7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Bức tranh sinh hoạt văn hóa
2.3.1.1. Sinh hoạt văn hóa gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội nó góp phần hình thành và nuôi dưỡng nhân cách mỗi con người đặc biệt là cách sinh hoạt của các thành viên trong gia đình có vai trò to lớn tạo ra nét văn hóa độc đáo mang đậm truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Chúng ta khi đang sống ở thế kỷ thứ XXI thường xem “Gia đình là số một” thì Nguyễn Dữ bằng cái tâm, cái tài của người nghệ sỹ ngay từ thế kỷ XIV ông đã thổi hồn vào tác phẩm Truyền kỳ mạn lục để nó mang một dáng dấp, một hồn cốt dân tộc thông qua cách sinh hoạt văn hóa trong gia đình. Tuy nhiên sinh hoạt văn hóa gia đình của con người Việt Nam nhìn chung là đa dạng và vô cùng phức tạp và trong luận văn này chúng tôi chỉ xin dừng lại ở hai nội dung chính đó là gia đình gia giáo và mối quan hệ dựa trên cơ sở hôn nhân mà đích đến trong mọi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình là thực hiện ước mơ về một gia đình hạnh phúc.
Gia đình gia giáo trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đã được Nguyễn Dữ miêu tả và thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn khi ông dành nhiều tâm huyết nhất trong mảng đề tài về gia đình. Tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có 20 tác phẩm nhưng có tới 11 tác phẩm nói về mối quan hệ, cũng như cách sinh hoạt của các thành viên trong gia đình người Việt. Mỗi một tác phẩm mang những dấu ấn sinh hoạt khác nhau in đậm nếp sống, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt… của gia đình hạt nhân đó. Ví như trong tác phẩm Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên không khí sinh hoạt gia đình trong tác phẩm này được Nguyễn Dữ chú trọng đến không phải là chuyện cơm áo gạo tiền thường thấy ngoài đời mà là sự lựa chọn giữa nhu cầu thỏa mãn
hạnh phúc cá nhân với cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng vẫn luôn đau đáu và bị trói buộc bởi sợi dây vô hình níu kéo trong tâm hồn về một miền quê yêu dấu. Từ Thức kết duyên với tiên nữ Giáng Hương và có được cuộc sống viên mãn nơi tiên giới. Họ cùng nhau ngâm vịnh thơ ca, thưởng thức những món ăn vô cùng kỳ lại mà ở hạ giới không thể nào có được. Cuộc sống gia đình chốn tiên cảnh thỏa nguyện khát vọng về cuộc sống lý tưởng, thi vị đầy lãng mạn của Từ Thức, tuy nhiên với nét sinh hoạt in đậm dấu ấn, tính cách và tâm hồn Việt. Chuyện chàng Từ Thức được sống ở cõi tiên, bên cạnh người tiên mà vẫn ngóng về trần tục nhớ về cố hương:
Phù phù thụy ái nhiễu kim khuê
Phương trượng huề nam Nhược thủy tê. Xướng bãi đã canh thiên dục thự
Hương tâm hà xứ nhất thanh khê
(Khí lành quanh quất phủ buồng xuân Phương trượng non xa, Nhược thủy gần Dứt tiếng canh đà trời sắp sáng
Lòng quê theo dõi áng mây tần)
Với tâm trạng về một thân phận nương náu gửi nhờ cũng luôn choán lấy tâm chí kẻ sĩ, nhớ cõi trần đến mức khăng khăng dứt áo ra đi chứng tỏ sức mạnh của
"nơi chôn nhau, cắt rốn” là quê nhà. Trong tâm thức người Việt môi trường sống
đã trở thành máu thịt, nên cho dù đi bất cứ phương trời nào thì vẫn không bằng quê hương nguồn cội nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Hành động của Từ Thức vượt ra ngoài suy nghĩ về một gia đình theo nghĩa hẹp dựa trên cơ sở hôn nhân mà rộng hơn đó là khát vọng tự do, không phải sống trong vòng cương tỏa của xã hội phong kiến hay nói cách khác tự do về thể xác và tự do về tâm hồn mong thực hiện chí lớn là khát vọng ngàn đời của con người. Chính vì thế trong văn học đặc biệt là giai đoạn văn học sau này khi viết về chí lớn của người quân tử mong thực hiện ước mơ trị quốc, bình thiên hạ họ luôn chọn cho mình một hướng đến mà ở đó vừa phù hợp với chí làm trai vừa thỏa nguyện khát vọng cống hiến cho quê hương cho dân tộc.
