So sánh VAREER và REER

Một phần của tài liệu Tỷ giá thực hiệu lực VAREER và tác động đối với cán cân thương mại việt nam (Trang 40 - 46)

So sánh công thức tính toán.

IMF đã xây dựng một bộ tỷ trọng và tỷ phần thị trường cho một lượng lớn các quốc gia trên thế giới dựa vào giá trị doanh thu gộp (gross sales). Doanh thu gộp của quốc gia 𝑖 đến quốc gia 𝑗 được tính dựa vào dữ liệu xuất khẩu gộp (𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑗 = 𝐸𝑋𝑖𝑗) và doanh thu thu gộp của quốc gia 𝑖 đến chính nó được xây dựng bằng cách lấy sản lượng gộp trừ đi tổng xuất khẩu gộp (𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑖 = 𝑝𝑖𝑄𝑖− ∑𝑗≠𝑖𝐸𝑋𝑖𝑗). Sử dụng các định nghĩa về doanh thu gộp này và chỉ số giá tiêu dùng CPI, REER theo IMF có thể được biểu diễn bằng công thức:

∆ log(𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖) = ∑ (1 𝑇̃𝑖∑ (𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑘 𝑝𝑖𝑄𝑖 ) 𝑘 (∑ 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑗𝑘 𝑙𝑘 𝑙 )) (𝑝̂𝑖𝑐𝑝𝑖− 𝐸̂𝑖 /𝑗− 𝑝̂𝑗𝑐𝑝𝑖) 𝑗≠𝑖 (39) Với 𝑇̃ = 1 − ∑ (𝑖 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑘 𝑝𝑖𝑄𝑖 ) 𝑘 (∑ 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑗𝑘 𝑙𝑘 𝑙 ) Trong đó

- 𝐸𝑖/𝑗 chính là TGHĐ danh nghĩa giữa hai quốc gia 𝑖 và 𝑗.

- 𝑝̂𝑖𝑐𝑝𝑖 và 𝑝̂𝑗𝑐𝑝𝑖 lần lượt là chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia 𝑖 và quốc gia 𝑗.

Dựa theo công thức này và công thức (38) trong việc tính VAREER ta thấy có một số điểm giống nhau.

- Thành phần đầu tiên trong công thức, ∑ (1

𝑇̃𝑖∑ (𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑘

𝑝𝑖𝑄𝑖 )

𝑘 ( 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑗𝑘

∑ 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑙 𝑙𝑘))

𝑗≠𝑖 chính

là trọng số thương mại của nước i so với nước j.

- Thành phần thứ hai, (𝑝̂𝑖𝑐𝑝𝑖 − 𝐸̂𝑖 /𝑗 − 𝑝̂𝑗𝑐𝑝𝑖), chính là sự thay đổi giá tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI.

So sánh việc đo lường tỷ trọng.

Việc tính toán tỷ trọng trong công thức VAREER và REER có những điểm giống nhau và khác nhau. Giống nhau về mặt nguyên tắc chung và khác nhau về phương pháp tính toán.

Về mặt nguyên tắc chung

Theo nguyên tắc lý tưởng, việc tính toán tỷ giá thực có hiệu lực dù theo cách tính của VAREER hay REER cũng đều phải bao gồm tất cả các quốc gia nước ngoài có cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa (cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường thứ ba). Nhưng trên thực tế số lượng các quốc gia trong rổ tiền tệ bị giới hạn do hạn chế về số liệu có sẵn. Ngoài ra, một vấn đề khác có liên quan đến số lượng hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán tỷ trọng. Theo đó, người ta nên sử dụng dữ liệu của tất cả hàng hóa và dịch vụ (được đo lường theo dạng gộp hay là GTGT) được giao dịch giữa các quốc gia để đo lường cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, theo Chinne (2005), hàng hóa được giao dịch (tradbles) rất khó “định nghĩa”. Do đó, các tỷ trọng mậu dịch chỉ được tính toán dựa trên các số liệu xuất nhập khẩu thực tế phát sinh.

