a) Kết quả điều tra giáo viên
Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về tính cấp thiết của việc dạy học tích hợp chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông Mức độ Tỉ lệ Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng được Số lượng 16 12 2 Tỉ lệ % 53,33 40 6,67
Qua bảng 1.2 cho thấy, hầu hết giáo viên đều coi việc dạy học tích hợp chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông là cần thiết, trong đó có 53,33% giáo viên cho là rất cần thiết. Chỉ có 6,67% ý kiến giáo viên đánh giá là áp dụng hay không dạy học tích hợp vào dạy chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cũng được. Kết quả đánh giá của giáo viên cho thấy, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dạy học tích hợp chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác” cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông.
Bảng 1.3. Mức độ thực hiện tích hợp chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cho học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Mức độ Tỉ lệ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Số lượng 1 7 14 8
Tỉ lệ % 3,33 23,33 46,67 16
Qua bảng 1.2 cho thấy, trong tổng số 30 giáo viên trả lời có 3,33% số giáo viên áp dụng rất thường xuyên; 23,33% thường xuyên thực hiện; 46,67% thỉnh thoảng thực hiện; 16% hiếm khi thực hiện dạy học tích hợp chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. Như vậy, việc triển khai dạy học tích
hợp chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông, mới đạt trên 20%.
Bảng 1.4. Phương pháp dạy học đã sử dụng để dạy chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác ở học sinh lớp 10 Trung học phổ thông
STT Phương pháp dạy học đã sử dụng Số lượng Tỉ lệ %
1 Thuyết trình 19 63,33
2 Vấn đáp 23 76.67
3 Dạy học giải quyết vấn đề 19 63,33
4 Dạy học theo dự án 16 5,53
5 Thảo luận nhóm 20 66,67
6 Đóng vai 17 5,67
7 Sử dụng trò chơi 6 20
8 Hướng dẫn học sinh tự học 4 13,33
Kết quả bảng 1.4 cho thấy, các phương pháp giáo viên thường sử dụng nhiều nhất khi dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác là vấn đáp tìm tòi (76,67%). Sau đó là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan tìm tòi bộ phận (70%), thảo luận nhóm (66,67%), dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình (63,33%). Các phương pháp sử dụng ít hơn cả là dạy học theo dự án (5,53%), đóng vai (5,67%), hướng dẫn học sinh tự học (13,33%). Ta thấy một số phương pháp tích cực có thể sử dụng để dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác như phương pháp đóng vai, dạy học theo dự án, sử dụng trò chơi chưa được giáo viên áp dụng nhiều.
Bảng 1.5. Phương tiện đã sử dụng để dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác ở học sinh lớp 10 Trung học phổ thông
STT Phương tiện dạy học đã sử dụng Số lượng Tỉ lệ %
STT Phương tiện dạy học đã sử dụng Số lượng Tỉ lệ %
2 Các thông tin từ sách, báo, internet, phát
thanh, truyền hình 19 63,33
3 Tranh, ảnh 18 60
4 Video clips 13 43,33
5 Mô hình 11 36,67
6 Máy chiếu đa phương tiện, máy tính 20 66,67 Qua bảng 1.5 cho thấy, để có thông tin dạy học tích hợp chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác, 100% giáo viên thường sử dụng sách giáo khoa Toán; 63,33% giáo viên thường sử dụng thông tin từ sách, báo, internet, phát thanh, truyền hình; 60% giáo viên sử dụng tranh, ảnh; 43,33% sử dụng video clips; 36,67% sử dụng mô hình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp dạy học tích hợp chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác, vì nội dung chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác có thể được thể hiện nhiều qua video clips, tranh ảnh và được trình chiếu trên hệ thống máy tính kết nối với máy chiếu đa phương tiện.
b) Kết quả điều tra học sinh
Bảng 1.6. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng vấn đề học tập chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác theo hướng tích hợp trong dạy và học của học sinh ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình
Câu hỏi điều tra Số phiếu Tỉ lệ (%)
1. Các em có được tham gia học tập nội dung Hệ thức lượng trong tam giác với chủ đề tích hợp do giáo viên thiết kế hay không?
□ Không bao giờ □ Thường xuyên
239 80
56,24 18,83
Câu hỏi điều tra Số phiếu Tỉ lệ (%)
□ Có rất ít 106 24,94
2. Em có thích học nội dung chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác theo định hướng tích hợp hay không?