đình theo nghĩa thuần túy và Từ Thức từ bỏ cõi tiên về với cõi trần về với quê hương nơi quen thuộc của mình là sự lựa chọn của cá nhân. Tuy nhiên xét từ góc độ sinh hoạt gia đình của người Việt thì chúng ta có thể thấy hạnh phúc đích thực không phải là được thêu dệt lên nhờ sự lãng mạn, không có thực mà hạnh phúc đích thực của con người chính là cuộc sông nơi trần thế cho dù nơi ấy luôn gặp những trở ngại, khó khăn nhưng cuộc sống đau khổ mà thực tế còn hơn cuộc sống siêu hình. Trong gia đình của mỗi người chúng ta cũng thế: Chúng ta không nên tìm kiếm hạnh phúc ở những cái quá cao siêu mà quên rằng hạnh phúc hiện hữu quanh ta, gần ta mà thường ngày ta vô tình không để ý để rồi khi tuột khỏi tầm tay ta lại rơi vào bi kịch. Đó chính là thông điệp mà Nguyễn Dữ muốn chuyển tải tới người đọc về giá trị để làm nên hạnh phúc trong mỗi gia đình Việt Nam thông qua cách lựa chọn của nhân vật Từ Thức trong Chuyện Từ thức lấy vợ tiên.
Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu Nhị Khanh là con một ông quan liêm khiết, tiết kiệm và giữ lễ. Tư cách của người cha ấy đã ảnh hưởng tới nàng cho nên: “Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử, với họ hàng rất hòa mục, thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền”. Đặc biệt ở nhà chồng vai trò của Nhị Khanh trong gia đình được thể hiện khá rõ, nàng là người con dâu, người vợ lý tưởng. Là người làm dâu, nàng hết sức coi trọng đạo làm con. Khi Phùng Lập Ngôn - cha của Trọng Qùy được bổ vào cai trị của vùng đất Nghệ An đang có giặc nàng khuyên chồng: “Nay nghiêm đường vì tính hay nói thẳng mà bị người ta ghét không để lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bề trong thực dồn đuổi vào nơi tử địa. Chẳng nhẽ để cha ba đào muôn dặm, lam chướng ngàn trùng, hiểm nghèo giữa đám kinh nghê, cách trở trong vòng lẻo mán, sớm hôm chăm sóc không kẻ đỡ thay? Vậy nên chàng chịu khó đi theo. Thiếp đâu dám đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng thắc
mắcbận lòng đến chốn hương khuê” Qua đoạn trích trên có thể thấy Nhị Khanh là
người dâu hiếu thảo, nàng xót xa cho cha chồng phải đi vào nơi nguy hiểm, nàng tạm gạt bỏ tình riêng nơi khuê phòng để làm tròn chữ hiếu. Hành động đó của nàng đáng ngưỡng mộ và phù hợp với đạo lý của con người Việt Nam. Người phụ nữ khi đi lấy chồng phải coi nhà chồng làm chính, phải có trách nhiệm với nhà chồng đó là
phận sự làm dâu, mặt khác khi cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu chôn cất rồi về ở với bà cô Lưu Thị. Bà cô ham tiền mà khuyên nàng về ở với một kẻ hám sắc là tướng quân họ Bạch. Nghe lời khuyên của bà cô mà Nhị Khanh “mất ngủ, quên ăn đến hàng tháng” May nhờ người bõ già vào tận Nghệ An tìm được Trong Quỳ vợ chồng nàng mới được đoàn tụ, nhưng rồi Trọng Quỳ
“thuộc tính chơi bời” “ bê tha lêu lổng” đã giao thiệp với Đỗ Tam “Sinh thì thích
Đỗ có nhiều tiền, Đỗ thì ham Sinh có vợ đẹp” là mầm mống tai họa, là căn nguyên
phá hoại hạnh phúc gia đình của Nhị Khanh. Vợ chồng đóng cửa bảo nhau xưa kia cho đến tận ngày nay vẫn là cách sinh hoạt, lối ứng xử tế nhị trong gia đình Việt nhưng Trọng Quỳ vẫn không nghe và cái tai họa khủng khiếp đã đổ ập xuống gia đình nàng. Nàng bị chồng gán bằng một canh bạc và cuối cùng thua cuộc Nhị Khanh tìm đến cái chết. Thông qua câu chuyện Nhị Khanh - Trọng Quỳ lại một lần nữa câu nói “Phía sau thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ” quả không sai. Trọng Quỳ tuy không nghe lời khuyên bảo của vợ nên mới bị rơi vào thảm cảnh, tuy nhiên chàng vẫn luôn tỏ ra kính trọng vợ mình. Ngoài ra Nhị Khanh còn là một người mẹ Việt Nam tuyệt vời “cá chuối đắm đuối vì con”. Trước khi vĩnh biệt hai con nàng đã nói: “Biệt ly là chuyện thường của thiên hạ, một cái
chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi” nàng chết
mà vẫn còn thương cho chồng, lo cho con. Đây là thiên chức của người phụ nữ và sau này khi nàng đã chết hiện thành tiên vẫn trở về dặn chồng lo cho con: “Thiếp thường theo chầu tả hữu, Đức Bà đây được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc lên đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người giồng cây đức đã sâu chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê từ miền Tây Nam xuất hiệnchàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị
ấy, thiếp dù chết cũng không nát”. Và sau này con Nhị Khanh làm đến chức thập
nhị nội. Như vậy tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Bố, mẹ có thể làm những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Đây là cách sinh hoạt tưởng như bình thường nhưng nó lại khắc sâu, in đậm tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, là nhịp cầu kết nối tình thân trong gia đình chính. Vì vậy Nguyễn Dữ đã thổi hồn vào nhân vật Nhị Khanh để từ đó đã là phụ nữ Việt Nam, mỗi chúng ta đều tìm thấy mình qua từng hành động và việc làm, những nét sinh hoạt đời thường của
nhân vật. Từ đó góp phần tạo nên nét độc đáo trong sinh hoạt gia đình người Việt về nề nếp về gia đạo, gia phong trong gia đình đây chính là nguồn gốc của những tôn tư trật tự từ gia đình và có ảnh hưởng mạnh mẽ ngoài xã hội. Gia đạo chính là những nguyên tắc cơ bản và ổn định, những bổn phận phải làm và những điều phải tránh trong sinh hoạt gia đình. Đây chính là cái khung tiêu chuẩn trong đạo lý con người. Một gia đình có gia giáo là một gia đình có nề nếp, tôn ti trật tự, kính trên, nhường dưới. Dấu ấn sinh hoạt của các thành viên trong gia đình mà Nguyễn Dữ miêu tả trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của mình đã mang đậm nét đẹp của một gia đình có văn hóa phù hợp với chuẩn mực và đạo đức của con người Việt Nam góp phần hình thành nền văn hóa Việt.
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ luôn đề cao hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên hạnh phúc ấy trong tác phẩm không phải lúc nào cũng bằng phẳng, lúc nào cũng màu hồng mà nó có những bước thăng trầm. Chúng ta khi tiếp xúc với Truyền
kỳ mạn lục có thể cảm nhận và trân trọng, nâng niu những gì mình đang có để gìn
giữ hạnh phúc gia đình đó là điều Nguyễn Dữ muốn thổ lộ trong tác phẩm của mình khi ông viết về mối quan hệ gia đình dựa trên cơ sở hôn nhân mà đích đến trong mọi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình là thực hiện ước mơ về một gia đình hạnh phúc.
