THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 45)

NHỎ VÀ VỪA TẠI VCB TỈNH BÌNH THUẬN.

2.2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, VCB Bình Thuận được thành lập và đi vào hoạt động ngày 25/11/2005. Sau hơn 10 năm thành lập, VCB Bình Thuận có mạng lưới rộng khắp trong toàn tỉnh với 01 Trụ sở chính Chi nhánh và 04 Phòng Giao dịch được bố trí như sau:

- TP. Phan Thiết: Trụ sở Chi nhánh và 01 Phòng Giao dịch - Thị xã La Gi: 01 Phòng Giao dịch

- Huyện Đức Linh: 01 Phòng Giao dịch - Huyện Tuy Phong: 01 Phòng Giao dịch và 06 Phòng nghiệp vụ: - Phòng Khách hàng - Phòng Khách hàng bán lẻ - Phòng Kế toán - Phòng Dịch vụ khách hàng - Phòng Ngân quỹ - Phòng Hành chính nhân sự

2.2.2. Tình hình họat động kinh doanh tại VCB Bình Thuận

2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tình hình cạnh tranh của các Ngân hàng rất gay gắt nhất là tình hình huy động vốn, trong đó đáng kể là sự nổ lực rất lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP, do thông thoáng về cơ chế nhất là sự linh hoạt về lãi suất huy động, cải tiến các hình thức huy động vốn nên đã chiếm được một thị phần rất lớn trong nghiệp vụ huy động vốn trên địa bàn bàn tỉnh Bình Thuận.

Bảng số 2.4: Tình hình huy động vốn của NHTM tại tỉnh Bình Thuận từ 2014-6/2017.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn : Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Thuận [19]

Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2014 2016/2015 6/2017/2016 2014 2015 2016 06/2017 Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng vốn huy động 18.841 21.297 25.410 27.921 2.457 13,04 4.113 19,31 2.511 9,88 Trong đó: VCB Bình Thuận 1.127 1.366 1.548 1.950 239 21,20 182 13,32 402 25,96 - Tỷ trọng (%) 5,98 6,41 6,09 6,98 - - - -

Qua số liệu bảng số 2.4 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng trên địa bàn bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2014 đến nay đều tăng. Riêng VCB Bình Thuận đã có sự nổ lực rất lớn trong nghiệp vụ huy động vốn. Mặc dù năm 2014 mức huy động vốn chỉ đạt 1.127 tỷ đồng, chiếm 5,98% huy động vốn toàn địa bàn. Nhưng từ năm 2016 đến nay nguồn vốn huy động của VCB Bình Thuận tăng mạnh, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1.950 tỷ đồng, chiếm 6,98% huy động vốn toàn địa bàn. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao 25,96% (tháng 6/2017) so với tăng trưởng toàn địa bàn 9,88%.

Nếu xét về thị phần huy động vốn, năm 2016 thị phần của VCB Bình Thuận chiếm tỷ lệ 6,98%, với thị phần còn quá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân thị phần huy động vốn của VCB chưa cao là do hiện nay tại Tỉnh Bình Thuận chi nhánh cấp 1 và 04 Phòng giao dịch của VCB còn hạn chế, chỉ mở một số nơi và một số nơi khác đông dân cư, còn phần lớn các huyện còn lại chưa có Phòng giao dịch. Điều này cũng gây hạn chế rất lớn đối với Ngân hàng trong quá trình huy động vốn.

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng

Tình hình hoạt động tín dụng của VCB Bình Thuận trong những năm qua có sự tăng trưởng đáng kể liên tục qua các năm. Tổng dư nợ tín dụng năm 2016 đạt 1.443 tỷ đồng so với năm 2015 giảm 22,16%. Đến tháng 6/2017 dư nợ đạt 1.866 tỷ đồng, tăng 29,31% so với cuối năm 2016; trong khi mức tăng trưởng toàn địa bàn là 9,32%.

Bảng số 2.5: Tình hình cho vay của NHTM tại tỉnh Bình Thuận từ 2014-6/2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2014 2016/2015 6/2017/2016 2014 2015 2016 06/2017 Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng dư nợ cho vay 22.336 26.828 32.330 35.344 4.492 20,11 5.502 20,51 3.014 9,32 Trong đó:

VCB Bình Thuận 1.587 1.854 1.443 1.866 267 16,82 -411 -22,16 423 29,31

- Tỷ trọng (%) 7,10 6,91 4,46 5,27 - - - -

Tuy nhiên nếu xét về thị phần tín dụng trong những năm qua tình hình hoạt động tín dụng của VCB Bình Thuận có sự giảm sút về thị phần: năm 2014 (7,1%), 2015 (6,91%), 2016 (4,46%), 6/2017 (5,27%). Nguyên nhân thị phần dư nợ cho vay của VCB Bình Thuận giảm là do: (1) các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nên lượng khách hàng bị chia sẽ; (2) tố độ tăng trưởng dư nợ của VCB Bình Thuận thấp hơn mức độ tăng dư nợ chung của các ngân hàng trên địa bàn; (3) các ngân hàng đẩy mạnh cho vay bán lẻ (trong đó bao gồm cả DNNVV).

