Theo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.4.2. Theo Việt Nam

Căn cứ trên thời gian quá hạn hoàn trả.

Với tiêu chí này nợ xấu được phân làm 3 loại theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của quốc hội:

* Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.

* Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.

* Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng:

Theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ xấu thuộc các nhóm:

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi cả vốn gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Ngoài ra còn có các trƣờng hợp sau:

* Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro (Theo khoản 3-Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN).

* Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

* Khi khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro (Theo khoản 4-Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN).

1.2.5 Các chỉ tiêu đo lƣờng nợ xấu

Để đánh giá chất lượng tín dụng thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.

 Nợ quá hạn :

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ.

Dư nợ quá hạn

Hệ số nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ

 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được đo theo công thức sau:

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn đi kèm những rủi ro như mất vốn, không thu được tiền lãi vay. Để đảm bảo ổn định hoạt động khi các rủi ro xảy ra, các ngân hàng đã sử dụng biện pháp dự phòng rủi ro bằng việc trích lập các quỹ để bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Thông thường, dự phòng rủi ro phải trích được tính toán theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở các khoản nợ được xác định có tính rủi ro. Theo đó các khoản nợ được phân chia thành những nhóm nợ có tính rủi ro ở các cấp độ khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm nợ, ngân hàng xác lập một tỷ lệ trích dự phòng.Các khoản nợ càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng càng cao.

1.2.6. Tác động của nợ xấu

1.2.6.1. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng rất nặng nề đến kết quả kinh doanh của các NHTM nếu như ngân hàng không kiểm soát được. Sau đây là một số tác động của nợ xấu:

Dự phòng rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Thứ nhất, Ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi cho vay trong khi vẫn phải hoàn trả cho các khoản vốn huy động dẫn đến mất cân đối thu chi, rơi vào vòng quay vốn tín dụng giảm, chi phí của ngân hàng sẽ tăng lên → Ngân hàng hoạt động không hiệu quả.

Thứ hai, Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, rủi ro thanh khoản vì phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền thay cho khoản thu hồi từ khách nợ. Do đó ngân hàng phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín và sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh xấu. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản.

1.2.6.2. Đối với nền kinh tế

Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nhìn chung nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại như: Làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD; Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn ; Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các TCTD; Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh NH và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ NH cho nền kinh tế

1.3. Xử Lý Nợ Xấu tại các Ngân hàng thƣơng mại. 1.3.1. Nguyên tắc xử lý nợ xấu

Theo điều 32 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 178) thì TCTD có quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ trong trường hợp:

Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà TSBĐ tiền vay chưa được xử lý theo thỏa thuận;

Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;

Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả

nợ và không xử lý TSBĐ tiền vay để trả nợ, thì TCTD có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ:

Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là DN chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa nhưng không thực hiện được các biện pháp để thanh toán nợ cho TCTD thì TCTD có quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ.

1.3.1.1. Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

TCTD được quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

TSBĐ tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thỏa thuận thì TCTD có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ; hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ;

TCTD có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và ủy quyền cho bên thứ ba xử lý TSBĐ tiền vay; trong trường hợp này thì bên thứ ba cũng có quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ như TCTD;

Trường hợp một TSBĐ cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu xử lý TSBĐ tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ;

Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thỏa thuận thì phải thực hiện nhanh chóng, công khai, bảo đảm lợi ích của các bên; nếu tài sản không xử lý được do không thỏa thuận được giá bán, thì TCTD có quyền quyết định giá bán để thu hồi nợ;

Các chi phí phát sinh trong xử lý TSBĐ tiền vay do khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu. Tiền thu được từ xử lý TSBĐ tiền vay sau khi trừ đi chi phí xử lý, TCTD thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản chi phí khác (nếu có). TSBĐ tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

1.3.1.2. Nguyên tắc xử lý tổn thất các khoản vay không có tài sản đảm bảo theo chỉ định của Chính phủ chỉ định của Chính phủ

TCTDNhà nước được Chính phủ xử lý tổn thất trong trường hợp khách hàng vay vốn theo chỉ định không trả được nợ (gốc và lãi) do các nguyên nhân sau:

- Do thiên tai, hỏa hoạn và các biến cố rủi ro khách quan khác;

- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bị tuyên bố phá sản mà sau khi xử lý theo quy định của pháp luật vẫn không trả đủ nợ cho TCTD;

- Nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách dẫn đến hoạt động SXKD của khách hàng khó khăn và không trả được nợ;

- Các nguyên nhân khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Đối với các khoản nợ này, TCTD phải tổng hợp báo cáo Thống đốc NHNN Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài Chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý tổn thất cho TCTD.

