Phong cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: văn hóa VIỆT TRONG (Trang 47 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Phong cảnh thiên nhiên

2.2.1.1. Bức tranh thiên nhiênmang đậm phong vị đặc trưng của văn hóa Việt

Cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến trong các tác phẩm văn chương qua các giai đoạn, đặc biệt là văn học trung đại. Mỗi tác giả có những đóng góp riêng tạo nên sự khác biệt trong các tác phẩm của mình. Nguyễn Dữ cũng vậy, ông đã viết nên một áng “thiên cổ kỳ bút”Truyền kỳ mạn lục, mở đầu cho nên văn xuôi tự sự Việt Nam. Một trong những đóng góp của nhà văn là việc khắc họa, miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mang đậm dấu ấn văn hóa Việt nhằm phục vụ cho mục đích ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Tuy nhiên “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi

những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa – Nam Cao)

nên bằng tất cả tấm lòng, tài năng và sáng tạo của bản thân, Nguyễn Dữ cũng cho người đọc thấy những đổi mới trong việc thể hiện phong cảnh thiên nhiên để từ đó người viết cũng muốn người đọc nhận thức được những đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam trong tác phẩm của Nguyễn Dữ sẽ mang dấu ấn dân tộc, thông qua sự kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt để góp phần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Cái đầu tiên khi nói về văn hóa, chính là cái khởi đầu, là nền tảng hình thành nên văn hóa, mà ở đó đất đai, sông núi, thiên nhiên là yếu tố quyết định tất cả những yếu tố đó được thể hiện thông qua mối quan hệ với con người, với đời sống cộng đồng. Sự khác biệt này xuất phát từ yếu tố thần kỳ của thể loại nhằm chứng minh cho sự linh thiêng hoặc thiêng hóa địa danh, thiêng hóa yếu tố văn hóa. Chẳng hạn như trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, mục đích của câu chuyện không chỉ hướng đến các sự kiện nhân vật, hiện tượng cụ thể như kể về quá trình Từ Thức gặp và kết duyên với Giáng Hương như thế nào mà cái quan trọng ở đây Nguyễn Dữ muốn mượn câu chuyện này để diễn tả, giới thiệu một chốn Bồng lai tiên cảnh mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Thanh Hóa và từ đó khoác lên mình nó vẻ đẹp diệu kì mang màu sắc, cách sinh hoạt của con người Việt Nam đó là vườn hoa với những khóm mẫu đơn đẹp, mà ở đó có các nàng tiên ngày đêm đàn hát, tạo ra một nhịp

sống hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Đây chính là nét đẹp văn hóa có sự trộn lẫn, hài hòa giữa vẻ đẹp vật chất và vẻ đẹp tinh thần làm nên những giá trị văn hóa mà trong đó có một phần nhờ vào thiên nhiên. Với kho thóc, kho gạo, kho muối…, nó chính là những mảng hóa thân của tạo hóa, thiên nhiên để rồi bằng trí tưởng tượng bay bổng của tác giả đã làm cho người đọc hình dung ra sự đi liền, gắn bó một cách gần gũi với cách sinh hoạt quen thuộc của người dân vùng văn hóa lúa nước. Như vậy thiên nhiên trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên Nguyễn Dữ đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp mang tính đặc trưng của một vùng quê nơi ông đã lựa chọn sinh trong những ngày ẩn dật, song thiên nhiên trong tác phẩm Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên mang vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa, nó vừa có nét thực nhưng pha vào đó là những gam màu của hư ảo, làm cho câu chuyện trở nên lung linh vừa hư, vừa thực. Phải chăng chính điều này giúp cho con người trở nên lãng mạn, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Đây chính là nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung mà Nguyễn Dữ đã tinh tế thể hiện trong tác phẩm của mình. Giống với thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Khuyến khi tác giả này cũng viết về thiên nhiên nơi đồng bằng Bắc bộ với ao thu lạnh lẽo, với bầu trời xanh… Với Nguyễn Khuyến là bức tranh thu mang tâm trạng “Tựa gối ôm cần(Thu điếu), “Rằng quan nhà Nguyễn

cáo về đã lâu”, (Di chúc) và ở Nguyễn Dữ là bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước, thương dân cháy bỏng.

Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thiên nhiên thể hiện môi trường sống ẩn dật của các nho sĩ được tác giả cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Với những nét đẹp riêng biệt của từng cảnh vật, vẻ đẹp tinh túy của tạo hóa, cái thần thái của thiên nhiên, là nét chủ yếu tiêu biểu phổ biến trong tác phẩm.

Vốn sinh ra ở Hải Dương nhưng mảnh đất gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ lại là cảnh và người Thanh Hóa. Ông đã chọn chốn lâm tuyền này làm nơi sinh sống, vui thú, không mưu cầu danh lợi, của cải và quyền vị cho đến khi cuối đời. Do vậy mà thiên nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Dữ mang nhiều hơi thở của vùng đất này.

Nếu như trong tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta thấy hình ảnh của một con người có lối sống theo tư tưởng “nhàn” để giữ cốt cách thanh cao giữa

cuộc đời dâu bể, thì Nguyễn Dữ từng ôm ấp ảo mộng lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà, nhưng vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Câu chuyện Người tiều phu ở Núi Na đã thể hiện rất rõ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, với không khí êm đềm chim ca vượn hót, cây xanh, bóng mát, núi non hiểm trở và nơi đây phù hợp với tâm trạng bất đắc chí của người hiền sĩ “Đất Thanh Hoá phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái hang sâu, dài mà hẹp, hiểm trở

mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới”. Miêu tả một

cách tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể về cảnh sắc của núi Na giúp người đọc hình dung ra đây là một quần thể không gian rừng núi mà ở đó núi Na là một trong những ngọn núi hùng vĩ nhất, đẹp nhất bởi nó có đặc điểm cao nhất, có hang sâu độc đáo, tất cả được tái hiện bằng bút pháp tả thực mang vẻ đẹp riêng của núi rừng Thanh Hóa mà tác giả tự hào giới thiệu. Nhưng cũng giống như các tác giả khác Nguyễn Dữ không đơn thuần miêu tả ngọn núi Na mà ẩn trong đó là tâm trạng của một con người không ham danh lợi, của cải, vật chất. Tâm hồn thanh cao không vướng bụi trần. Tất cả những điều ấy đem lại cho chúng ta suy nghĩ phải chăng Nguyễn Dữ là người khởi nguồn sáng cho dòng văn học ẩn dật, sống cùng thiên nhiên hòa mình vào với thiên nhiên để tận hưởng “lộc trời – thiên nhiên ” góp phần tô đậm chí khí của các Nho sĩ Việt Nam đương thời với tư tưởng “lánh đục về trong” của các bậc hiền triết để giữ mình trong sạch giữa chốn bụi trần nhưng vẫn không quên bổn phận với đất nước.

Và như thế rất dễ để hiểu cảnh sắc thiên nhiên vùng núi rừng đặc biệt là cảnh sắc vùng đất Thanh Hóa nơi ông đã tìm đến ở ẩn cho đến cuối đời đã đi vào tác phẩm của Nguyễn Dữ như sự kí thác cho tâm trạng của bậc hiền nho. Tuy nhiên chốn hồng trần không vướng bụi ấy không phải ai ai cũng nhận ra do vậy tác giả đã mượn hình ảnh của Trương Công trong câu Chuyện người tiều phu ở núi Na để tạo cầu nối mang tính khách quan trên con đường hành đạo của người ẩn sĩ. Hình ảnh Trương Công phải theo dõi, đi theo, quan sát và đặc biệt phải đi qua “đường núi

gập ghềnh càng vào sâu càng khó đi lắm” mới có thể nhận ra cảnh cảnh sống của

bậc cao sĩ vô cùng gần gũi, giản dị nhưng thanh cao. Thể hiện sự ngưỡng mộ, trọng vọng cách sống và sinh hoạt của họ. Có thể nói tác giả đã dùng cảnh sắc thiên nhiên

nơi núi rừng hùng vĩ, đầy bí hiểm nhằm mục đích nói hộ tâm trạng của người ẩn sĩ thời bấy giờ là một trong những thủ pháp quen thuộc ta thường thấy trong văn học trung đại đó là tả cảnh ngụ tình. “Gửi tính mệnh ở lều tranh, quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục. Bạn cùng ta là hươu nai tôm cá, quẩn bên ta là tuyết gió trăng hoa, chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu

