Không gian văn hóa tâm linh và bút pháp kỳ ảo trong việc tạo dựng không gian

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: văn hóa VIỆT TRONG (Trang 93 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Không gian văn hóa tâm linh và bút pháp kỳ ảo trong việc tạo dựng không gian

gian văn hóa Việt

3.2.1.1. Không gian văn hóa tâm linh.

Trong xã hội bộn bề, con người rất cần một không gian văn hóa tâm linh nhằm cân bằng trong cuộc sống. Những ngôi đền, chùa, những nhà thờ, hay tượng linh vật… đó là những phương diện thể hiện tín ngưỡng, đức tin, khát vọng hướng tới sự giải thoát tuyệt đối tìm đến sự thanh tịnh, yên tĩnh trong tâm hồn mỗi con người.

Chùa trong Truyền kỳ mạn lục – một không gian văn hóa tâm linh vừa mang nét chung như bao nhiêu ngôi chùa khác trên đất nước ta. Đồng thời dưới ngòi bút của tác giả chùa còn thể hiện, chuyên chở dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Nguyễn Dữ không chú trọng đến việc đi chùa sẽ tìm thấy trong Đức Phật những tín điều phù hợp với ý thức của mình đối với cuộc sống, cuộc đời, tìm thấy những điều Phật dạy, sự gợi mở khiến tâm hồn tĩnh lặng, và hướng thiện. Trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục mỗi lần hình ảnh ngôi chùa xuất hiện lại là những lần làm cho tâm hồn con người cuộn lên bao nỗi ngổn ngang trước bộn bề của cuộc sống. Lại nói về nhân vật Hàn Than sau khi nương nhờ chùa Phật Tích thì chính nơi đây lại là điểm khởi đầu cho những đau khổ trong cuộc đời nàng khi cô bị phanh phui nguồn gốc, thân phận của mình. Do đó cô lại phải chuyển đi đến một ngôi chùa

khác, chính tại nơi này Hàn Than và Vô Kỷ đã hành xử những việc mà từ trước tới giờ trong tâm thức của người Việt rất kiêng kỵ chuyện trai gái làm việc đồi bại đặc biệt là trong không gian chùa chiền. Trong tác phẩm Cái chùa hoang ở huyện Đông

Triều nhân vật chính lại là những bức tượng Phật vốn xưa kia thường được xem là

“từ bi cứu khổ cứu nạn” cho chúng sinh. Đi vào trong tác phẩm của Nguyễn Dữ tượng Phật trở nên bát nháo, phàm tục, đáng khinh bỉ, trộm cắp của dân. “Một lát thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn, cá nhỏ đều bỏ vào mồm nhai nhuốt hết”, bụng đói, miệng thèm “đoạn họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít”. Như vậy Nguyễn Dữ đã không khắc họa, miêu tả cảnh thanh tịnh, chốn bình yên nơi cửa Phật. Ông đã đem đến cho người đọc những hành động trái đạo kệch cỡm, tha hóa giữa chốn linh thiêng. Điều này phải chăng được lý giải bởi lúc này Nho giáo ở nước ta đang thịnh hành, nó trở thành độc tôn. Chúng chống lại các tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo giáo. Đây chính là một phần để lý giải xã hội tại sao lại rơi vào tình trạng loạn lạc, bại hoại về đạo đức… Mặt khác Nguyễn Dữ vốn là một Nho sĩ do quan điểm của ông là trung thành với tư tưởng của Nho gia nên ông đã lý giải và chỉ ra những hạng người tạo nên sự lũng loạn ấy của xã hội là: bọn thương nhân, kiếp ca kĩ, Nho sĩ lười biếng và những người đi tu (theo quan điểm riêng của Nguyễn Dữ) là những hạng người làm nên sự đồi bại, băng hoại về đạo đức xã hội. Do vậy mà hình ảnh của những ngôi chùa – không gian văn hóa tâm linh trong các tác phẩm thuộc tập truyện Truyền kỳ

mạn lục gắn liền với những nhân vật tu hành sẽ không còn linh nữa bởi những hành

động của bọn này trái với đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục thế nên bị lên án, phê phán, tố cáo khi chúng mang trong mình hành động đi ngược lại với đạo đức phong kiến đương thời.