Chuyện nghiệp oan Đào Thị nhân vật Đào Hàn Than trải qua sự quăng quật
của cuộc đời nàng đã tìm đến chốn chân tu nương nhờ của Phật, tưởng an phận, tình yêu lại hé nở khi sư bác Vô Kỷ và nàng tư thông với nhau mặc cho sự phản đối kịch liệt của sư cụ Pháp Vân. Tuy nhiên giữa Vô Kỷ và Đào Hàn Than gắn bó với nhau rất thân mật, họ có những kỷ niệm vui buồn cùng nhau, là tri kỷ của nhau khi đàm đạo thơ ca, tưởng như tình yêu của hai người chấm dứt khi Hàn Than mất trên dường cữ. Hạnh phúc chia lìa, âm dương cách biệt. “Vô Kỷ xót thương vô hạn”, sớm tối vỗ vào áo quan tài và khóc “Em ơi, em vì anh mà chết một cách oan uổng. Nếu anh được theo em cùng chết, anh rất sẵn lòng, khỏi để em vò võ một mình nơi
chín suối”, sau mấy tháng Vô Kỷ cũng vì nhớ thương mà thành ốm rồi chết. Như
vậy vượt qua bao sóng gió Hàn Than và Vô Kỷ đến được với nhau cùng nhau xây đắp hạnh phúc cho dù hạnh phúc đó là hạnh phúc ở suối vàng, mơ hồ không có thực nhưng nó cũng toát lên mơ ước của con người “Sống chưa thỏa nguyện yêu đương,
chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt”. Tâm niệm này là một biểu hiện của tình yêu mang sự thủy chung, son sắc mà bấy lâu nay khi nhắc tới mối tình sư bác Vô Kỷ và Đào Hàn Than chúng ta chỉ quen nhận xét đây là mối tình đi ngược lại với đạo lý, thuần phong mà không thấy rằng khát khao, thèm khát hạnh phúc lứa đôi là động lực để hai nhân vật thực hiện những hành động có thể xem là đồi bại.
Chuyện Lệ Nương lại được Nguyễn Dữ đề cập đến vấn đề khác trên con đường tìm đến hạnh phúc. Lệ Nương và Phật Sinh vốn được cha mẹ hai bên ưng thuận “Tuy kỳ cưới xin chưa định, nhưng hai người đã gắn bó chẳng khác chi vợ
chồng”. Nhưng Lệ Nương bỗng bị bắt vào trong cung. Phật Sinh rất là thất vọng, bỏ
ăn, bỏ ngủ đoán tìm Lệ Nương và cuối cùng gặp được một bà già hỏi thăm thì biết được tung tích của Lệ Nương nhưng nàng đã “chết dấp ở ngoài ngòi lạch, gần gũi
quê hương, còn hươn là sang làm những cái cô hồn ở bên đất Bắc”. Với tấm chân
tình đó Nguyễn Dữ đã cho họ gặp nhau trong mơ cùng hàn huyên trò chuyện, âu yếm như khi còn sống. Tuy nhiên trong lời bình của truyện tác giả lại đưa ra quan điểm nhằm ý muốn trách móc Phật Sinh “Như chàng họ Lý kia, vì mối ân tình, giữ bền ước cũ, lưu ky hoạn nạn, vẫn chẳng quên lời, tình thật đáng thương mà lẽ phải thì chưa được ổn. Bởi sao? Cảm tình mà đi tìm thì nên, liều chết để đi tìm thì không nên…huống nữa lại thôi không lấy vợ để đứt dòng giống của tiền nhân phỏng có
nên không?”. Có thể thấy rằng đi tìm hạnh phúc đối với mỗi con người là vô cùng
quan trọng thế nhưng đừng bao giờ “liều chết để đi tìm” nó là hồi chuông được Nguyễn Dữ dóng lên trong tác phẩm Chuyện Lệ Nương này.
Truyền kỳ mạn lục đã thể hiện rất rõ nét đẹp, sự độc đáo trong sinh hoạt văn
hóa gia đình của người Việt nếu như khi nói đến sinh hoạt trong các gia đình người Việt từ xưa tới nay các tác giả thường hướng ngòi bút mình vào khai thác không gian sinh hoạt gia đình chẳng hạn như bữa cơm gia đình nó thể hiện sự đầm ấm, sum vầy trong gia đình Việt hay những sinh hoạt hàng ngày mang tính cầm tay chỉ việc của các thành viên trong gia đình… trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ đã tạo ra một không khí gia đình mà ở đó sự khuôn phép trên dưới, trước sau của một nếp nhà dưới góc nhìn văn hóa và có cả sự ấm nồng của hạnh phúc. Đây là những điều mà bất cứ gia đình nào cũng muốn sở hữu bởi nó trở thành lý tưởng trong mỗi gia đình khi họ phải đối diện với nguy cơ tha hóa về đạo đức như trong xã hội hiện nay.
2.3.1.2. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong Truyền kỳ mạn lục
Chợ - nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt.