời điểm nào, cuối kì, cuối năm hay trong giờ ngoại khóa. Việc xác định thời điểm cần được căn cứ vào nội dung và mục tiêu đặt ra của chủ đề.

+ Dự kiến thời lượng cho chủ đề: Thông thường thời gian cho chủ đề khoảng 3 – 7 tiết học trên lớp là phù hợp.

Kế hoạch dạy học có thể được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Kế hoạch dạy học

Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức Dự kiến sản phẩm

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, người giáo viên cần đánh giá các mặt sau:

- Tính phù hợp giữa thời lượng thực tế với thời lượng dự kiến.

- Mức độ đạt được của mục tiêu học tập qua việc đánh giá các hoạt động học tập của học sinh.

- Sự hứng thú của người học sinh với nội dung chủ đề tích hợp thông qua quan sát và phỏng vấn.

- Mức độ phù hợp của cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường phục vụ cho tiết học.

Việc đánh giá tổng thể chủ đề dạy học tích hợp sẽ giúp cho người giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung chủ đề dạy học tích hợp cho phù hợp. Mặt khác, việc đánh giá học sinh cho phép người giáo viên có thể biết được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không?.

Mục tiêu dạy học, minh chứng/sản phầm cũng như công cụ đánh giá có thể được trình bày theo bảng dưới đây:

Mục tiêu dạy học Minh chứng/Sản phẩm Công cụ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học hệ thức lượng trong tam giác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 25 - 28)