Nếu như chùa là không gian ngự của Phật thì đền lại là không gian ngự của các vị thần mà nhân dân tín ngưỡng tôn thờ. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

không gian của chuyện là một địa danh của Việt Nam đền ở núi Tản Viên thuộc vùng đất Lạng Giang. Thế nhưng trớ trêu thay ngôi đền lại bị hồn ma của tên tướng giặc bại trận của Mộc Thạnh họ Thôi lộng hành, quyền phép, nhũng nhiễu nhân dân. Đặc biệt hắn gian giảo, xảo quyệt, lấp liếm đủ trò chiếm giữ đền của Thổ Công đất Việt. Tuy nhiên hành động của hắn đã bị Ngô Tử Văn dũng cảm đứng lên đòi

quyền lợi đã dám châm lửa đốt đền của tên tướng giặc bại trận ấy, hành động này tạo nên sự ngạc nhiên lắc đầu lè lưỡi của mọi người. Người xưa quan niệm đền, chùa, miếu mạo… là những nơi linh thiêng, thường hay báo ứng, không dám động đến. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn đã góp phần phê phán, đả kích tệ nạn mê tín dị đoan đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhân dân ta. Đồng thời còn thể hiện lòng tự hào dân tộc của các chí sỹ yêu nước lúc bấy giờ. Họ dám đứng lên để chống lại sự bất công, ngang trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Cũng mang dáng dấp không gian văn hóa tâm linh, ngôi đền Hạng Vương trong Câu chuyện ở

đền Hạng Vương lại được bắt đầu bằng một không gian mang đậm màu sắc Trung

Quốc khi quan thừa chỉ Hồ Tôn Thốc đi sứ đặt chân sang địa danh Trung Quốc, luận bàn về chính sự. Qua đó ông muốn phê phán những hạng người sống không nhân, không đức “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” bọn sâu mọt, luôn tìm cách xu nịnh, ton hót hại người… đang thỏa sức tung hoành trong xã hội mục ruỗng, thối nát của Việt Nam lúc đó. Chuyện chức phán sự đền Tản ViênCâu chuyện ở đền Hạng Vương, mỗi câu chuyện tương ứng với những trăn trở, những băn khoăn, những vấn đề mang tính cấp bách ẩn sâu trong tâm trạng con người mà họ khó lòng giải tỏa. Nguyễn Dữ đã thể hiện thành công không gian văn hóa tâm linh mang màu sắc phê phán nhưng phê phán để rồi thể hiện thái độ, tâm trạng của mình đó là nét độc đáo trong Truyền kỳ mạn lục.

3.2.1.2. Bút pháp kỳ ảo trong việc tạo dựng không gian văn hóa Việt.

Chịu ảnh hưởng từ tư duy thần linh siêu hình của các tác giả dân gian, của những chuyện kỳ quái phương Bắc Nguyễn Dữ đã đưa vào câu chuyện của ông nhiều yếu tố hoang đường thông qua bút pháp kỳ ảo để thể hiện không gian văn hóa Việt.

Không gian trong Truyền kỳ mạn lục đa dạng và phong phú dựa theo trí tưởng tượng của tác giả. Nó là mảnh đất mà nhân vật có thể tồn tại, bộc lộ mọi tính cách để rồi người đọc có thể thả hồn phiêu lưu, chìm đắm trong thế giới huyền ảo với nhiều chiều không gian được mở ra. Trong đó ta tìm thấy sự va chạm của thế giới thực và thế giới ảo làm nên cung bậc, sắc thái riêng cho không gian Truyền kỳ mạn lục.

là tiếp nối sự sống ở một thế giới khác, dưới một hình thức khác. Thế giới người sống, chết, âm, dương có sự tương thông, ảnh hưởng qua lại. Sứ giả thường là ma quỷ, thần tiên hoặc những con người bình thường khác Truyền kỳ mạn lục bằng bút pháp kỳ ảo đã tạo ra hiệu quả lớn để Nguyễn Dữ phản ánh bộ mặt của xã hội đương thời. “Truyền kỳ nào cũng vừa có yếu tố thực, vừa có yếu tố siêu thực thiếu một trong hai yếu tố đó không phải là truyền kỳ đích thực”.

Thế giới kỳ ảo là thế giới tồn tại song song nhưng khác biệt với thế giới con người. Vì vậy con người để đến được với thế giới siêu nhiên tác giả thường sử dụng bút pháp kỳ ảo không gian kỳ ảo không có thật đó là không gian âm phủ và không gian thủy phủ gắn liền với các nhân vật ma quái. Đó là không gian nơi lòng đất, nơi sinh sống của những người đã mất, không gian thiên đình. Đó là không gian trên trời, gắn với các nhân vật thần tiên. Tuy nhiên cho dù nhân vật tồn tại trong loại hình không gian nào thì vẫn in đậm bản sắc văn hóa của người Việt.

