2.2.1 Đánh giá tình hình tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk giai đoạn 2013-2015 2013-2015
2.2.1.1 Chỉ tiêu về tăng quy mô tín dụng bán lẻ-Lợi nhuận tín dụng bán lẻ
Lắk tăng trưởng khá mạnh , đây cũng là giai đoạn có mức tăng trưởng đáng kể nhất trong các năm gần đây của hoạt động tín dụng bán lẻ. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng bán lẻ vô cùng ấn tượng là tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cũng như thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 2013 số lượng khách hàng là 8.413 khách hàng thì đến năm 2015 đã lên tới 13.193 khách hàng, tăng 156.8% so với năm 2013, những con số trên đã nói lên được rằng rõ ràng BIDV Đắk Lắk đang có những bước đột phá trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, khi liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng năm sau cao hơn năm trước cả ba chỉ tiêu lớn là dư nơ, khách hàng và thu nhập.
Bảng 2.2: Dư nợ – Khách hàng – Thu nhập của hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2013 – 2015 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 1,728 2,019 2,413 2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ (%) - 117 120 3 Số lượng khách hàng (khách) 8,413 10,291 13,193
4 Tăng trưởng khách hàng (%) - 122 128
5 Thu nhập từ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 8.08 14.37 21.31
6 Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng bán
lẻ (%) - 178 148
(Nguồn: Phòng KHTH – BIDV Đắk Lắk)
2.2.1.2 Tăng trưởng thị phần tín dụng bán lẻ
Bảng 2.3: Thị phần tín dụng bán lẻ của các ngân hàng trên địa bàn
Ngân hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
BIDV Đắk Lắk (%) 7 9 11.4
Agribank Đắk Lắk (%) 17 15 14
Vietinbank Đắk Lắk (%) 7.6 8.2 11
Nhìn chung trong gian đoạn năm 2013-2015, dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk có tốc độ tăng trưởng tương đối lớn và đều qua các năm dẫn đến vị trí thị phần của BIDV Đắk Lắk cũng đang dần thay đổi theo chiều hướng tích cực từ 7% (năm 2013) lên 11.4% (năm 2015) đồng thời vượt qua Vietinbank Đắk Lắk để giành lấy ví trí số hai về thị phần dư nợ tín dụng bán lẻ toàn tỉnh Đắk Lắk, vị trí mà Vietinbank Đắk Lắk đã nắm giữ suốt giai đoạn năm 2011 – 2013.
Biểu đồ 2.3 Thị phần tín dụng của các ngân hàng qua các năm 2.2.1.3 Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.4: Nợ Xấu - Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk (2013 - 2015)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ VND) 3,196 3,393 3,813 Dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ VND) 1,728 2,019 2,413 Nợ xấu tín dụng bán lẻ (tỷ VND) 29.7 32.7 36.4 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ/dư nợ tín dụng bán lẻ (%) 1.72 1.62 1.51 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng (%) 0.93 0.96 0.96% Tỷ lệ dư nợ TDBL/Tổng dư nợ tín dụng (%) 54.06 59.50 63,28 (Nguồn: Phòng KHTH – BIDV Đắk Lắk )
“Với cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng 63% so với tổng dư nợ tín dụng (năm 2015) thì tỷ lệ nợ xấu bán lẻ so với tổng dư nợ tín dụng bán lẻ khoảng 1,51% là thấp, còn nếu so với tổng dư nợ tín dụng là 0,96% thì thực sự là không đáng kể trong hoạt động tín dụng của BIDV Đắk Lắk”.
Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển chiều sâu, do đó để nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát BIDV Đắk Lắk. Cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì với số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức của CBQHKHCN.