Nguyên nhân chính dư nợ cuối năm 2016 giảm mạnh là do một số khách hàng Doanh nghiệp lớn chuyển sang Ngân hàng khác. Tuy nhiên, đến đầu năm 2017 nhờ cơ chế tín dụng và lãi suất hợp lý đã thu hút những khách hàng cũ quay lại vay vốn tại VCB Bình Thuận.

2.2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Bình Thuận từ 2014 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Bảng Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng tài sản 1.912 2.470 2.541

Lợi nhuận sau thuế 27 42 34

ROA (%) 1,6 2,6 2,4

Nguồn: VCB Bình Thuân [20]

Từ năm 2014 đến 2016 lợi nhuận sau thuế của VCB Bình Thuận tăng đều qua các năm, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 34 tỷ đồng. Năm 2014 mặc dù tình hình hoạt động ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận là 27 tỷ đồng thực sự đây là điều đáng khích lệ. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) của ngân hàng liên tục tăng qua

các năm. Năm 2015 là 42 tỷ đồng và ROA tại ngân hàng là 2,6 cao hơn nhiều so với nhiều NHTM khác.

Kết quả Chi nhánh cơ bản đã hoàn thành kế hoạch được giao, tạo được một vị thế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vì đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phục vụ đầu tư phát triển tại địa phương. Trong hoạt động luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả tạo được sự tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong năm qua Chi nhánh đã tăng cường tìm kiếm khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động xuống địa bàn các huyện lân cận, tìm kiếm những dự án khả thi, áp dụng chính sách khách hàng, lãi suất cho vay linh động.

2.2.3. Thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại VCB Bình Thuận.

2.2.3.1. Các phương thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VCB tỉnh Bình Thuận.

- Cho vay ngắn hạn từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và VCB Bình Thuận thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay ngắn hạn theo hạn mức: VCB Bình Thuận và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: VCB Bình Thuận là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, có uy tín và kinh nghiệm trong thẩm định các dự án đầu và sẵn sàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho khách hàng trong đầu tư các dự án trung và dài hạn.

- Cho vay hợp vốn: Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, VCB Bình Thuận còn kết hợp với các Chi nhánh khác trong hệ thống Vietcombank khác để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: VCB Bình Thuận cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi, qua đó khách hàng có thể chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng tại VCB trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2.3.2. Quy trình cấp tín dụng cho DNNVV tại VCB Bình Thuận.

VCB Bình Thuận hiện có ba quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là: (1) Quy trình tín dụng đối với Khách hàng tổ chức (Doanh nghiệp lớn); (2) Quy trình tín dụng đối với DNNVV; (3) Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Về cơ bản, quy trình cho vay được bắt đầu từ khi Cán bộ khách hàng liên hệ trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng. Nhìn chung quy trình tín dụng tại VCB Bình Thuận có thể khái quát qua các bước như sau: [22]

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận và phỏng vấn khách hàng

Bước 2: Đánh giá sơ bộ trên cơ sở thông tin có được sau lần đầu gặp khách hàng. Nếu chưa đủ cơ sở đánh giá, yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin.

- Nếu đạt yêu cầu, thực hiện tiếp theo quy trình - Nếu không đạt yêu cầu, từ chối khách hàng

Bước 3: Cung cấp mẫu hồ sơ cho khách hàng tương ứng với mục đích vay. Hỗ trợ khách hàng hòan thiện hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng (CIC) của khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan.

- Nếu đạt yêu cầu, thực hiện tiếp theo quy trình - Nếu không đạt yêu cầu, từ chối khách hàng

Bước 5: Kiểm tra hồ sơ đã nhận được đối chiếu với quy định tương ứng với mục đích vay vốn của khách hàng.

- Nếu đạt yêu cầu, Chấp nhận hồ sơ. Đồng thời, chuyển tiếp thực hiện theo Quy trình tín dụng đối với DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Nếu không đạt yêu cầu, từ chối khách hàng

2.2.3.3. Thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại VCB Bình Thuận.

Tình hình cho vay tại VCB Bình Thuận thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước và địa phương.