Không gian âm phủ là loại không gian xuất hiện nhiều nhất trong Truyền kỳ

mạn lục. Tiêu biểu là các chuyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện yêu

quái ở Xương Giang, Chuyện Lý tướng quân, Chuyện tướng Dạ Xoa. Những câu

chuyện này mượn mô tip người xuống âm phủ để đưa người đọc đến một thế giới kỳ bí vốn chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng và nỗi sợ hãi của con người. Trong

Chuyện chức phán sự dền Tản Viên âm phủ được hình dung là “một tòa linh lớn,

xung quanh có thành sắt cao vợi. Đằng phía Bắc tức là một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài ước hơn nghìn bước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên tả hữu cầu có đến mấy vạn quỷ Da. Xoa mắt xanh tóc đỏ hình dáng nanh ác”. Tòa cung điện trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang tuy chỉ có mái hành lang bên tả bị xiêu đổ, sau Hoàng mới thấy người con gái ở với mình ngày trước từ phía hành lang bên tả đi ra. Không gian âm phủ là không gian mà ở đó tác giả đã cố tình tượng tượng thông qua bút pháp kỳ ảo nhằm mục đích khuyên răn, nhắn nhủ tới con người hãy làm những việc tốt, có đức để xuống âm phủ sống tiếp cuộc đời của mình thì không còn phải chịu kiếp đọa đầy đó chính là ý đồ nghệ thuật của tác giả. Nó xuất phát từ suy nghĩ trần sao, âm vậy. Nơi lòng đất này tác giả tưởng tượng ra một một tổ chức, luật pháp nghiêm ngặt. Đứng đầu âm phủ là Diêm Vương có nhiệm vụ xét xử linh hồn người chết, thưởng phạt theo đúng tội trạng, hay công đức của

người ấy trên dương gian. Giúp việc cho Diêm Vương là các phán quan, các tướng Dạ Xoa. Tất cả đều có tôn ty trật tự rõ ràng. Tương tự như vậy là gian thủy phủ cũng được tác giả tưởng tượng và phân chia cấp bậc rõ ràng đứng đầu thủy phủ là Long Vương, quân lính là các giống quỷ xứ, ma quái… Tất cả đều thực hiện cán cân công lý một cách minh bạch, công bằng. Như thế với bút pháp kỳ ảo một không gian tưởng tượng hoàn toàn hư cấu đã mở ra thông qua hình thức tổ chức nơi âm phủ, thủy phủ. Nó đã thể hiện khát vọng và ước mơ về một xã hội lý tưởng, công bằng. Đọc chuyện mọi người sẽ nhận được những bài học đích đáng thông qua cách xử kiện của Diêm Vương để sống hướng thiện, “tốt đời đẹp đạo”. Đó là ước muốn ngàn đời của con người ở bất cứ thời đại nào. Chính những khát vọng này đã thôi thúc tác giả tìm ra một bút pháp kỳ ảo không có thật hoàn toàn bằng tưởng tượng để có thể chuyển tải những vẻ đẹp văn hóa mang tính giáo huấn đạo đức của con người Việt Nam về cái thiện và ái ác trong xã hội.

Không gian thiên đình, được tác giả tưởng tượng trong tác phẩm Chuyện

Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào là một không gian mà ở đó có “cửa thuận hạnh”

dành cho những vị tiên vốn người trần sông hiếu thuận, hoặc giữa lúc lưu ly mà bao bọc lấy nhau, và đây là “cửa Nho thần” vốn dành cho những trung thần lẫm liệt như Tô Hiến Thành, Chu Văn An đặt ngang tầm với các danh thần đời Hán Đường… Không gian ấy là không gian được xây dựng bằng trí tưởng tượng, hư ảo đã thôi thúc một cách mạnh mẽ Phạm Tử Hư về ý thức bản thân. Ông tự răn mình “cố

gắng sửa mình chuốt nết” mong được thành danh và cuối cùng ông đỗ tiến sỹ. Đó

là phần thưởng xứng đáng cho những Nho sĩ quyết chí theo học sách thánh hiền. Không gian trên trời thường gắn với các nhân vật thần tiên. Chốn thần tiên trong tâm thức của con người Việt Nam chính là cõi niết bàn. Nơi mà có cuộc sống viên mãn, thỏa nguyện khao khát, ước mơ là đích hướng tới của con người sống trên trần thế. Không phải ai cũng được nhập cõi niết bàn mà chỉ có những người hội tụ những phẩm chất cao quý mới có thể đắc đạo. Với câu chuyện Chuyện Từ