ở ngoài là triều đại nào, vua quan nào?”. Cảnh sống ấy mang màu sắc đặc trưng

cho cách sinh hoạt tự cung, tự cấp của người Việt và đặc biệt thông qua cách miêu tả thiên nhiên trên của Nguyễn Dữ ta còn thấy nổi lên cách sống “Đèn nhà ai nhà

ấy rạng” là nét sinh hoạt tiêu biểu của con người Việt Nam. Bên cạnh đó miêu tả

thiên nhiên là hươu nai tôm cá, là tuyết gió trăng hoa, mây, khói… Tất cả những điều trên gợi nên một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước với những nét sinh hoạt quen thuộc của con người Việt Nam xưa và nay.

Mặt khác người Việt luôn có tâm lý mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc do vậy họ đã sùng bái tôn thờ, thờ phụng và tin tưởng những vị thần thiên nhiên. Họ có niềm tin tuyệt đối rằng những vị thần thiên nhiên ấy đem đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống vì ở đó mỗi vị thần lại có chức năng, quyền hạn, phạm trù riêng kiểu như gắn với rừng sẽ có thần rừng, với sông biển sẽ có thần sông, thần biển, gắn với khu vực, địa danh khác nhau lại có những vị thần linh khác nhau theo tín ngưỡng dân gian của người dân vùng đó nhằm mục đích tạo nên một niềm tin tôn giáo giúp con người an lòng trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống hiện thực ví như trong Chuyện đối tụng ở long cung Nguyễn Dữ cũng đã tạo ra cảnh sắc thiên nhiên nơi thần Thuồng Luồng ngự trị là một ngôi đền thờ thần thủy tộc

năm tháng dần dần nơi có chỗ linh thiêng thành yêu, cầu tạnh đảo mưa đều rất

linh ứng, nhưng khung cảnh nơi đây rất hoang vắng bến sông sâu thẳm, nào có thôn xóm gì đâu… chỉ có bãi cát phẳng lặng, không có nhà cửa gì, duy lèo tèo mấy

khóm lau sậy đứng rung rinh ở trên mặt nước” hay trong Chuyện chức phán sự đền

Tản Viên nhân vật Ngô Tử Văn mà tên tuổi của ông đã gắn liền với núi Tản Viên

khi ông được Ngọc Hoàng phong chức vì đã có công giúp dân trừ diệt tên tướng bại trận Bách hộ họ Thôi đã tác yêu, tác quái làm hại dân lành tạo sự ngưỡng mộ và trọng vọng xứng đáng được nhân dân tôn thờ, sùng bái và kính trọng. Và như thế

thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất, cũng như đời sống tinh thần của con người Việt Nam, nó là nơi chút bầu tâm sự cho con người, đồng thời nó cũng còn là môi trường sống mang vẻ đẹp đặc trưng cho vùng đất quê ta mà Nguyễn Dữ đã cảm nhận và thể hiện trong tập Truyền kỳ mạn lục.

Như một mặc định, lại như một cảm nghiệm sáng tạo. Nguyễn Dữ gắn liền cuộc đời văn chương của mình với văn hóa Việt, bằng cả trái tim và sự thuộc hiểu, bằng tâm huyết và tinh thần lao động nghệ thuật công phu. Tất cả mặt bằng văn hóa sâu rộng mà ông trải nghiệm được giúp ông tác tạo nên bức tranh thiên nhiên mang đậm phong vị đặc trưng của văn hóa Việt. Ở đó ngoài việc khơi gợi ra sự huyền diệu, linh ứng của thiên nhiên huyền thoại, nơi mà thiên nhiên có thể kí thác tâm trạng con người để giúp bậc hiền phu sống những ngày “thân nhàn mà tâm không nhàn” đồng thời cũng qua phong cảnh thiên nhiên ông đã thể hiện nét riêng, sự nhạy bén trong cảm quan của mình trước một vùng quê lúc ông sinh sống vốn dĩ không yên bình đã được ông đưa vào trong tác phẩm Truyền kì một cách rất tự nhiên để từ việc ngẫm thời tạo thế, chúng ta mới trân quý những gì mình đang có trong xã hội ngày nay đặc biệt là nét đẹp văn hóa của quê hương, là điểm tựa tinh thần giống như nguồn sữa nuôi sống tâm hồn mỗi chúng ta.

