Kinh nghiệm của ANZ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 32 - 34)

ANZ là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Úc. ANZ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993. Từ đó đến nay, ANZ không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm 2013 của tạp chí Asian Banker; “Dẫn đầu về kích hoạt thẻ” trong chuỗi giải thưởng The Visa Vietnam Bank Awards 2013; “Vị trí số một trên thị trường thu nhập cố định Việt Nam”: tín dụng tốt nhất, dịch vụ tín dụng tốt nhất, nghiên cứu và phân tích thị trường tốt nhất, kinh doanh tín dụng tốt nhất, tín dụng phái sinh tốt nhất, lãi suất tốt nhất trong khảo sát của Asiamoney năm 2012. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào việc ANZ đã có một chiến lược phát triển rõ ràng và kiên trì theo đuổi nó.

Phân khúc khách hàng: chiến lược phát triển của ANZ là tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên. Đây là chiến lược khá khôn ngoan của ANZ vì đây là đối tượng khách hàng có hiểu biết về dịch vụ ngân hàng nên ưa thích sử dụng chúng và sẵn sàng trả phí dịch vụ cao. Hơn nữa, đối tượng này có thu nhập ổn định sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi triển khai các sản phẩm cho vay tiêu

dùng. Và theo xu hướng số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày sẽ tăng lên. Đây là thuận lợi lớn đối với ANZ tầng lớp trung lưu có xu hướng sử dụng dịch vụ của ngân hàng có tính kết nối cao với các ngân hàng khác trên thế giới.

Phát triển đa dạng kênh phân phối: ANZ luôn biết tận dụng mạng lưới ngân hàng tại khắp Châu Á (28 quốc gia) để tạo tính liên kết, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, là ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nên ANZ không có được mạng lưới kênh phân phối chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp như các ngân hàng nội. Để khắc phục nhược điểm này, ANZ luôn tìm kiếm, phát triển các kênh phân phối khác để tiếp cận khách hàng như ebanking, điện thoại, gửi email, gặp gỡ trực tiếp… Hiện nay, đội ngũ bán hàng không thông qua chi nhánh của ANZ đã lên tới gần 1000 người. Họ tập trung tiếp cận khách hàng bằng cách đến tận nơi gặp gỡ (Website ANZ, (2014)).

Sản phẩm, dịch vụ: ANZ luôn luôn chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng dù đó là nhu cầu giao dịch, tiết kiệm, tín dụng, đầu tư hay bảo hiểm… Chính vì vậy, ngân hàng luôn không ngừng phát triển và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ khác biệt, cạnh tranh trong từng giai đoạn chiến lược của mình. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài sản, ANZ luôn cố gắng duy trì vị trí dẫn đầu tại Việt Nam. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tài chính cũng đa dạng hơn, đặc biệt là nhu cầu đầu tư và bảo hiểm. Ngày càng có nhiều khách hàng muốn đầu tư để có lợi nhuận cao hơn hoặc muốn lên kế hoạch tài chính cho bản thân, gia đình thay vì các sản phẩm gửi tiền truyền thống. Các sản phẩm Đầu tư cấu trúc, An phúc trọn đời của ANZ có thể đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng.

Chính sách chăm sóc khách hàng: đến với ANZ, khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy phong cách phục vụ ân cần, chuyên nghiệp của nhân viên trong không gian hiện đại của ngân hàng. ANZ luôn chú trọng việc tạo ra những giá trị gia tăng để giữ chân khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP. Thông qua dịch vụ Signature Priority Banking, khách hàng ngoài được hưởng những ưu đãi thông thường còn nhận được những đặc quyền như được phục vụ riêng bởi trưởng phòng Quan hệ khách hàng, được tư vấn một cách chuyên nghiệp về bảo hiểm, đầu tư tài chính,

được hưởng lãi suất ưu đãi và nhận quà vào dịp sinh nhật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)