2.2.1.4 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ
“Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 70%) trong tổng thu nhập. Nguyên nhân là do trước đây các ngân hàng chủ yếu tập trung mảng hoạt động tín dụng. Mảng kinh doanh dịch vụ mới được chú ý trong thời gian gần đây nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại BIDV Đắk Lắk với định hướng phát triển tín dụng bán lẻ, đồng thời điểu chỉnh lại công tác tín dụng bán buôn do đang gặp nhiều khó khăn bởi nhiều doanh nghiệp hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, từ đó khiến cho mức đóng góp của tín dụng bán lẻ so với tổng thu nhập của BIDV Đắk Lắk đang dần được cải thiện qua từng năm, năm 2013 chỉ đạt 16.7%, thì đến năm 2014, năm 2015 lần lượt là 25.1% và 34.6%, đóng góp tích cực vào thu nhập toàn chi nhánh.
Bảng 2.5: Thu nhập từ tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk (2013 - 2015)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thu nhập trước thuế (tỷ đông) 48.4 57.2 61.65
Thu nhập từ tín dụng/thu nhập trước thuế 48% 56% 53% Thu nhập từ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 8.08 14.37 21.31 Thu nhập từ tín dụng bán lẻ/thu nhập trước thuế (%) 16.7 25.1 34.6
(Nguồn: Phòng KHTH – BIDV Đắk Lắk )
Tuy nhiên thu nhập từ tín dụng bán lẻ vẫn còn khá thấp: từ 8.08 tỷ đồng trong năm 2013, tăng lên 14.37 tỷ đồng trong năm 2014, và đạt 21.31 tỷ đồng trong năm 2015.
BIDV Đắk Lắk trên nền tảng tiếp tục duy trì đẩy mạnh hơn nữa phát triển tín dụng bán lẻ theo chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, đồng thời tái cơ cấu lại mảng tín dụng bán buôn, phân loại khách hàng, có lộ trình cắt giảm dư nợ đối với các khách hàng có dấu hiệu xấu, cũng như duy trì, tăng cường quan hệ đối với các khách hàng tốt, thì chắc chắn thu nhập của BIDV Đắk Lắk sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới.
2.2.1.5 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ
Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tín dụng từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn cụ thể như "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay hỗ trợ tái canh cây cà phê", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học”, "Cho vay sản xuất kinh doanh ", “cho vay các nhu cầu về nhà ở”, “cho vay tiêu dùng”,….
“BIDV Đắk Lắk cũng đã cho ra đời các sản phẩm dịch vụ đặc biệt cung cấp cho nhóm khách hàng VIP như sản phẩm thấu chi, thẻ tín dụng .v.v... với những tiêu chuẩn riêng về chế độ phục vụ, hàng loạt các ưu đãi (giảm lãi vay, giảm phí chuyển tiền, chế độ chăm sóc ngày đặc biệt trong năm: lễ, tết, sinh nhật..)”.
“Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk cũng đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu vốn của khách hàng, song chưa tạo ra được sự khác biệt nổi trội so với các ngân hàng khác. Đặc biệt trong lĩnh vực cho vay trồng chăm sóc cà phê và sản xuất nông nghiệp khác, hiện tại BIDV Đắk Lắk chưa thật sự có được những sản phẩm tín dụng nào đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tế vay vốn của bà con nông dân.Thực trạng này là do mảng tín dụng bán lẻ của BIDV Đắk Lắk “sinh sau đẻ muộn” so với một số ngân hàng bạn ngay từ đầu đã xác định chiến lược bán
lẻ trong tổng thể hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh đã có bề dày phát triển ngân hàng bán lẻ thì để BIDV Đắk Lắk có thể theo kịp và có sức cạnh tranh trên thị trường trong mảng hoạt động này. Đồng thời trong tương lai phải có sự vươn lên đi đầu tạo ra các sản phẩm mới mang tính đột phá nhằm đón đầu thị trường.
