7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Khai thác cốt truyện dân gian để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc của truyện
gian; cách khắc họa không gian văn hóa mang tính điển hình. Để từ đấy thấy được tài năng của tác giả trong việc sáng tạo các phương thức thể hiện văn hóa khi ông dùng cái vốn văn hóa chung để tạo ra cái riêng in đậm, khắc họa rõ nét hơn bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính là sự tiếp biến và phát triển văn hóa mà bấy lâu chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
3.1. Khai thác cốt truyện dân gian để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc của truyện truyện
Cốt truyện là mạch kết cấu của một tác phẩm, là hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong sáng tác giả có thể lấy từ những câu chuyện có sẵn, nhưng qua bàn tay sáng tạo của Nguyễn Dữ, tác giả đã tạo nên một chỉnh thể tác phẩm mang đầy dụng ý nghệ thuật, phản ánh sâu sắc ý tưởng của nhà văn đặc biệt là những tác phẩm tiếp thu, khai thác tình tiết, nhân vật, những yếu tố kỳ ảo… của cốt truyện dân gian để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Nói đến cốt truyện chúng ta phải nhắc đến các tình tiết làm thành xương cốt cho câu chuyện. Chuyện dân gian và tác phẩm của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục đều có những tình tiết giống nhau ví như Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và chuyện cổ tích Vợ chàng Trương cả hai tác phẩm chúng ta đều có thể tóm tắt được bởi những tình tiết chính sau: Vũ Nương là người con gái tính tình thùy mỵ, nết na nên được Trương Sinh mến và xin mẹ mang trăm lạng vàng đến xin về làm vợ, vợ chồng sống với nhau được ít lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà thay Trương Sinh chăm sóc mẹ già và nuôi con nhỏ. Vì thương nhớ chồng nên Vũ Nương đã chỉ vào chiếc bóng của mình trên tường và nói đây là cha Đản. Sau ba năm Trương Sinh đi lính trở về tình cờ nghe được câu nói ngây thơ của
con trẻ kể về người cha thường xuyên suốt hiện khi mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Vốn mang trong mình máu ghen nên Trương Sinh đã không nghe lời giải thích của vợ và đã đánh đập, chửi bới Vũ Nương. Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình. Một buổi tối đứa bé trỏ vào chiếc bóng của Trương Sinh và nói cha đến. Trương Sinh nhận ra lỗi lầm nhưng đã muộn. Đọc kỹ hai tác phẩm chúng ta có thể nhận ra cái tài của Nguyễn Dữ, ông không phải đơn thuần là “ghi chép tản mạn những câu chuyện trong dân gian”. Từ những câu chuyện với những tình tiết cụ thể, chi tiết mà tác giả thể hiện trong tác phẩm đã làm cho hồn cốt dân tộc được tỏa sáng. Chẳng hạn như chi tiết lời của bà mẹ nói với Vũ Nương trước khi chết “xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng nỡ phụ mẹ”. Đây là chi tiết được Nguyễn Dữ thêm vào trong tác phẩm của mình, chi tiết này đã khái quát được những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương là người con gái đức hạnh, hiếu nghĩa, mang tính khách quan, chân thực. Bởi từ xưa tới nay trong tâm niệm của người Việt Nam mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Thế nhưng chỉ bằng câu nói trên của bà cụ đã phần nào chứng tỏ rằng Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo thấu đến cả trời xanh. Hiếu thảo cùng với sự thủy chung, trong sáng không biết từ bao giờ nó trở thành thước đo nhân cách người phụ nữ.
Một chi tiết khác trong truyện cũng tạo ấn tượng đối với chúng ta về vẻ đẹp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đó là chi tiết Vũ Nương trước khi chết chuyện dân gian có kể “Người thiếu phụ phẫn uốt quá, ôm con khóc nức nở, rồi thừa lúc chồng sang hàng xóm, chị đặt con xuống giường chạy ra sông đâm đầu xuống dòng nước chảy xiết”. Nhưng Nguyễn Dữ lại kể bằng cách riêng của mình để làm toát lên bi kịch của Vũ Nương trong xã hội phong kiến “Vũ Thị Thiết tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rãy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ. Thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người
của nàng, đồng thời cũng phần nào thể hiện được nàng muốn chết một cách trong sáng. Mặt khác nếu như trong chuyện cổ tích vợ chàng Trương Vũ Nương “chạy ra
sông đâm đầu xuống dòng nước chảy xiết” nó mang sắc thái chung chung thể hiện
sự hồ đồ, nóng vội. Chuyện Người con gái Nam Xương Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than trước khi chết bên cạnh thể hiện sự cùng đường, không có sự lựa chọn nào khác, còn thể hiện sự tuyệt vọng. Nàng đến với cái chết không phải là chút bỏ uốt hận mà là niềm khao khát giải thoát khỏi nỗi oan khuất ấy. Cùng là chi tiết kể về cái chết của Vũ Nương nhưng ở tác phẩm của Nguyễn Dữ lại có những mảng màu sáng hơn chi tiết cụ thể hơn. Điều này tạo nên sự khác biệt trong tính cách của nhân vật giúp cho nhân vật thoát khỏi nhân vật chức năng của cổ tích để hình thành nên những con người có số phận, vận mệnh riêng với tư cách là con người có cuộc sống cụ thể bất hạnh vẫn thường hiện hữu ngay giữa cuộc đời. Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta có thể thấy hiện hữu quanh ta những con người có số phận éo le, bất hạnh như Vũ Nương để chúng ta chia sẻ, cảm thông. Điều đó có được là do sự lan tỏa của tình thương vốn là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt ta. Nguyễn Dữ đã một phần dựa vào các tác phẩm văn học dân gian - bầu sữa nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc. Tâm hồn ấy dần trưởng thành hơn nhờ vào sự sáng tạo mang tính tài năng của các tác giả trong các giai đoạn văn học sau này trong đó có phần đóng góp của Nguyễn Dữ.