Thức lấy vợ tiên bút pháp kỳ ảo được phát huy một cách cao độ khi nhân vật của

Nguyễn Dữ được kết hôn, sống cùng với tiên nữ, được hưởng một cuộc sống sung sướng, đủ đầy nơi chốn bồng lai tiên cảnh. Việc đưa người đến với cõi tiên, chuyện tưởng như hoang đường, hư ảo nhưng khi nghe Nguyễn Dữ tâm sự về thế giới tiên,

người tiên thì thấy cõi tiên giờ đây cũng giống như trần ai vậy. Người tiên cũng biết thổn thức vì yêu, cũng khao khát được yêu. Tấm lòng tiên cũng “bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục, chàng nên nhân một mình thiếp mà cho tất cả quần

thần đều thế”. Nếu không có tình yêu, dù là tiên thể xác cũng khô gầy, héo hon, tàn

tạ. Thế nên tình yêu mang tính bản năng, khát vọng hạnh phúc luôn luôn bùng cháy trong mỗi con người. Vì vậy theo đuổi tình yêu, chạy theo tình yêu là một nhu cầu tất yếu. Nhưng trong xã hội phong kiến ấy tình yêu đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ là một thứ vô cùng xa xỉ. Họ luôn phải tuân thủ những luật lệ hà khắc tam tòng, tứ đức… Vì vậy không gian trần thế dường như là nhỏ hẹp hơn, bế tắc hơn. Do vậy Nguyễn Dữ đã mượn thể truyền kỳ “để thoát lên tiên”, để “phiêu lưu trong trường tình”, để “rạo rực băn khoăn” trong tình yêu cho thỏa nguyện. Không gian tiên cảnh được tác giả miêu tả với sự quyến rũ lòng người, đẹp thơ mộng, lãng mạn có mây trời, sông nước, có thiên nhiên hữu tình, có động thiên thai, có chốn bồng lai… đẹp đến mê hồn hòa chung với tình đời, tình người ấm áp. Thế nhưng không gian nơi ấy vẫn không giữ chân được Từ Thức.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi sử dụng bút pháp kỳ ảo để tạo ra không gian văn hóa Việt. Mặc dù mỗi không gian của từng truyện trong Truyền kỳ mạn lục

ông đem đến màu sắc văn hóa riêng như không gian âm phủ, thủy phủ gắn liền với bài học về cái thiện và cái ác ở đời. Không gian Thiên Tào lại gắn liền với ý thức rèn rũa bản thân của cá nhân mỗi con người thông qua cách ứng xử của các Nho sĩ trong xã hội xưa. Không gian của cõi Tiên đáp ứng sự thỏa mãn khát vọng của con người về vật chất cũng như tinh thần… Tất cả các không gian mà Nguyễn Dữ tạo ra bằng bút pháp kỳ ảo lại một lần nữa thể hiện tài năng bậc thầy của tác giả. Mật độ hư cấu, kỳ ảo xuất hiện dày đặc trong các tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Suy cho cùng đó cũng chỉ là phương thức để ông thực hiện thiên chức của một nhà văn “là người thư ký trung thành của thời đại”. Thế nên nói đến không gian địa phủ, hay thủy phủ thì cuối cùng kết thúc các tác phẩm của các không gian trên nhà văn đều hướng ngòi bút về mảnh đất của hiện thực trần thế. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện yêu quái ở Xương Giang… không gian trần thế vẫn được hiện hữu Ngô Tử Văn được làm quan phán sự ở đền Tản Viên. Không gian Thiên Tào nhân

vật Phạm Tử Hư quay về trần thế ứng thi và đỗ đạt đem tài năng phục vụ cho triều đình. Không gian cõi Tiên chàng Từ Thức vì nhớ quê chàng quyết chí quay trở về trần thế để rồi rơi vào bi kịch của sự cô đơn, xa lạ với chính nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Như vậy bút pháp kỳ ảo giúp cho trí tưởng tượng của người nghệ sỹ bay cao, bay xa hơn, thể hiện được nhiều hơn các góc cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên sử dụng nó một cách đậm đặc sẽ làm mất đi đặc trưng của thể truyền kỳ. Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng vào đó những vấn đề mang tính nóng bỏng của thời sự - xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: văn hóa VIỆT TRONG (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)