Bảng 2.6: Thống kê các sản phẩm tín dụng bán lẻcủa các ngân hàng trên địa bàn (2013 - 2015)
STT Sản phẩm BIDV VCB ACB Vietinbank Nông nghiệp
1 Cho vay bảo đảm bằng lương X X X X X
Cho vay CBCNV X X X
Cho vay cán bộ quản lý điều hành X
2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu về
nhà ở
X X X X X
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà X X
Cho vay mua nhà cụ thể như:
căn hộ Hoàng anh gia lai X X - -
3 Cho vay mua ôtô X X X X X
4 Cho vay hộ kinh doanh X X X X X
5 Cho vay thấu chi X X X X X
6 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá X X X X X
7 Cho vay tái canh cà phê - - - - X
8 Cho vay hỗ trợ du học X - X X X
9 Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán
X - X - X
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng)
2.2.1.6 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ
Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy dịnh của ngân hàng trong việc cấp tín dụng bán lẻ. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quá trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Dưới đây là
quy trình mẫu về cấp tín dụng bản lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.
Tiếp thị chủ động (Bước 1) Định giá tài sản bảo đảm (Bước 5) Đánh giá phân tích khách hàng, khoản vay (Bước 4) Lập đề xuất Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Bước 3)
Tư vấn hoàn thiện hồ sơ tín dụng (Bước 2)
Hoàn thiện hồ sơ trình hội sở chính (Bước 11) Phán quyết tín dụng (Bước 10) Tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáp thẩm định rủi ro (Bước 9) Bàn giao hồ sơ sang
bộ phận QLRR (Bước 8) Phê duyệt đề xuất tín dụng Qua TĐRR Không qua TĐRR
Gửi thông báo tới khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ
chối cho vay
Chấp nhận/Từ chối cấp tín dụng vay Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm (Bước 14) Từ chối Chấp thuận Tiếp thị và đề xuất tín dụng Thẩm định rủi ro và phán
quyết tín dụng
Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt
Sơ đồ 1.1 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Nguồn: “Theo quy trình của BIDV (2015)” Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân (Bước 15)
Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội sở chính/Phát hành
bảo lãnh
Đối với khoản cấp tín dụng
thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh (Bước 15) Phòng KHCN/Cấp thẩm quyền hoàn thiện, ký bản kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ
thống SIBS (Bước 17) Giải ngân (Bước 18) P.KHCN đề xuất, trình PGĐQLKH/Giám đốc chi nhánh ký phê
duyệt trên Bảng Kê Rút Vốn/Hợp đồng
tín dụng cụ thể
CBQTTD kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ
giải ngân, các điều kiện giải ngân, trìnhLĐPQTTD ký kiểm soát và trình PGĐ phụ trách tác nghiệp duyệt Đề xuất và quyết định giải ngân (Bước 16
Kiểm tra giám sát khách hàng,
khoản cấp tín dụng (Bước 19)
Quản lý sau giải
ngân (Bước 20) Thu nợ (Bước
21) Điều chỉnh tín dụng (Bước 22) Xử lý, thu hồi nợ quá hạn (Bước 23) Thanh lý hợp đồng tín dụng (Bước 24) Hoàn thiện thủ tục TSBĐ (Bước 14)
2.2.2 Các biện pháp chi nhánh đã áp dụng trong 3 năm qua nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ của chi nhánh
* Công tác quản trị điều hành
“Ban lãnh đạo đã xác định được định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai tập trung vào tín dụng bán lẻ, việc mở rộng cho vay khách hàng là các cá nhân là cần thiết để đảm bảo đa dạng trong danh mục cho vay, khai thác nền khách hàng tiềm năng là đông đảo các cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Dak lak. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường bán lẻ trên địa bàn để hàng năm xây dựng kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tổ chức nhân sự, mạng lưới, các kênh phân phối tiếp cận khách hàng, … phục vụ kinh doanh NHBL nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển và an toàn trong hoạt động”.