2.2.1.2. Danh lam thắng cảnh Việt

Đất Việt tự ngàn xưa đã được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng tươi đẹp, tráng lệ, với những địa danh chùa chiền, núi non hùng vĩ đã tồn tại một cách bền bỉ, kiêu hãnh từ bao đời nay. Như một ám ảnh chủ đạo, lấp lánh trên những trang sách của Nguyễn Dữ khi viết về phong cảnh đất Việt đã đề cập đến không ít những danh lam thắng cảnh của nước ta như động Từ Thức hay những ngôi chùa, ngôi đền với lối sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quen thuộc của người dân Việt Nam được Nguyễn Dữ thể hiện hết sức sinh động trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục

của mình.

Trong Truyền kỳ mạn lục danh lam thắng cảnh giống như cái vỏ bọc để làm nổi bật cái hồn, cái cốt của từng câu chuyện mà Nguyễn Dữ muốn chuyển tải những thông điệp, những bài học mang đậm nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam.

được che chở bởi những lùm cây um tùm, xanh mát, động Từ Thức giờ đây đã trở nên đẹp lộng lẫy hơn do tạo hóa ban tặng và cả bởi câu chuyện Từ Thức lấy vợ tiên trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Câu chuyện tình yêu giữa người và tiên mang màu sắc của huyền thoại hòa chung với vẻ đẹp của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây quả là hấp dẫn. Không biết từ bao giờ động Từ Thức đã xuất hiện với sự bài trí của thiên nhiên, dưới trần gian, trên thiên đàng có gì thì trong động đều có thứ đó như: bờ tre, quả mít, quả đào, cây táo, con dê, đàn cá, kho muối, kho gạo, hội ẩm thực, bàn cờ tiên… Phong cảnh nơi đây mang những dấu ấn sinh hoạt gần gũi quen thuộc của con người Việt Nam với một quan niệm dân gian của Người Việt

“ Sướng như tiên” nên cảnh tiên giới dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ đã vẽ ra, kể ra

với vô vàn sự phong phú và đa dạng của vật chất cũng như những thú vui về tinh thần cần thiết cho cuộc sống nhàn tản, sung sướng, hạnh phúc của con người bấy lâu đã từng ao ước. Đúng như ý một bài thơ của Lê Qúy Đôn được khắc trên đá trước của động:

Thế nhân khổ tác thiên thai mộng Thùy thức thiên thai diệc hí trường (Người đời mơ tưởng lên tiên sướng

Đâu biết lên tiên cũng chuyện đùa)

Sức hấp dẫn của những danh lam thắng cảnh, không chỉ ở cảnh sắc mỹ lệ thiên nhiên ban tặng mà còn ở truyền thuyết gắn với khung cảnh đó. Cảnh sắc thiên nhiên là phần vỏ, cốt truyện là phần hồn. Hai yếu tố hòa quyện, thẩm thấu trong nhau tạo nên tổng thể hấp dẫn. Động Từ Thức cũng vậy cảnh đẹp và tình cũng ngất ngây, khi cảnh ấy được gắn với câu chuyện tình duyên đầy cảm động của chàng Từ Thức và tiên nữ Giáng Hương, thông qua câu chuyện và cùng hòa mình vào với vùng danh lam thắng cảnh động Từ Thức để chúng ta tưởng tượng, hình dung rồi cảm nhận được những thông điệp cha ông đã khéo léo ký gửi vào tạo hóa để từ tạo hóa bằng ngòi bút hiện thực kết hợp với sự tài ba của mình, Nguyễn Dữ đã thổi hồn người vào những cảnh vật vô tri để nó tạo nên những bài học mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt. Hành trình lên tiên kết duyên cùng Giáng Hương của chàng Từ

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: văn hóa VIỆT TRONG (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)