Bài học cho việc phát triển mảng bán lẻ tại các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 35 - 37)

- Chiến lược phát triển: Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển mảng bản lẻ. Do đó, các ngân hàng cần có một chiến lược phát triển rõ ràng, cụ thể trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng, sản phẩm chủ đạo… Bên cạnh chiến lược dài hạn, ngân hàng cũng cần xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, khả thi trong từng giai đoạn phát triển.

- Tận dụng mạng lưới kênh phân phối truyền thống rộng rãi đồng thời phát triển mạng lưới phân phối đa kênh. Mạng lưới kênh phân phối truyền thống rộng khắp là lợi thế của các ngân hàng Việt Nam trong khi đây là một hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài. Do đó, các ngân hàng trong nước phải tận dụng lợi thế này để gia tăng thị phần cho mình. Các phòng giao dịch, chi nhánh nên được thiết kế có tính thẩm mỹ và công năng phù hợp với chức năng NHBL: thân thiện, hiện đại, dễ tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ. Xây dựng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch chuẩn, đồng bộ, đột phá về thiết kế và nhận diện thương hiệu sẽ là điểm nhấn tạo sự khác biệt cho các ngân hàng.

Các ngân hàng cần xây dựng mạng lưới phân phối đa kênh để đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi của khách hàng. Đồng thời từng bước mở rộng mạng lưới phân phối ra nước ngoài để tăng tính kết nối quốc tế cho ngân hàng.

- Phát triển sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, chú trọng việc đóng gói sản phẩm, bán chéo. Các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ đa dạng có hàm lượng công nghệ cao và dựa trên nền tảng nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Trong đó, cần đẩy mạnh việc bán chéo và bán sản phẩm theo gói để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và nâng cao lợi nhuận.

- Chính sách khách hàng: Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng phải chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển. Đây là một trong những yếu tố tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Một chính sách chăm sóc

khách hàng hợp lý sẽ giúp ngân hàng thu hút khách hàng mới và củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ.

- Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin: Phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi phải dựa trên nền tảng công nghệ cao trong khi công nghệ lại là một điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ vẫn còn khá đơn giản trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao theo hướng hiện đại hóa. Do đó, các ngân hàng cần phải tích cực đầu tư cho công nghệ và ứng dụng vào việc số hóa dịch vụ, quản trị rủi ro để mang lại những trải nghiệm mới cho khách hàng.

- Marketing và thương hiệu: Các ngân hàng phải chú trọng xây dựng đội ngũ Marketing chuyên nghiệp có chức năng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, PR, quảng cáo… để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quảng bá thương hiệu.

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng: các ngân hàng phải chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu bán lẻ.

Kết luận chương 1:

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến một số lý luận chung về tín dụng ngân hàng. Từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và bản chất của tín dụng, đã giúp chúng ta có được một cái nhìn thật khái quát về cơ sở lý luận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và về hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng hiện đang được các NHTM đẩy mạnh phát triển trên thị trường. Trên cơ sở nắm vững cơ sở lý luận đồng thời nắm bắt được các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về môi trường hoạt động và thực trạng hoạt động của bản thân, từ đó tạo nền tảng vững chắc để có thể xây dựng những đường lối cũng như những giải pháp thực sự khả thi trong công tác đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)