Bảng số 2.7: Tình hình tín dụng của VCB Bình Thuận đối với DNNVV từ 2015 đến 06/2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 T6/2017 So sánh Mức dư nợ Tỷ trọng (%) Mức dư nợ Tỷ trọng (%) Mức dư nợ Tỷ trọng (%) 2016/2015 T6-2017/2016 Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lượng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) DN lớn 1.250 67,43 750 51,97 860 46,08 -500 40 100 14,67 DN NVV 339 18,28 338 23,42 320 17,16 -1 -0,29 -18 -5,33 Hộ KD cá thể 265 14,29 355 24,61 686 36,76 90 33,96 331 93,24 Tổng cộng 1.854 100 1.443 100 1.866 100 -411 -22,17 423 29,31 Nguồn: VCB Bình Thuân[20]

Theo bảng số liệu 2.7 có thể thấy, đến tháng 6/2017 tổng mức dư nợ tín dụng là 1.866 tỷ đồng, tăng 423 tỷ đồng, tốc độ tăng 29,31% so với năm 2016; và năm 2016 tổng số dư nợ tín dụng đạt 1.443 tỷ đồng, giảm so với năm 2015 là 411 tỷ đồng chứng tỏ Chi nhánh đang găp khó khăn trong năm 2016 nhưng 6 tháng năm 2017 Chi nhánh đã vươn lên và đạt kết quả tốt đây không phải là điều đáng lo ngại đối với Chi nhánh VCB Bình Thuận. Nhìn chung đây là thành tích đáng ghi nhận đối với hoạt động tín dụng của VCB Bình Thuận trong điều kiện khó khăn như hiện nay.

Sở dĩ có được điều này là do sự nỗ lực của toàn cán bộ ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng đối với loại hình DNNVV, sự cải tiến trong quy trình tín dụng. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2017 thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCB Bình Thuận đã thực hiện khá tốt vấn đề này, thu hút được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Kết quả 6 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh đạt 320 tỷ đồng góp phần vào sự tăng trưởng của Ngân hàng riêng năm 2016 tình hình tăng trưởng tín dụng có sự chững lại và cơ cấu có sự thay đổi, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp lớn chiếm 51,97%, doanh nghiệp nhỏ và vừa 23,42% và hộ kinh doanh cá thể là 24,61%. Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp hàng năm có sự biến động là do cuối năm định danh lại khách hàng. Theo đó, một số DNNVV đủ tiêu chuẩn (chủ yếu về quy mô vốn) chuyển thành Doanh nghiệp lớn. Mặt khác, Ngân hàng cần hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hết, một số doanh nghiệp trả hết nợ và giảm số dư tín dụng tại Ngân hàng, còn doanh nghiệp lớn vẫn còn trong thời hạn ưu đãi tín dụng và ngân hàng cũng tìm thêm được thêm một vài khách hàng lớn từ mối quan hệ của lãnh đạo Ngân hàng, điều này làm cho cơ cấu tín dụng có phần thay đổi đáng kể.

- Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Bảng số 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay tại VCB Bình Thuận 06/2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Lĩnh vực cho vay Nông, lâm, thủy hải sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng cộng

Dư nợ cho vay 441 126 613 1.180

Trong đó:

Dư nợ đối với DNNVV 76 40 204 320

Tỷ trọng dư nợ

DNNVV(%) 31,75 17,23 53,28 27,12

Nguồn: VCB Bình Thuân[20]

Theo số liệu thống kê thời điểm tháng 6 năm 2017 trên bảng số 2.8, tổng dư nợ đối với DNNVV tại VCB Bình Thuận là 320 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung vào ngành thương mại và dịch vụ là 204 tỷ đồng, chiếm 53,28% tổng dư nợ toàn Chi nhánh; ngành Nông lâm thủy hải sản là ngành chủ lực của tỉnh Bình Thuận dư nợ tín dụng cũng chỉ ở mức là 76 tỷ đồng chiến 31,75%. Ngành công nghiệp và xây dựng là 40 tỷ đồng chiếm 17.23%

Mặc dù ngành nông, lâm thủy sản là ngành kinh tế đóng góp giá trị xuất khẩu của tỉnh, nhưng đối với VCB Bình Thuận tỷ lệ cho vay đối với DNNVV trong lĩnh vực này thấp hơn hai loại hình doanh nghiệp còn lại. Điều này chứng tỏ VCB Bình Thuận đánh giá những ngành kinh tế này có rủi ro cao.

- Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn nợ:

Bảng số 2.9: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn nợ tại VCB Bình Thuận 06/2017 Đơn vị tính: triệu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)