Xây dựng Đề án khoán bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 59 - 63)

- Danh sách các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên

4.4. Xây dựng Đề án khoán bảo vệ rừng

vệ rừng

Bước 5. Thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ

rừng.

Sản phẩm: Các chủ rừng là tổ chức xây dựng và phê duyệt Đề án khoán bảo vệ rừng trong phạm vị diện tích rừng đơn vị mình được giao.

Sản phẩm: Tồn bộ các chủ rừng có diện tích rừng cung ứng dịch vụ mơi

trương rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang được trả tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng với hệ số K tương ứng (trên cơ sở hồ sơ, kết quả nghiệm thu về số lượng và chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận).

* Những vấn đề đặt ra đối với thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng Nhà máy thủy điện Tuyên Quang

Về xác định hệ số K

Thông qua phỏng vấn, kết quả nghiên cứu hồ sơ bảo vệ rừng đã có kết luận về những khu vực có mức độ khó khăn bảo vệ rừng (được áp dụng hệ số KBVKh) là: thuộc các xã giáp ranh, xa các tổ chức nhà nước > 3km (trạm bảo vệ rừng, Ủy ban nhân dân xã, Ban quản lý rừng...). Nhưng đây chỉ là khái niệm định tính, rất khó xác định được chính xác vị trí rừng có mức độ khó khăn trong cơng tác bảo vệ rừng ngồi thực địa; khi áp dụng thực tế sẽ không tránh khỏi những thắc mắc, kiến nghị.

Về kinh phí tổ chức thực hiện

Tổng diện tích chi trả lớn, hộ gia đình được giao rừng có diện tích nhỏ lẻ sẽ mất nhiều cơng và chi phí cho cơng tác thực hiện chi trả. Trên thực tế thì cơ sở dữ liệu về diện tích, hiện trạng rừng tỉnh Tuyên Quang được cập nhật theo dõi dựa trên cơ sở dữ liệu từ kiểm kê rừng năm 2000, sẽ khơng đáp ứng được độ chính xác để thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng một cách công bằng, nên cần phải đầu tư kinh phí kiểm kê rừng theo Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm cơ sở dữ liệu thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Theo quy định tại khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 22 của Nghị định số 99 thì việc thanh tốn tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng được thực hiện trên cơ sở kết quả nghiệm thu về số lượng và chất lượng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền), có nghĩa là đến kỳ thanh toán phải tổ chức nghiệm thu số lượng (nghiệm thu diện tích rừng) và nghiệm thu chất lượng (nghiệm thu trạng thái rừng). Để thực hiện bước cơng việc này, địi hỏi phải tốn nhiều nhân cơng và kinh phí lớn: địa phận Tun Quang có 9.170 lơ rừng đã có chủ, tổng diện tích nghiệm thu là 65.304 ha, cần 13.061 cơng, với kinh phí nhân cơng cần 1.576.815.347 đồng (gấp 3,5 lần tổng số tiền được trích lại để chi cho hoạt động chi trả).

58

(Tạm tính cơng nghiệm thu là 0,2 cơng/ha, bằng 10% công nghiệm thu

trồng rừng theo Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn = 0,2 công/ha x 65.304ha = 13.061 công; ngày cơng nghiệm thu tính theo lương chuyên viên bậc 3 hệ số 3,00, hệ số 0,2 là 120.727 đồng/công x 13.061 công = 1.576.815.347 đồng)

Về mức chi trả

Số tiền điều phối cho các tỉnh được dựa trên cơ cấu diện tích rừng có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng của mỗi tỉnh, do đó mức chi trả bình quân 1ha rừng của các tỉnh là tương đối bằng nhau (như ở tỉnh Tun Quang có mức chi trả bình quân là 78.268 đồng/ha). Mức chi trả như vậy là thấp, chưa đáp ứng được công sức bảo vệ rừng và chưa thực sự thu hút, khuyến khích được đơng đảo các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phịng hộ. Nếu tính giao rừng tối đa 30ha/hộ, để đạt được mức công bảo vệ rừng 830.000 đồng/tháng thì phải đạt được mức tri trả bình quân 330.000 đồng/ha/năm (830.000 đồng/tháng x 12 tháng : 30ha = 332.000 đồng/ha/năm).

Khoảng cách giữa nơi diễn ra dòng chảy mặt tới nơi lắng đọng bùn, đất tỷ lệ nghịch với lượng bồi lắng đọng bùn, đất tại nơi đó. Có nghĩa là rừng ở những khu vực xa Hồ thủy điện Tuyên Quang sẽ có mức độ ảnh hưởng đến hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng Hồ thủy điện Tuyên Quang thấp hơn rừng ở giáp với Hồ thủy điện Tuyên Quang. Nhưng trên thực tế thì mức chi trả bình quân ở tỉnh Tuyên Quang tương đương với mức chi trả bình quân ở tỉnh Cao Bằng; những lô rừng ở giáp Hồ thủy điện Tun Quang có cùng các u tố (nguồn gốc hình thành rừng, trạng thái, loại rừng, mức độ khó khăn bảo vệ rừng) với những lơ rừng ở xa (thậm chí là ở tỉnh Cao Bằng) đều được thực hiện mức chi trả tương đối bằng nhau.

Kiến nghị giải quyết những khó khăn trong tổ chức thực hiện

(1) - Đề nghị được điều chỉnh mức chi trả theo cự ly khoảng cách từ nơi có rừng cung ứng dịch vụ mơi trường đến nơi sử dụng dịch vụ môi trường rừng để rừng ở gần hồ thủy điện được chi trả cao hơn rừng ở xa hồ thủy điện.

(2)- Đối với trường hợp nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt thấp: cho phép thực hiện chi trả theo kỳ 5 năm/1 lần cùng với kỳ kiểm kê rừng theo Thông tư số 25 ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

(3)- Hàng năm cấp đủ kinh phí cho các tỉnh để thực hiện giao rừng, vì: điều kiện kinh tế của hầu hết các tỉnh không đủ thực hiện giao rừng (phụ thuộc vào ngân sách trung ương); kinh phí giao rừng của các tỉnh trong những năm qua được lấy từ kinh phí dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tuy nhiên tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định được sử dụng tối đa 5% tổng số kinh phí dự án để thực hiện giao đất giao rừng là quá thấp, không đủ cho nhu cầu giao rừng.

(Tổng kinh phí dự án tỉnh Tun Quang bình qn 16 tỷ/năm, như vậy kinh phí để giao rừng là 16 tỷ x 5% = 800.000.000 đồng/năm; với chi phí bình qn giao rừng là 1.000.000 đồng/ha thì mỗi năm chỉ giao được 800 ha, như vậy nếu giao hết 15.919 ha rừng chưa có chủ của lưu vực chi trả địa phận Tuyên Quang thì cần khoảng thời gian thực hiện là 20 năm).

(4)- Sửa đổi nội dung nghiệm thu, đánh giá, xác nhận số lượng và chất

lượng rừng để làm cơ sở cho thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

(nêu tại khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 22 của Nghị định số 99) theo hướng:

đối chiếu số lượng và chất lượng rừng với tài liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được duyệt.

60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho nhà máy thủy điện tuyên quang (Trang 59 - 63)