KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 67 - 70)

- Danh sách các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đề tài đã xác định được tổng số có 366.598 ha rừng có cung ứng dịch vụ môi tường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, trong đó: tỉnh Tuyên Quang: 81.233ha (chiếm 22,2%); tỉnh Hà Giang: 138.870 ha (chiếm 37,9%); tỉnh Bắc Kạn: 68.089 ha (chiếm 18,6%); tỉnh Cao Bằng: 78.515 ha (chiếm 21,3%). Diện tích rừng đã có chủ quản lý: 232.697 ha, chiếm 63,5% tổng diện tích có rừng tồn lưu vực (giao cho 20 tổ chức và các hộ gia đình trên địa bàn 169 xã thuộc 4 tỉnh); diện tích rừng chưa có chủ quản lý là 133.901 ha, chiếm 36,5% tổng diện tích có rừng toàn lưu vực (hiện tại Ủy ban nhân dân 169 xã thuộc 4 tỉnh quản lý).

Toàn bộ cơ sở dữ liệu về ranh giới, diện tích, chủ rừng, trạng thái, loại rừng và nguồn gốc hình thành rừng được quản lý bằng bản đồ số và bản đồ giấy; diện tích chi trả được thống kê, tổng hợp theo nhóm xác định hệ số K*

thành phần (chủ rừng, loại rừng, trạng thái, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn, thuận lợi bảo vệ rừng).

Hệ số K là một giá trị bằng hằng số dùng điều chỉnh (hơn, kém) mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng và nó thay đổi theo khả năng tạo dịch vụ môi trường của rừng; hệ số K điều chỉnh mức chi trả của một lơ rừng được tính bằng tích của 04 hệ số K* thành phần, theo công thức sau:

K = KTrTh x KLR x KNG x KBV Trong đó:

- KTrTh là hệ số điều chỉnh theo trạng thái rừng, gồm 03 loại: rừng giàu KRGi = 1,00; rừng trung bình KRTB = 0,81; rừng nghèo KRNg = 0,75.

- KLR là hệ số điều chỉnh theo loại rừng, gồm 02 loại: rừng đặc dụng, phòng hộ KĐDPH = 1,00; rừng sản xuất KSX = 0,90.

- KNG là hệ số điều chỉnh theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm 02 loại: rừng tự nhiên KRTN = 1,00; rừng trồng KRT = 0,77.

- KBV là hệ số điều chỉnh theo mức độ bảo vệ rừng, gồm 02 loại: mức độ bảo vệ khó khăn KBVKh = 1,00; mức độ bảo vệ bình thường KBVTB = 0,83.

Đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp và các bước thực hiện chi trả như sau: (1) Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật tại cấp tỉnh và chọn một địa bàn thực hiện làm mẫu để thực hiện.

(2) Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ kỹ thuật thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông.

(3) Các bước thực hiện chi trả như sau:

Bước 1. Xác định phạm vi, ranh giới, diện tích các khu rừng có cung

ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

Bước 2. Thực hiện thủ tục ủy chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Bước 3. Thu và điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng về Quỹ bảo vệ

và phát triển rừng cấp tỉnh.

Bước 4. Xác định danh sách các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi

trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

Bước 5. Thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ

66

Để nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ của rừng trong hệ thống lưu vực Thủy điện Tuyên Quang, tăng khả năng bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, hạn chế bồi lắng lòng hồ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho nhà máy (cung ứng ổn định dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy). Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới: (1) xây dựng và thực Đề án giao rừng; (2) thực hiện phục hồi, trồng mới rừng đối với tồn bộ diện tích đất trồng đồi núi trọc chưa có rừng; (3) xây dựng Đề án khốn bảo vệ rừng; (4) tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ và phát triển, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển rừng của Chính phủ.

Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài còn một số tồn tại như sau: - Đề tài chưa tính tốn chi trả trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn; chưa lập danh sách được các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, do diện tích chi trả lớn (chỉ tính riêng địa phận tỉnh Tuyên Quang đã có trên 2.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân).

- Chưa nghiên cứu, lượng hóa được giá trị hạn chế xói mịn đất, duy trì và điều tiết nguồn nước theo các loại rừng tại lưu vực chi trả.

Kiến nghị

- Tiếp tục có nghiên cứu lượng hóa giá trị hạn chế xói mịn, duy trì và điều tiết nguồn nước của rừng tại lưu vực chi trả.

- Xây dựng mơ hình theo dõi mối quan hệ giữa biến động diện tích và biến động chất lượng rừng với mức độ hạn chế xói mịn đất, điều tiết nước của rừng trong lưu vực chi trả.

67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 67 - 70)