□ Không □ Bình thường □ Có 25 125 275 5,88 29,41 64,71 3. Ý thức, thái độ của em khi học nội dung chủ đề Hệ
thức lượng trong tam giác? □ Lười học □ Bình thường □ Hăng say, tích cực 210 165 50 49,41 38,82 11,76 4. Em có tham khảo nhiều nguồn tài liệu trước khi lên
lớp học bài Hệ thức lượng trong tam giác không? □ Thường xuyên □ Có rất ít □ Không 101 119 205 23,76 28 48,23 5. Em có thường xuyên đặt câu hỏi cho những vấn đề
xảy ra trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến nội dung Hệ thức lượng trong tam giác?
□ Thường xuyên □ Có rất ít □ Không 93 225 107 21,88 52,94 25,18 6. Em có thích các bài học có nhiều kiến thức liên hệ
thực tế? □ Rất thích 315 92 74,12 21,65
Câu hỏi điều tra Số phiếu Tỉ lệ (%)
□ Có
□ Không
18 4,24
7. Em có cảm thấy cách dạy và học thụ động như hiện nay cần phải thay đổi?
□ Có □ Không 332 93 78,12 21,88
Qua điều tra, quan sát chúng tôi thu được kết quả như sau: Học sinh chưa từng được học nội dung chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác theo chủ đề tích hợp chiếm 56,24%; trong số 43,77% đã từng được học nội dung chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác thì có 64,71% học sinh thích hình thức dạy và học theo chủ đề tích hợp, chỉ có 5,88% học sinh không thích hình thức dạy học này. học sinh học tập còn bị động, năng lực tự học còn kém. 95,77% học sinh thích học các bài học có nhiều kiến thức liên hệ thực tiễn. 78,12% cảm thấy không hứng thú với cách dạy và học như hiện nay.
Những học sinh đã được học nội dung Hệ thức lượng trong tam giác theo những chủ đề tích hợp cho rằng: Học nội dung hệ thức lượng trong tam giác theo chủ đề tích hợp được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, gây quá tải, nhàm chán”.
Nhận xét
Qua phỏng vấn, điều tra chúng tôi thấy rằng giáo viên và học sinh chưa thực sự quan tâm đến dạy và học theo chủ đề tích hợp nói chung và dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác cho học sinh lớp 10 nói riêng. Việc dạy và học theo chủ đề tích hợp còn nhiều bất cập cụ thể như sau:
- Trong quá trình dạy học giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như giảng giải, thảo luận nhóm; các kĩ thuật dạy học tích cực ít được sử dụng.
- Bên cạnh đó còn một số ít giáo viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin nên hiểu biết về dạy học tích hợp chưa sâu và ngại đổi mới.
- Hầu hết giáo viên đã ý thức được rằng dạy học tích hợp là cần thiết để phát triển năng lực của học sinh nhưng để vận dụng dạy học tích hợp vào thực tế bài dạy lại gặp rất nhiều khó khăn; cơ sở vật chất nhà trường chưa thể đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học; thời lượng chương trình, kiến thức hàn lâm còn nhiều; cách thức kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với dạy học theo chủ đề tích hợp.
- Việc thiết kế và giảng dạy theo chủ đề tích hợp chỉ mới được đầu tư và thực hiện trong các cuộc thi giáo viên dạy tích hợp và ít được thực hiện trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
- Học sinh rất ít được tham gia tiết học theo chủ đề tích hợp nên nhắc đến tích hợp còn chưa hiểu đúng.
- Như vậy, để thực hiện tốt dạy học tích hợp thì việc thực hiện các đề tài liên quan tới dạy học tích hợp là cần thiết; góp phần cung cấp cơ sở lí luận về dạy học tích hợp cũng như những ví dụ minh họa rất hữu ích cho giáo viên để nâng cao hiệu quả dạy và học.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi đã trình bày được một số quan niệm về tích hợp, dạy học tích hợp, các mức độ của tích hợp, quy trình xây dựng và tổ chức bài học chủ đề tích hợp và cuối cùng chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích thực trạng dạy học chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác cho
học sinh lớp 10 ở trường phổ thông nói chung và việc dạy học chủ đề Hệ thức lượng cho học sinh theo định hướng tích hợp nói riêng. Kết hợp toàn bộ cơ sở lí luận mà chúng tôi đã nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu các nội dung, kiến thức về Hệ thức lượng trong tam giác ở lớp 10 Trung học phổ thông.
Chúng tôi nhận thấy có thể vận dụng quan điểm tích hợp trong việc xây dựng chủ đề tích hợp Hệ thức lượng trong tam giác để sử dụng trong dạy học, tạo điều kiện phát triển năng lực giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
Chương 2
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC CHO HỌC SINH LỚP 10