Về phương pháp tính toán.

Có nhiều phương pháp để tính tỷ trọng trong công thức REER, trong khi đó, đối với VAREER chỉ có một phương pháp xác định tỷ trọng duy nhất là dựa vào GTGT.

Tỷ trọng trong công thức REER là bình quân có trọng số của tỷ trọng cạnh tranh trong xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này được giải thích là do cạnh tranh của bất kỳ một quốc gia nào cũng bao gồm cạnh tranh trong xuất khẩu và nhập khẩu. Một chỉ báo cạnh tranh nhập khẩu đo lường vị thế cạnh tranh của quốc gia trong thị trường nội địa, trong khi một chỉ báo cạnh tranh xuất khẩu đo lường vị thế cạnh tranh của quốc gia đó đối với các thị trường xuất khẩu. Việc tính toán các tỷ trọng nhập khẩu chỉ đơn giản dựa vào nhập khẩu song phương giữa hai nước. Tuy nhiên,

có nhiều phương pháp khác nhau để tính tỷ trọng xuất khẩu, bao gồm cả xuất khẩu song phương, đa phương và thị trường thứ ba (Chinne (2005)).

Nếu dựa vào xuất khẩu song phương, các tỷ trọng xuất khẩu được xác định dựa trên các số liệu xuất khẩu với các đối tác thương mại song phương. Theo đó, tỷ trọng này đo lường cạnh tranh trực tiếp giữa một quốc gia và các đối tác của mình mà không quan tâm đến cạnh tranh gián tiếp giữa hai đối tác thương mại ở thị trường thứ ba. Do đó làm giảm đi mức độ cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa với các nhà sản xuất khác ở các thị trường thứ ba.

Nếu dựa vào xuất khẩu đa phương, các tỷ trọng ứng với mỗi một đối thủ cạnh tranh trong chỉ số cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia sẽ là tỷ trọng tương đối của xuất khẩu của các quốc gia đó trong thị trường thế giới. Chẳng hạn, nếu muốn tính tỷ trọng xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong một rổ tiền tệ gồm 10 quốc gia thì tỷ trọng ứng với Trung Quốc cũng chính là tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong rổ 10 quốc gia.

Nếu dựa vào xuất khẩu đến thị trường thứ ba thì tỷ trọng cạnh tranh trong xuất khẩu cũng bao gồm hai thành phần: Tỷ trọng xuất khẩu song phương (đo lường cạnh tranh trực tiếp giữa các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất nội địa) và tỷ trọng xuất khẩu thị trường thứ ba (đo lường cạnh tranh giữa xác nhà xuất khẩu từ hai quốc gia khác nhau trong cùng một thị trường thứ ba). Đây cũng chính là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán các tỷ trọng cạnh tranh.

Chính vì có nhiều phương pháp xác định tỷ cạnh tranh trong xuất khẩu do đó cũng sẽ có nhiều phương pháp xác định tỷ trọng trong công thức REER. Ngoài ra, mô hình tỷ giá đa phương (MERM) được phát triển bởi IMF còn cung cấp một phương pháp khác để đo lường sự cạnh tranh giữa các quốc gia được chọn trong rổ tiền tệ. Theo Artus và McGuirk (1981), mô hình MERM được thiết kế để ước tính ảnh hưởng trung hạn của những sự thay đổi trong tỷ giá của các quốc gia công nghiệp lên CCTM. Sự mô phỏng của mô hình này sẽ được sử dụng để tính toán các tỷ trọng cạnh tranh.

Mặc dù có nhiều phương pháp để tính toán tỷ trọng trong REER, tuy nhiên về mặt thực nghiệm, REER sử dụng các tỷ trọng thương mại gộp. Theo đó, tỷ trọng của quốc gia 𝑖 đối với mỗi một nước đối tác 𝑗 (𝑗 ≠ 𝑖) được tính theo công thức.