Đồng thời ban lãnh đạo cũng phân công cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách từng địa bàn riêng biệt. Cách làm này, tạo tính chuyên nghiệp và chủ động cho cán bộ trong quá trình quản lý, cũng như chủ động tiếp cận các nhu cầu vay vốn của khách hang tại mỗi địa bàn. Tuy nhiên, kinh nghiệm, trình độ cán bộ chưa đồng đều nên cũng ảnh hưởng phần nào đến những khách hàng lớn, VIP tại những địa bàn cán bộ quản lý còn ít kinh nghiệm hoặc năng lực còn hạn chế. Mặc khác phân giao chỉ tiêu dư nợ cho vay, phát triển số lượng khách hàng mới đến từng cán bộ đồng thời làm cơ sở chấm điểm, đánh giá xếp loại và có cơ chế thưởng phạt hàng quý.
*Về mạng lưới hoạt động
BIDV Đắk Lắk đã thành lập đầy đủ các phòng, ban, bộ phận nghiệp vụ để phục vụ tốt nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh. Cụ thể: Chi nhánh đã thành lập tổ phát triển các sản phẩm dịch vụ với nhiệm vụ chính là triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên địa bàn Daklak. Đã thành lập phòng KHCN với tổng số lượng là: 17 cán bộ, ngoài hội sở Chi nhánh còn có thêm 04 Phòng giao dịch : PGD Buôn Ma Thuột với 05 CBQHKHCN, PGD Đông Ban Mê có 05 CBQHKHCN, PGD Tây Ban Mê có 06 CBQHKHCN và PGD Cư M’gar có 05 CBQHKHCN. Tổng số CBQHKHCN 30 cán bộ chuyên phục vụ khối khách hàng bán lẻ. Mỗi phòng đều được phụ trách trực tiếp bởi Giám đốc phòng giao dịch
hoặc trưởng phó phòng KHCN. Tuy nhiên chỉ một phòng giao dịch đặt ở Huyện Cư M’gar dẫn đến khả năng tiếp cận các đối tượng khách hàng ở khu vực các huyện, xã khác chưa được tốt, khiến quy mô thị phần vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột.
*Về nền khách hàng
Giai đoạn 2013-2015, bình quân dư nợ tín dụng bán lẻ trên mỗi khách hàng ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời tăng trưởng quy mô khách hàng tại BIDV Đắk Lắk ngày càng tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do, giá nông sản cà phê, hồ tiêu hiện đang ở mức cao, ổn định qua các năm, nên số lượng khách hàng vay với mục đích đầu tư và chăm sóc cà phê, hồ tiêu trên địa bàn tăng cao, do việc đầu tư sản xuất, kinh doanh đem lại nguồn thu nhập tốt, ổn định.
*Về các sản phẩm tín dụng
“Giai đoạn 2013- 2015, BIDV Đắk Lắk đã tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ tới các khách hàng cá nhân bao gồm có các sản phẩm chủ yếu sauơ:
- Sản phẩm Tín dụng bán lẻ tín chấp;
- Sản phẩm Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh - Sản phẩm Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở;
- Sản phẩm Cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng;
- Sản phẩm Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm. - Sảm phẩm cho vay thấu chi tài khoản.
“Hiện tại BIDV Đắk Lắk đã cho áp dụng sản phẩm cho vay lưu vụ đối với các hộ kinh doanh chăm sóc cà phê, tiêu,các cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, đồng thời khách hàng chỉ phải trả lãi và không phải trả nợ gốc khi đến hạn, khách hàng được tiếp tục sử dụng vốn vay đáp ứng nhu cầu cho vụ sản xuất tiếp theo. Với tính ưu việt của sản phẩm cho vay mới này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân, từ đó thu hút tạo thêm sự lựa chọn và hấp dẫn đối với khách hàng vay vốn, đảm bảo sự tồn tại, phát triển, tăng tính cạnh tranh về tín dụng bán lẻ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
*Về công tác Marketing hoạt động Ngân hàng