Kiểm tra chế độ ngắt nhiên liệu khi tắt máy

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5 pot (Trang 27 - 29)

- Khi kéo cần điều khiển tắt máy, thanh răng phải dịch chuyển về vị trí cắt hoàn toàn nhiên liệu để dừng động cơ, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng rồ ga, khó tắt máy.

- Việc kiểm tra hiện tượng này trên bằng thử được thực hiện bằng cách cho bơm làm việc ở số vòng quay định mức, thanh răng ở vị trí toàn tải. Sau đó vẫn giữ nguyên tốc độ vòng quay, kéo thanh răng về vị trí ngắt nhiên liệu.

- Quan sát trên cốc đo nhiên liệu, nếu vòi phun vẫn phun nhiên liệu, cần phải điều chỉnh thanh nối giữa thanh răng và bộ điều tốc cho tới khi vòn phun không phun nhiên liệu.

92

5.1.5. SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN 5.1.5.1. Thay dầu hệ thống bôi trơn: 5.1.5.1. Thay dầu hệ thống bôi trơn:

- Trong quá trình động cơ làm việc, dầu bôi trơn bị bẩn do bụi bẩn theo khí nạp vào động cơ, do muội than, hơi nhiên liệu và hơi nước theo khí cháy lọt xuống và do mạt kim loại bong tách từ bề mặt ma sát.

- Do đó, cần phải thay dầu theo định kỳ sử dụng để đảm bảo chất lượng bôi trơn.

Trong quá trình vận hành, thường phải kiểm tra mức dầu để bổ sung đến mức quy

định, khi kiểm tra nếu phát hiện dầu bẩn, đen, lẫn nhiều mạt kim loại và biến chất (độ nhớt kém) cần phải thay dầu ngay.

5.1.5.2. Kiểm tra áp suất dầu:

- Khi thấy áp suất dầu chỉ thị trên đồng hồ báo áp suất, không đúng với yêu cầu, thì kiểm tra theo quy trình sau:

+ Tháo cảm biến đo áp suất dầu và lắp một áp kế thay vào đó.

+ Khởi động động cơ, cho động cơ chạy ở số vòng quay định mức và kiểm tra áp suất chỉ thị trên áp kế. Quan sát:

 Nếu áp suất đo được nằm trong phạm vi yêu cầu của động cơ thì thay cảm biến áp suất mới, rồi kiểm tra lại áp suất chỉ thị trên đồng hồ trên xe. Nếu vẫn không hiệu quả thì thay đồng hồ trên xe rồi kiểm tra lại.

 Nếu áp suất không đúng quy định thì kiểm tra các bộ phận khác như bơm

dầu, cơ cấu dẫn động …

5.1.5.3. Kiểm tra, sửa chữa bơm dầu:

- Khi động cơ được tháo ra sửa chữa thì đương nhiên phải tháo bơm dầu để kiểm tra, hoặc trong quá trình động

cơ làm việc nếu phát hiện thấy các hiện tượng liên quan đến hư hỏng của bơm dầu thì cũng tháo bơm dầu ra kiểm tra.

- Nếu bơm dầu được lắp

trên khối cacte hoặc thân máy từ phía ngoài thì nên kiểm tra và điều chỉnh van hạn chế áp suất trước, nếu vẫn thấy không hiệu quả mới tháo rời bơm ra để kiểm tra các chi tiết của bơm.

(a) kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn khớp; (b) kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ bơm; (c) kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng và nắp bơm; (d) kiểm tra khe hở giữa hai đỉnh răng của bơm roto; (e) kiểm tra khe hở mặt ngoài của roto và thành vỏ bơm roto.

- Thân và nắp bơm dầu thường được đúc bằng gang nên có thể có hiện tượng nứt vỡ. Nếu không thấy nứt vỡ thì kiểm tra tiếp sự mài mòn của các chi tiết. Kiểm tra sự mài mòn bằng thước lá và căng đo theo nguyên lý kiểm tra mặt phẳng. Chiều sâu vết

93

lõm do mài mòn không được vượt quá 0,1 mm, nếu vượt quá giá trị này thì phải rà bằng bột mài.

- Hiện tượng mòn của bánh răng và thân bơm được kiểm tra bằng cách dùng

thước lá đo khe hở giữa chúng hình 5.32.

- Việc kiểm tra khe hở giữa hai bánh răng ăn khớp hình 5.32a được thực hiện ít nhất ở 3 chỗ cách đều nhau theo vòng đỉnh răng. Khe hở tối đa giữa 2 răng ăn khớp không được quá 0,35 mm, nếu vượt quá thì phải thay bánh răng mới.

- Khe hở giữa đỉmh răng và thành vỏ hình 5.32b được kiểm tra ở tất cả các răng. Khe hở tối đa không vượt quá 0,1 mm. Nếu vượt quá giới hạn này cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ crôm rồi gia công lại hoặc phải thay vỏ bơm. Nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì thay bánh răng.

- Độ mòn mặt đầu bánh răng được kiểm tra bằng cách dùng thanh thẳng chẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm và dùng thước lá đo khe hở giữa mặt thanh kiểm và mặt đầu thanh răng hình 5.32c khe hở tối đa không vượt quá 0,1 mm. Khi mặt đầu bánh răng mòn thì có thể giảm bớt số đệm.

- Đối với bơm bánh răng ăn khớp trong hình 5.32d,e khe hở kiểm tra không vượt quá 0,3 mm.

- Sau khi kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết hỏng, bơm dầu được lắp ráp và đưa lên băng thử để đo lưu lượng và áp suất, ở tốc độ quay vòng nhất định với việc tạo sức cản trên đường dầu ra bằng một van tiết lưu. Kết quả kiểm tra được so sánh với kết quả thử nghiệm của một bơm chẩn cùng loại.

- Đối với các cụm bơm được lắp liền với thân máy từ ngoài, khi lắp ráp bơm cần mồi đầy dầu trong khoang bơm vì các bơm này thường được lắp cao nên khó tự mồi như các bơm được lắp trong hộp trục khuỷu.

5.1.5.4. Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu: a) Bảo dưỡng, sửa chữa phao lọc a) Bảo dưỡng, sửa chữa phao lọc

- Phao lọc có phao nổi lập lờ trong dầu để không hút cặn bẩn ở đáy cacte và có lưới lọc để lọc sơ bộ các cặn bẩn lớn. Phao lọc có thể bị thủng, bẹp phao hoặc tắc lưới lọc. Khi sửa chữa lớn động cơ, bảo dưỡng cacte hay sửa chữa các hư hỏng hệ thống bôi trơn cần phải tháo phao lọc để kiểm tra.

- Lưới lọc cần phải tháo ra khỏi phao để kiểm tra phao và làm sạch lưới lọc. Nếu phao bị thủng thường có dầu bên trong nên khi kiểm tra phải lắc phao xem có dầu bên trong hay không rồi nhúng phao chìm vào chậu nước để tìm chỗ thủng và hàn lại. Nếu phao bị bẹp và biến dạng nhiều thì phải thay phao mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Chương 5 pot (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)