𝑊𝑖𝑗 = 𝐸𝑋𝑖𝑗 + 𝐼𝑀𝑖𝑗 ∑ (𝑘 𝐸𝑋𝑖𝑘 + 𝐼𝑀𝑖𝑘)

(40)

Tỷ trọng trong công thức tính VAREER được dựa trên tỷ phần GTGT mà mỗi quốc gia đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu, không dựa vào tổng xuất nhập khẩu như REER. Do đó VAREER đã khắc phục được nhược điểm của REER vì cách tính tỷ trọng tổng xuất khẩu nhập khẩu như REER đã dẫn đến sự tính trùng cho các mặt hàng trung gian. Ngoài ra, nếu trọng số REER được thiết kế để đo lường cạnh tranh giữa các quốc gia tại thị trường thứ ba (phương pháp này được sử dụng phổ biến như đã trình bày ở trên), thì tỷ trọng VAREER lại đo lường mức độ cạnh tranh về GTGT giữa các nhà sản xuất chứ không phải là hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Lấy ví dụ về sản xuất xe Ford tại Trung Quốc, nếu REER chỉ đo lường cạnh tranh sản phẩm phẩm xe Ford cuối cùng của Trung Quốc với các quốc gia sản xuất xe Ford khác thì VAREER lại đo lường cạnh tranh của Trung Quốc với tất cả các quốc gia khác cùng tham gia vào chu trình sản xuất chiếc xe Ford (cạnh tranh về GTGT).

So sánh việc sử dụng chỉ số giá

Có nhiều chỉ số giá được sử dụng để xây dựng tỷ giá thực có hiệu lực. Nếu muốn tính tỷ giá thực hiệu lực theo tháng, có thể sử dụng các chỉ số như chỉ số giá tiêu dùng – CPI, chỉ số giá sản xuất – PPI, chỉ số giá bán sỉ – WPI. Nếu muốn tính tỷ giá thực hiệu lực với tấn số thấp hơn, chẳng hạn theo quý, có thể sử dụng chỉ số giảm phát GDP deflator, chỉ số đơn vị lao động – ULC và chỉ số giá trị đơn vị xuất khẩu tương đối – Relative EUV.

Việc tính tỷ giá thực hiệu lực có thể dùng bất kỳ chỉ số giá nào trong các chỉ số giá trên. Mỗi chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ giá thực hiệu lực đều có nhược điểm riêng:

Chỉ số giá tiêu dùng CPI phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Rổ hàng hóa này có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. CPI có thể được dùng để so sánh giữa các quốc gia nhưng cũng có những điểm hạn chế để có thể trở thành một chỉ số đo lường sự cạnh tranh quốc tế một cách hoàn hảo. Bởi vì nó phản ánh cả sự thay đổi trong giá của hàng hóa phi xuất nhập khẩu chẳng hạn nhà cửa và dịch vụ, nó chỉ bao gồm những hàng hóa tiêu dùng và có thể gồm cả những hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu.

Với mục đích muốn tính và so sánh giá cả của hàng hóa và dịch vụ được xuất nhập khẩu thì chỉ số giá được sử dụng nhiều là PPI và WPI. Tuy nhiên có hai điều bất lợi khi sử dụng hai chỉ số này là. Thứ nhất, Số lượng hàng hóa, phương pháp xây dựng và các tỷ trọng trong rổ hàng hóa rất khác nhau giữa các quốc gia khi tính PPI. Thứ hai, PPI và WPI có sự biến động mạnh giữa các quốc gia khác nhau, mạnh hơn so với chỉ số CPI. Theo đó, sự biến động mạnh của PPI và WPI có thể dẫn đến sự biến động mạnh của REER, ngay cả khi quy luật một giá là đúng (Menzie D. Chinn (2005)).

Chỉ số chi phí đơn vị lao động ULC là tỷ lệ của chi phí một đơn vị lao động trên năng xuất. ULC biểu thị các chi phí sản xuất trong nước và nó thường được sử dụng như chỉ báo của sự cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên chỉ số này cũng có những hạn chế. Thứ nhất, các chi phí lao động ở đây chỉ là một phần trong quá trình sản xuất và nó không phản ánh những chi phí khác chẳng hạn như vốn và các chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Đồng thời trong khi hàng hóa vốn và hàng hóa trung gian được giao dịch trong các thị trường quốc tế thì lao động lại không thay đổi nếu xét trên toàn cầu. Thứ hai, các chi phí lao động sẽ rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau và do đó đóng một vai trò không cân xứng trong quá trình cạnh tranh. Cuối cùng, chỉ số ULC rất khó tìm kiếm được ở các quốc gia đang phát triển cả về số

lượng và chất lượng của dữ liệu hiện có. Những nghiên cứu gần đây của OECD và IMF đã thấy rằng các chuỗi dữ liệu cho những quốc gia này thường có độ trễ 1 đến 2 năm.

Người ta cũng có thể sử dụng GDP deflator để tính tỷ giá thực có hiệu lực. GDP deflator bao gồm cả hàng hóa xuất nhập khẩu và phi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, giá của hàng hóa xuất nhập khẩu và phi xuất nhập khẩu có thể khác nhau theo thời gian do sự tăng trưởng của mỗi ngành là khác nhau. Do đó, GDP deflator có thể là một chỉ báo sai cho giá của hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời GDP deflator có thể bao gồm cả những hàng hóa và dịch vụ không được trao đổi giữa các nước chẳng hạn như ngành xây dựng và khu vực chính phủ.

Việc sử dụng chỉ số giá nào phụ thuộc vào thực dụng hơn là lý thuyết. Trong khi chỉ số CPI được sử dụng phổ biến khi tính REER thì VAREER được xây dựng dựa trên chỉ số GDP deflator. Có nhiều lý do cho sự thay đổi này:

Thứ nhất, với mục đích chính là đo lường cạnh tranh với bên ngoài thì chúng ta phải tính được giá sản lượng đầu ra mà mỗi quốc gia xuất khẩu đi các nước. Vì CPI bao gồm giá của cả hàng hóa của quốc gia sản xuất hoặc hàng nhập khẩu nên nó không phù hợp cho mục đích này. Ngược lại VAREER được sử dụng chỉ số GDP deflator sẽ trở nên hợp lý hơn.

Thứ hai, nguyên nhân chính sử dụng GDP deflator để tính VAREER mà không dùng CPI hay các chỉ số giá khác là vì chỉ số giảm phát GDP được tính toán đã bao gồm hàng hóa doanh nghiệp mua đề đầu tư (không được tính trong CPI vì CPI chỉ tính trên hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng). Do đó, chỉ số CPI chưa đại diện được cả các phần tiêu dùng trong hàng hóa trung gian dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Thứ ba, chỉ số CPI bao gồm cả những hàng hóa và dịch vụ phi xuất nhập khẩu, trong khi đó lại không bao gồm một số hàng hóa được trao đổi quan trọng như hàng hóa vốn. CPI còn bị hạn chế bởi thuế gián thu, trợ cấp và chính sách kiểm soát của chính phủ (Tumer và Van’t Dack (1993)). Bên cạnh đó, CPI còn hạn chế

khi làm đại diện cho sức cạnh tranh của các hàng hóa trung gian (Desruelle và Zanello (1997)).

Từ những khác biệt trên, Bems và Johnson (2012) đã đề xuất sử dụng GDP deflator để tính VAREER. Đồng thời so sánh VAREER với REER được tính dựa trên CPI, vì chỉ số này được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Tỷ giá thực hiệu lực VAREER và tác động đối với cán cân thương mại việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)