Khái quát vấn đề và tổng kết 31 Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HSG lớp 9 năm 2020 2021 (Trang 87 - 89)

II 1 Trong học tập và rèn luyện, mỗi học sinh chúng ta cần có rất nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp để có thể đạt được những thành tích tốt và hoàn

3. Khái quát vấn đề và tổng kết 31 Giới thiệu chung

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

+ Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại với những tác phẩm thơ dào dạt niềm vui về cuộc đời, mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.

+ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới, hình ảnh tráng lệ về thiên nhiên và con người lao động thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

- Khái quát nội dung đoạn thơ: Các khổ thơ đặc sắc từ khổ 3 đến khổ 5 đã miêu tả vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả.

2. Phân tích

* Luận điểm 1: Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao (khổ 3)

- Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng” - con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ.

- Nghệ thuật ẩn dụ “lái gió buồm trăng” : thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động.

=> Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền.

- Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” - mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển.

- Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận” - cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt.

=> Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc.

* Luận điểm 2: Cảnh biển đẹp trong đêm (khổ 4)

- Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển.

- Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động.

- Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng. - Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng-“em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương.

- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh. => Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài.

* Luận điểm 3: Tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển (khổ 5)

- “Ta hát bài ca gọi cá vào” : Người dân chài đã biến công việc nặng nhọc thành bài ca vui tươi -> Tiếng hát của người dân chài có khả năng kì diệu là gọi cá vào lưới.

-> Bút pháp lãng mạn khi miêu tả giúp cho công việc đánh cá đêm trở nên thơ mộng

+ Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”. + So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời nay. -> Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển.

=> Con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên.

3 Tổng kết

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC: 2020-2021 TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC: 2020-2021

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

(Đề thi gồm có 01 trang)Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sauvà thực hiện yêu cầu:

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy tr? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017)

Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát

nội dung của đoạn trích.

Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn

lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?

Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong

những câu văn:(1)ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3)Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội.

Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Nhr sa như ùa vào buồng lái.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN(Hướng dẫn chấm gồm có: 05 trang) (Hướng dẫn chấm gồm có: 05 trang)

PHẦN N

Câu Nội dung

I

1

- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân. - Nội dung đoạn trích: Ông hai trở về nhà sau khi nghe tin làng theo giặc, nhìn lũ con, ông càng thương cảm biết bao.

2

- Biện phép tu từ điệp cấu trúc: "Chúng nó".

- Tác dụng: thể hiện sâu sắc hơn tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc).

3

- Phép nối: "không mà" - Phép lặp: "họ"

- Phép thế: "từng người" - "họ"

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HSG lớp 9 năm 2020 2021 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w