TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 39)

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận.

2.1.1.1. Vị trí địa lý.

Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông[13]. Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía đông và nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

2.1.1.2. Tiềm năng kinh tế của Bình Thuận.

Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên 781.292 ha, có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện. Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km, cách thành phố Vũng Tàu 150 km, thành phố Đà Lạt 175 km, thành phố Nha Trang 250 km; có Quốc lộ 1, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Vùng biển thuộc biển Đông tiếp giáp đường hàng hải quốc tế.

Được thiên nhiên ban tặng nhiều nắng, gió với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, Bình Thuận có những tiền đề hết sức thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm -thủy sản, năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió), phát triển du lịch xanh - nhất là du lịch thể thao biển và chế biến khoáng sản. Vùng đất này còn có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, nhất là diện tích 27.000 ha cây thanh long, sản lượng hàng năm trên 600.000 tấn và nằm trong tốp đầu những địa phương có tiềm năng lớn nhất phát triển cây thanh

long của cả nước. Với 192 km bờ biển, hải sản khai thác hàng năm trên 200.000 tấn, Bình Thuận là một trong 4 ngư trường lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, Bình Thuận còn sở hữu trữ lượng quặng Titan lên đến gần 600 triệu tấn (chiếm trên 92% trữ lượng cả nước). Địa phương giàu tiềm năng này còn là Trung tâm năng lượng quốc gia với công suất theo quy hoạch trên 12.000 MW. Đặc biệt, nói đến Bình Thuận không thể không nhắc đến thương hiệu “thủ đô resort Mũi Né - Hòn Rơm” và nhiều địa danh nổi tiếng khác hàng năm tiếp đón trên 4,5 triệu khách du lịch (trong đó khoảng 10% là khách quốc tế).

Với lợi thế về địa lý, tiềm năng và sự phát triển kinh tế nêu trên, đến nay, 1.281 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư tại Bình Thuận với tổng vốn đầu tư trên 230.000 tỷ đồng; trong đó có 113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,69 tỷ USD thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2.1.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Bình Thuận.

Bảng số 2.1: Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ 2014-2016 ĐVT: doanh nghiệp Khu vực 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Số lượng tăng/giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Số lượng tăng/giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) DN quốc doanh 20 15 15 -5 -25 0 0

DN ngoài quốc doanh 2.794 2.979 3.404 185 6,62 425 14,27

DN có vốn ĐTNN 41 41 45 0 0 4 9,75

Tổng cộng 2.855 3.035 3.460 180 6,30 425 14,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh bàn tỉnh Bình Thuận 2014, 2015, 2016 [15]

Theo số liệu thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016, tình hình phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua nói riêng có sự

phát triển mạnh mẽ, trong đó loại hình doanh nghiệp tăng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đa phần là các DNNVV tăng 425 doanh nghiệp năm 2016 tương ứng 14,27%.

Nếu số lượng DNNVV năm 2016 là 3.460 doanh nghiệp tăng 425 doanh nghiệp so với năm 2015, số lượng DNNVV năm 2015 là 3.035 doanh nghiệp tăng 180 doanh nghiệp so với năm 2014. Qua đó chúng ta thấy số lượng DNNVV tăng cao đối với năm 2015 và tập trung nhiều vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ là chủ yếu.

Bảng số 2.2: Số lượng DNNVV tại tỉnh Bình Thuận năm 2016

ĐVT: doanh nghiệp Khu vực Số lượng DN DNNVV theo tiêu chí vốn DNNVV theo tiêu chí số lao động Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

Nông, lâm và thủy sản 140 114 3,64 136 4,04

Công nghiệp và xây dựng 895 760 24,29 876 26,04

Thương mại và dịch vụ 2.425 2.255 72,07 2.352 69,92

Tổng cộng 3.460 3.129 100 3.364 100

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Thuận [18 ]

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp năm 2016

Nông, lâm và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ

Nhìn chung các DNNVV ở tỉnh Bình Thuận thuộc loại hình thương mại và dịch vụ chiếm đa số. Trong tổng số 3.460 DNNVV năm 2014 có 2.255 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ gấp hơn 2 lần các loại hình doanh nghiệp còn lại. Nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ, du lịch là ngành nghề thuộc thế mạnh của tỉnh Bình Thuận, hiện tỉnh Bình Thuận có các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản cũng là lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bình Thuận.

2.1.3. Một số chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV tại tỉnh Bình Thuận thời gian qua

Trước thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương thời gian qua, về phía chính quyền địa phương cũng có một số chương trình hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này phát triển, cụ thể như sau:

- Trung tâm hỗ trợ DNNVV tỉnh Bình Thuận: Tổ chức các buổi đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn và trực tiếp tiếp nhận các kiến nghị, vướng mắc của DN: Thông qua các cuộc đối thoại đó và các kiến nghị, phản ánh của DN gửi đến, Trung tâm trực tiếp tìm hiểu và gửi kiến nghị phản ánh đến các cơ quan có liên quan đề nghị xem xét, giải quyết vướng mắc cho DN. Sau khi các cơ quan liên quan có ý kiến phản hồi, Trung tâm sẽ trực tiếp tổng hợp và gửi thông tin đến doanh nghiệp. Tính đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh giải quyết được trên 870 lượt kiến nghị của doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tỉnh Bình Thuận là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí; có chức năng cấp bảo lãnh tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Tiêu chí để được Quỹ bảo lãnh là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc các chủ trang trại, các hộ nông dân, ngư dân ... thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi ...