Mô hình cốt truyện dân gian được Nguyễn Dữ khai thác một cách triệt, sau đó ông khéo léo lồng vào đấy ý đồ nghệ thuật của mình trong từng tác phẩm nhằm khái quát, bộc lộ thái độ về thời đại ông sống. Tất cả được nhìn nhận và đánh giá thông qua lăng kính của Nguyễn Dữ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, làm cho nó vừa mang dấu ấn của người nghệ sỹ nhưng đồng thời còn truyền tải tiếng nói của tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Mặt khác ngoài việc Nguyễn Dữ tạo ra một số chi tiết mang sức nặng thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện chúng ta còn thấy ông sử dụng thành công các mô típ quen thuộc của dân gian như: “người lạc cõi tiên”, “người xuống âm phủ”, “người lên thiên đình”… Trong các mô hình này “con người thường gặp các nhân vật siêu nhiên, thần tiên, ma quái… và sống trong không gian kỳ ảo của những thiên giới, những miền đất lạ, những ảo giác mơ hồ”. Đây là những không gian
thoát tục, hoàn toàn xa lạ với cõi trần và cho dù lên tiên hay đi tới địa ngục, tất cả đều phụ thuộc vào căn duyên của nhân vật. Từ đó hướng đến răn dạy đạo lý con người theo kiểu ở hiền, gặp lành, ác giả, ác báo hay thiện thắng ác, chính nghĩa sẽ thắng gian tà… Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và chuyện dân gian có sự tương đồng về mô típ này. Chúng ta hãy đến với các các câu chuyện dân gian như Sự tích chú Cuội cung trăng, Sự tích Thánh Gióng, Sự tích Đầm Nhất Dạ, Sự tích công
chúa Liễu Hạnh… Các nhân vật kỳ lạ lạc cõi bồng lai tiên cảnh, cõi trời, cõi phật,
cõi mơ, chốn thủy cung, âm ty, địa ngục. Các tác phẩm đều nhằm mục đích giải thích về nguồn gốc các sự tích cũng như thể hiện khát vọng, mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp của nhân dân lao động. Đến với Truyền kỳ mạn lục số lượng nhân vật phong phú, tràn ngập không khí ma quái, không gian thần tiên, ma quỷ. Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại tây kể về gã thư sinh Hà Nhân chểnh mảng việc học hành đi theo hai hồn hoa Đào, Liễu, khi tỉnh táo trở lại chỉ thấy mấy loài hoa nơi vườn hoang. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào Phạm Tử Hư nhờ có thầy Dương Trạm làm quan ở cõi âm được dẫn lên chơi Thiên Tào, sau đó được báo mộng sẽ đỗ đạt làm quan trong tương lai. Chuyện người con gái Nam Xương Vũ Nương sau khi tuẫn tiết đã được các chư tiên cứu thoát cho sống cõi thủy cung và cũng được trở về gặp chồng con trong chốc lát… Như vậy Truyền kỳ mạn lục có nhiều nhân vật giống như cổ tích lạc bước đến cõi lạ. Đó là sự tiếp thu văn học dân gian thế nhưng các tác phẩm của Nguyễn Dữ thường xây dựng các nhân vật theo ý kiến chủ quan, có dụng ý của người nghệ sỹ. Nhân vật của ông thường mộng rồi tỉnh, tỉnh để nhận ra hiện thực cuộc sống đầy bi kịch mà tác giả muốn giải quyết. Nguyễn Dữ tìm lối thoát cho những tấn bi kịch của nhân vật bằng cách thoát tục lên cõi tiên, cõi trời… song dường như cũng rơi vào bế tắc trước hiện thực tăm tối của xã hội đương thời. Khi đọc tác phẩm Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nói “có thể nói Từ Thức kết tinh bao hình bóng và tâm sự kẻ sỹ Việt Nam đương thời. Từ Thức lấy vợ tiên có cảm hứng siêu thoát, nhưng chỉ là siêu thoát chính sự, không phải siêu thoát cuộc đời. Chàng không chạy theo cuộc sống trường sinh bất tử… Nhưng chuyện Từ Thức còn là bi kịch của kẻ sỹ không chốn nương thân. Chàng lên tiên thì nhớ mong quê cũ, chàng về quê thì thiên hạ đổi dời. Chàng thui thủi mặc áo cừu nhẹ đội nón lá ngắn vào núi Hoành Sơn rồi biến mất,
đồng với các câu chuyện dân gian, đọng lại trong lòng bạn đọc về dư âm của những cái kết về “một cái chí thanh cao và một tấm lòng trần rất nặng”.
Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện, mô típ dân gian, cùng với các tình tiết tạo nên tính gần gũi, quen thuộc với nhân dân. Nói cách khác đó chỉ là cái cớ, giúp cho sự chuyên chở hiện thực mà tác giả muốn mượn văn chương để giáo huấn, răn dạy đạo lý làm người, biểu dương cái thiện, phê phán cái ác trong xã hội giúp cho nó đến gần với người dân hơn, dễ đi vào lòng dân hơn như họ đã từng đón nhân các tác phẩm cổ tích. Từ đó hình thành nên cách sống đẹp, lạc quan trong suy nghĩ, nếp sinh hoạt của con người Việt Nam. Điều này là nguồn gốc tạo nên bản sắc của văn hóa Việt mà bấy lâu chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ.