Liên quan giữa nồng độ BNP với một số triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ b type natriuretic peptide huyết tương của bệnh nhân trưởng thành suy tim mạn tính (Trang 40 - 44)

Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ BNP và tần số tim

Nhận xét: Hệ số tương quan r = 0,064 cho thấy không có mối liên quan giữa BNP và tần số tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính với p>0,05.

r = 0,064 p>0,05

Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ BNP và huyết áp tâm thu

Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ BNP và huyết áp tâm trương

Nhận xét: Trị số huyết áp của bệnh nhân suy tim mạn tính, cả huyết áp tâm thu và tâm trương, đều không liên quan với sự thay đổi nồng độ BNP huyết tương (p>0,05).

r = 0,066 p>0,05

r = 0,114 p>0,05

Bảng 3.12. Liên quan giữa nồng độ BNP với phù, chỉ số tim ngực và mức độ hở van 2 lá Triễu chứng n X ± SD p Phù Có 23 2357,46 ± 1575,09 <0,05* Không 17 1582,40 ± 1765,11 Chỉ số tim ngực ≥ 50% Có 29 2369,40 ± 1220,44 < 0,05* Không 11 1128,15 ± 722,72 Diện tích hở van 2 lá 1/4 15 809,94 ± 441,82 > 0,05** 2/4 18 5010,0 ± 1953,01 3/4 7 6758,3 ± 2686,57

* Mann Witney U test ** Kruskal-Wallis H test

Nhận xét: Bệnh nhân suy tim có chỉ số tim ngực trên 50% hoặc có phù thì nồng độ BNP huyết tương cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không có các triệu chứng này với p <0,05. Ngoài ra, hở van 2 lá cũng làm tăng BNP huyết tương nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ BNP và phân độ suy tim NYHA

Nhận xét: Có mối tương quan thuận rất chặt chẽ giữa nồng độ BNP và mức độ suy tim, mức độ suy tim càng nặng thì nồng độ BNP huyết tương càng cao (r = 0,76 với p<0,001).

r = 0,76 p<0,001

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ b type natriuretic peptide huyết tương của bệnh nhân trưởng thành suy tim mạn tính (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w