Điều kiện được bảo lãnh tín dụng: Doanh nghiệp phải có dự án đầu tư; phương án kinh doanh khả thi; có khả năng hoàn trả vốn vay; có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh; không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Mức bảo lãnh tín dụng: Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng ký giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.

- Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã dành quỹ đất quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, như: Khu Công nghiệp Phan Thiết 1, 2; Khu Công nghiệp Hàm Kiệm 1, 2; Cụm công nghiệp chế biến hải sản Phú Hài... Một số khu công nghiệp sắp tới sẽ xây dựng được tỉnh Bình Thuận phê duyệt như: Khu công nghiệp Sơn Mỹ, Khu Công nghiệp Tân Đức... Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng có điều kiện thuê mướn dài hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025 dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương. Tuy nhiên kế hoạch vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa nêu được cụ thể cần phải làm gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển trong thời gian tới. Những chính sách, biện pháp hỗ trợ vẫn còn trên sách vở chưa thật sự triển khai đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để phát triển.

- Hỗ trợ các DNNVV tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua Trung tâm xúc tiến thương mại Tỉnh Bình Thuận. Một số hoạt động cụ thể như tổ chức hội chợ triển lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường, tham gia các chương trình giao lưu kinh tế với nhiều nước để tìm

đầu ra cho một số mặt hàng thuộc thế mạnh của địa phương mà các DNNVV có thể sản xuất được như hàng nông, thủy sản.

- Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho đối tượng là chủ các DNNVV, hộ kinh doanh cá thể nhằm giúp họ nắm vững một số kiến thức về luật doanh nghiệp, marketing, kế toán…tạo điều kiện cho họ có phương pháp quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc có đủ kiến thức để tham gia vào tiến trình hội nhập.

2.1.4. Thực trạng cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Bình Thuận.

2.1.4.1. Hệ thống mạng lưới Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận.

Trong những năm gần đây nhìn chung tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có sự sôi động hẳn lên. Từ chỗ ban đầu chỉ có bốn ngân hàng thương mại nhà nước. Hiện nay trên địa bàn có nhiều ngân hàng TMCP xuất hiện, kèm theo hàng loạt các phòng giao dịch của các ngân hàng lần lượt cũng ra đời, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 17 chi nhánh các Ngân hàng hoạt động gồm 5 NHTM Nhà nước.

2.1.4.2. Thực trạng cấp tín dụng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận thời gian qua.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo quy mô doanh nghiệp của các NHTM trên địa bàn Bình Thuận từ 2014-6/2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Tốc độ tăng, giảm (%)

2014 2015 2016 06/2017 15/14 16/15 6-17/16 Tổng số 22.336 26.828 32.330 35.344 20,11 20,50 9,32 - DN lớn 1.840 2.150 2.620 2.975 16,84 21,86 13,55

Tình hình hoạt động tín dụng tại tỉnh Bình Thuận trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh, nhất là năm 2016. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2017 sự tăng trưởng này có dấu hiệu chậm lại.

Xét theo qui mô doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm tỷ trọng lớn hơn đối với doanh nghiệp lớn, năm 2016 dư nợ tín dụng đối với DNNVV là 7.541 tỷ đồng và có mức tăng trưởng tín dụng 36,17% lớn hơn so với năm 2015.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VCB TỈNH BÌNH THUẬN. NHỎ VÀ VỪA TẠI VCB TỈNH BÌNH THUẬN.

2.2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, VCB Bình Thuận được thành lập và đi vào hoạt động ngày 25/11/2005. Sau hơn 10 năm thành lập, VCB Bình Thuận có mạng lưới rộng khắp trong toàn tỉnh với 01 Trụ sở chính Chi nhánh và 04 Phòng Giao dịch được bố trí như sau:

- TP. Phan Thiết: Trụ sở Chi nhánh và 01 Phòng Giao dịch - Thị xã La Gi: 01 Phòng Giao dịch

- Huyện Đức Linh: 01 Phòng Giao dịch - Huyện Tuy Phong: 01 Phòng Giao dịch và 06 Phòng nghiệp vụ: - Phòng Khách hàng - Phòng Khách hàng bán lẻ - Phòng Kế toán - Phòng Dịch vụ khách hàng - Phòng Ngân quỹ - Phòng Hành chính nhân sự

2.2.2. Tình hình họat động kinh doanh tại VCB Bình Thuận

2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tình hình cạnh tranh của các Ngân hàng rất gay gắt nhất là tình hình huy động vốn, trong đó đáng kể là sự nổ lực rất lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP, do thông thoáng về cơ chế nhất là sự linh hoạt về lãi suất huy động, cải tiến các hình thức huy động vốn nên đã chiếm được một thị phần rất lớn trong nghiệp vụ huy động vốn trên địa bàn bàn tỉnh Bình Thuận.

Bảng số 2.4: Tình hình huy động vốn của NHTM tại tỉnh Bình Thuận từ 2014-6/2017.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn : Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Thuận [19]

Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2014 2016/2015 6/2017/2016 2014 2015 2016 06/2017 Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng vốn huy động 18.841 21.297 25.410 27.921 2.457 13,04 4.113 19,31 2.511 9,88 Trong đó: VCB Bình Thuận 1.127 1.366 1.548 1.950 239 21,20 182 13,32 402 25,96 - Tỷ trọng (%) 5,98 6,41 6,09 6,98 - - - -

Qua số liệu bảng số 2.4 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng trên địa bàn bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2014 đến nay đều tăng. Riêng VCB Bình Thuận đã có sự nổ lực rất lớn trong nghiệp vụ huy động vốn. Mặc dù năm 2014 mức huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)