1.3.1.3. Nguyên tắc xử lý các tổn thất bằng dự phòng rủi ro tại TCTD

TCTD được sử dụng DPRR để xử lý RRTD đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau:

- Khách hàng là tổ chức, DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích;

- Các khoản nợ xấu thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn (theo cách phân loại như QĐ 493). Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý RRTD;

Việc TCTD sử dụng dự phòng để xử lý RRTD không phải là xóa nợ cho khách hàng.TCTD và cá nhân có liên quan không được phép thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý RRTD. Và sau khi đã sử dụng DPRR để xử lý thì TCTD phải tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để (như phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ).

1.3.2. Biện pháp xử lý nợ xấu

Thông thường các Ngân hàng thương mại đều thành lập một hội đồng để xử lý rủi ro tín dụng. Việc xử lý nợ xấu bao gồm nhiều bước: nhận biết, quản lý, thu hồi...các khoản nợ xấu. Các biện pháp xử lý nợ xấu mà các Ngân hàng thương mại thường áp dụng là:

1.3.2.1. Tái cấu trúc lại hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp

Việc đề xuất xử lý nợ xấu/ cấu trúc lại chỉ được áp dụng đối với các khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp như:

* Điều chỉnh kỳ hạn nợ thông qua việc hoãn hoặc/ và giảm nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn nợ, nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả.

* Gia hạn nợ: là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng để tiếp tục kinh doanh.

* Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần với các doanh nghiệp cổ phần: Ngân hàng áp dụng khi các khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan song có triển vọng để phục hồi.

1.3.2.2. Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh

Thường áp dụng khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ... Ngân hàng sẽ tự bán công khai tài sản đảm bảo trên thị trường, hoặc bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ...

1.3.2.3. Bán các khoản nợ

Ngân hàng áp dụng khi các khoản nợ không có tài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ, khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc một cá nhân khác để sớm thu hồi lại vốn của mình.

1.3.2.4. Nhờ tòa án can thiệp

Khi các biện pháp trên không khả thi thì Ngân hàng sẽ kiện khách hàng ra tòa để nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ hoặc xin mở thủ tục phá sản.

1.3.2.5. Sự trợ giúp của Chính phủ

Áp dụng với những khoản nợ vay theo chính sách của Chính phủ. Khi đó các khoản nợ này sẽ được Chính phủ đứng ra bảo đảm hoàn trả cho Ngân hàng

1.3.2.6. Dùng dự phòng rủi ro để xử lý

Biện pháp này thực chất là Ngân hàng dùng nội lực của mình để khắc phục nợ. Ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn. Theo biện pháp này, các Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

* Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo cách phân loại của từng Ngân hàng hoặc từng quốc gia để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

* Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, TCTD phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý RRTD từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi.

1.3.2.7. Xử lý nợ xấu

Phải công khai, minh bạch hóa toàn bộ các khoản nợ xấu và sẽ thành nợ xấu (do phân loại lại nghiêm túc hơn, do không che giấu, "treo" nữa), để biết chính xác mức độ nợ xấu có thực trong hệ thống ngân hàng, từ đó mới có hướng xử lý triệt để.

Thực hiện nguyên tắc ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm trước hết. Nếu là các khoản nợ xấu do ngân hàng cho vay theo chỉ đạo thì chính phủ phải chịu trách

nhiệm. Trong trường hợp này, nếu cần thiết và có thể thì chính phủ phải dùng ngân sách để xóa nợ cho ngân hàng.

Để không tái diễn sau này sự vô trách nhiệm và yếu kém trong quản lý, điều hành thì những cá nhân và cơ quan chính phủ nào liên quan trực tiếp đến chỉ đạo cho vay gây hậu quả nợ xấu cần bị xử lý, quy trách nhiệm cá nhân và tập thể, chứ không thể đổ do lỗi khách quan, ví dụ như khủng hoảng kinh tế. Tương tự, lãnh đạo của những DNNN nào gây ra nợ xấu cũng cần bị quy trách nhiệm và xử lý nghiêm túc.Với những doanh nghiệp "vô phương cứu chữa" thì phải cho phá sản để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ nần, chứ không để mãi đó nhằm trốn trách nhiệm.

Nếu nợ xấu là do bản thân các ngân hàng và trong hệ thống ngân hàng tạo ra thì các ngân hàng phải là người gánh chịu hậu quả duy nhất. Thực tế, rõ ràng một phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)