Giải pháp tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 53 - 59)

18 Lô 14, Kh555B 0,63 41,05 Tán rừng bị phá vỡ mảng lớn; tầng trên cịn sót lại một số cây to; tầng dưới có mật độ cây bụi và cây tái sinh thưa thớt

4.5.3. Giải pháp tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang

cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang

Sau khi cấp tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ kỹ thuật thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng, thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và Quyết định ban hành hệ số K điều chỉnh mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Trình tự các bước thực hiện chi trả tiền sử dụng dụng vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định phạm vi, ranh giới, diện tích các khu rừng có cung

ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang (Tổ kỹ thuật giúp việc) thực hiện nội dung công việc như sau:

- Xác định lưu vực với điểm đầu ra là đập Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (diện tích rừng hiện có thuộc lưu vực mà điểm đầu ra là đập thủy điện Tun Quang là diện tích rừng có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang).

- Rà sốt, xác định ranh giới, diện tích rừng của tổng lưu vực và cơ cấu diện tích rừng của từng tỉnh có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

- Phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triên rừng Việt Nam, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng của các tỉnh lân cận để thống nhất ranh giới, diện tích rừng của từng tỉnh có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh xây dựng báo cáo thuyết minh, bản đồ và số liệu thống kê diện tích rừng của tỉnh mình có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh phê duyệt ranh giới, diện tích rừng của tỉnh mình có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

Bước 2. Thực hiện thủ tục ủy chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhà

máy thủy điện Tuyên Quang thực hiện các nội dung công việc như sau: - Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kết quả phê duyệt danh sách các đơn vị có sử dụng dịch vụ mơi trường rừng; ranh giới, diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

52

- Nhà máy thủy điện Tuyên Quang căn cứ vào năng lực, điều kiện và quy mô phải chi trả để quyết định hình thức chi trả dịch vụ mơi trường rừng

(Qua phỏng vấn: Nhà máy thủy điện Tuyên Quang quyết định hình thức chi trả gián tiếp vì quy mơ chi trả lớn, nhà máy khơng có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường).

- Văn bản đề nghị được ủy thác chi trả dịch vu môi trường rừng cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (Nhà máy thủy điện Tuyên Quang phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên đơn vị hành chính 4 tỉnh; theo khoản 3 Điều 13 Nghị định số 99 thì tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam).

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam sẽ đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng với Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, phương thức chuyển tiền ủy thác; là căn cứ để giám sát, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng).

Bước 3. Thu và điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng về Quỹ bảo vệ và

phát triển rừng cấp tỉnh. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Quỹ

bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang thực hiện các nội dung công việc sau: - Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang thực hiện điều tra sản lượng điện thương phẩm của nhà máy theo hợp đồng bán điện); lập biên bản thỏa thuận với Nhà máy thủy điện Tuyên Quang về: Số tiền dịch vụ môi trường rừng nhà máy phải trả theo mức quy định tại Nghị định số 99; phương thức chuyển tiền ủy thác cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; phương thức giám sát việc quản lý và sử dụng tiền ủy thác của cơ sở sản xuất thủy điện.

- Căn cứ hợp đồng ủy thác, biên bản thòa thuận với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang chuyển tồn bộ số tiền sử dụng dịch vụ mơi trường rừng phải chi trả về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.

- Trên cơ sở cơ cấu diện tích rừng của từng tỉnh có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; đã thực hiện tại bước 1), Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối số tiền thu được từ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

Bước 4. Xác định danh sách các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi

trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Tổ kỹ thuật phối hợp với Ủy

ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nội dung công việc sau: - Điều tra, lập bảng danh sách thống kê các chủ rừng là tổ chức có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (có rừng trong phạm vi, ranh giới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại bước 1).

- Điều tra, lập bảng danh sách thống kê các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (có rừng trong phạm vi, ranh giới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại bước 1).

- Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận danh sách các chủ rừng là tổ chức có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo quy định khoản 7 Điều 22 Nghị định số 99).

54

- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận danh sách các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo quy định điểm b khoản 9 Điều 22 Nghị định số 99).

Nghĩa vụ của các chủ rừng: Phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng

dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Trong trường hợp chủ rừng là tổ chức thực hiện khoán bảo vệ rừng với hộ gia đình thì hộ nhận khốn bảo vệ rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ rừng.

Bước 5. Thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Tổ công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung công việc sau:

- Thời điểm thanh toán: Tháng 12 hàng năm.

- Căn cứ để thanh toán: Tổng số tiền Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối về cho tỉnh để chi trả cho các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quan; số lượng và chất lượng rừng được nhiệm thu; hệ số K điều chỉnh mức chi trả theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Nghiệm thu, thanh toán cho chủ rừng là tổ chức:

+ Trên cơ sở phạm vi, ranh giới (đã được xác định tại bước 1) và danh sách các chủ rừng là tổ chức có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận (tại bước 4), Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng (Chủ rừng tự nghiệm thu số lượng, chất lượng của

diện tích khốn bảo vệ rừng theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng với hộ gia đình; có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với kết quả nghiệm thu).

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận kết quả nghiệm thu của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (theo thẩm quyền tại khoản 8 Điều 22 Nghị định 99).

+ Căn cứ kết quả nghiệm thu được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận với hệ số K tương ứng và phần diện tích chủ rừng khốn cho hộ gia đình, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thanh toán tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng là tổ chức (chủ rừng là tổ chức sẽ căn cứ kết quả đơn vị mình nghiệm thu để thanh tốn tiền khốn bảo vệ rừng cho hộ gia đình).

- Nghiệm thu, thanh toán cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:

+ Trên cơ sở phạm vi, ranh giới (đã được xác định tại bước 1) và danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận (tại bước 4), Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyện môn thuộc huyện (theo thẩm quyền tại điểm c khoản 9 Điều 22 Nghị định 99).

+ Căn cứ kết quả nghiệm thu được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận với hệ số K tương ứng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng chuyển tiền cho Hạt kiểm lâm cấp huyện để thực hiện thanh tốn tiền cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 53 - 59)