Đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại

Khi gặp nợ xấu, Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho NH mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm NH kinh doanh không có hiệu quả. Và thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Mặt khác trong nội bộ NH, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăn cho NH. Các ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu đến hoạt động của Ngân hàng như sau

Nợ xấu làm suy giảm uy tín của Ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tình hình tài chính và đặc biệt các khoản nợ xấu của Ngân hàng đang ngày càng được minh bạch hơn, người dân và các TCTD khác có thể dễ dàng được tiếp cận với những con số này. Khi đó, nợ xấu sẽ khiến dân chúng thiếu lòng tin, nguồn vốn huy động bị giảm sút.Các đối tác (đặc biệt các TCTD nước ngoài) sẽ thận trọng hơn các mối quan hệ làm ăn, đẩy Ngân hàng vào tình trạng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Nợ xấu làm cho khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm sút

Các khoản thu của Ngân hàng bị thiếu hụt khi vấp phải các khoản nợ xấu, khó đòi, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cư vẫn phải thanh toán đúng hạn kỳ. Trong lúc không huy động được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế người rút tiền lại càng tăng nhanh, kết quả là Ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

Nợ xấu đƣa đến kết quả là lợi nhuận suy giảm

Nợ xấu đưa đến những mất mát thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, thu nhập thấp kết quả là giảm sút lợi nhuận. Việc lợi nhuận bị giảm sút kéo theo hàng loạt các vấn đề khó khăn khác như: việc trả cổ tức cho cổ đông bị cắt giảm, lợi nhuận chia cho các liên doanh giảm, trả lương cho nhân viên nếu tiếp tục giữ như cũ sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng, nhưng nếu cắt giảm các khoản lương thưởng sẽ giảm động lực làm việc của họ. Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nợ xấu còn có thể dẫn tới phá sản

Như trên đã phân tích chỉ cần một nguyên nhân lợi nhuận giảm thôi cũng đã làm cho Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn và có thể đi tới phá sản.

Nói tóm lại, tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu đến Ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi

cho vay, nặng nhất là không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, Ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu phát sinh và xử lý nợ xấu.

1.3.3.2. Đối với nền kinh tế

Nợ xấu làm nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định

Hoạt động Ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một NH lâm vào tình trạng nợ xấu quá nhiều hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các NH khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các NH khác, làm cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn. NH phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn.Để cắt giảm chi phí, họ phải cắt giảm nhân công khiến thất nghiệp gia tăng. Hàng hóa khan hiếm do không có vốn để sản xuất làm giá cả tăng, người tiêu dùng lại càng thắt chặt chi tiêu hơn nữa và sức mua liên tục giảm. Cứ như vậy, nó tạo thành một vòng luẩn quẩn làm trì trệ nền kinh tế, và dẫn đến suy thoái.Như thế, sự hoảng loạn của các NH ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, từ đó gây mất ổn định xã hội.

Nợ xấu còn làm suy giảm nền kinh tế thế giới

Ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), "Thập kỷ đau thương" của Nhật Bản (1990) _cuôc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001- 2002), cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ (2008) và gần đây nhất là khủng hoảng nợ công Châu Âu đã làm rung chuyển toàn cầu.

Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh.

1.4. Bài học kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới. 1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ:

Tổng quan về hệ thống ngân hàng ở Mỹ

Nước Mỹ có hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới.Vào năm 2010, hệ thống ngân hàng Mỹ có khoảng 7.135 NHTM, khoảng 85.000 chi nhánh. Đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Mỹ là Cục dự trữ Liên bang (NHTW của Mỹ) FED (thành lập năm 1913) gồm một hệ thống 12 Ngân hàng dự trữ liên bang.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Mỹ * Cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1932

Nhằm giảm nợ xấu trong các ngân hàng, Chính phủ thành lập Tổng công ty tái thiết tài chính vào năm1932 với số vốn ban đầu Quốc hội cung cấp 500 triệu USD, được quyền vay đến 2 tỷ USD. Công ty này tiến hành chuyển các khoản nợ xấu của các ngân hàng thành cổ tức ưu đãi.Việc làm này nhằm có hiệu quả nhưng cũng còn hạn chế vì yêu cầu công khai số lượng vay và tên tổ chức đi vay nên gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đi vay.Bên cạnh đó Chính phủ cũng tiến hành quốc hữu hóa một số ngân hàng và để các ngân hàng yếu kém phá sản.

* Khủng hoảng kinh tế năm 1980

Khủng hoảng nợ và tiết kiệm (Saving & Loan) tại Mỹ trong thập kỷ 1980 có nguyên nhân từ các khoản vay được định giá thấp và chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nếu khoản tín dụng rủi ro trở thành nợ xấu, phần lỗ sẽ nhận được bảo lãnh từ Chính phủ. Sau khi khủng khoảng xảy ra, để xử lý số nợ khó đòi liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà, công ty xử lý nợ (RTC) mua các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài

sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư. RTC đã tiến hành mua lại các ngân hàng nhỏ, các khoản nợ xấu, các tài sản thiếu thanh khoản với tổng chi phí là 400 tỷ $.

* Khủng hoảng kinh tế năm 2008

Chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ đã tạo ra bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán. Sự bùng nổ cho vay dưới chuẩn, các công cụ tài chính mới và sự bãi bỏ các quy định liên quan đến hoạt động của ngân hàng làm gia tăng nợ xấu, làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến vấn đề thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng. Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Lehman Brothers và một số ngân hàng, tổ chức tài chính khác, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu.

* Cách xử lý nợ xấu của Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Để phục hồi nền kinh tế, giải quyết hậu quả nặng khủng hoảng Chính phủ Mỹ nỗ lực điều tiết nền kinh tế vĩ mô và kết hợp các chương trình như: Chương trình mua vốn (PPP), Chương trình hỗ trợ vốn (CAP), Kế hoạch Ổn định Tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản ( PPIP).

Những hành động của Chính phủ:

NHTW Mỹ cắt giảm lãi suất để khơi thông dòng vốn, giảm lãi suất cơ bản từ 5% xuống 0.25%, tiếp quản một số TCTD lớn như Freddie Mac và Fannie nhằm giúp những tổ chức này tránh khỏi nguy cơ phá sản, nỗ lực bảo lãnh cho các TCTD với con số lên đến $1.300 tỷ đầu tư vào nhiều tài sản rủi ro khác nhau. Chính phủ bơm tiền hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay.Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới AIG đã được chính phủ Mỹ bơm vào $85 tỷ.FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng.

Một loạt các chƣơng trình đƣợc triển khai đồng thời với các chính sách vĩ mô để đƣa nền kinh tế Mỹ vƣợt qua khủng hoảng nhƣ:

Đầu tiên, chƣơng trình mua vốn CPP (Capital Purchase Program) thực hiện vào tháng 10/2008 trong khuôn khổ Chương trình Cứu trợ Tài sản có vấn đề TARP:

CPP được phân bổ hơn $250 tỷ để mua những cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng như Citigroup, JP Morgan Chase, Wells… Các cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng sẽ

được trả 5%/cổ phần trong 5 năm đầu, và 9%/cổ phần những năm sau đó.Các cổ phiếu có kỳ hạn thanh toán không giới hạn và dễ bị mua lại trong vòng 3 năm (hoặc sớm hơn).Và để mua cổ phần ưu đãi, Chính phủ Mỹ đã đạt được một quyền chọn trong việc mua cổ phần phổ thông có trị giá không quá 15% cổ phần ưu đãi.

Tiếp sau chương trình mua vốn, vào tháng 2/2009, chương trình hỗ trợ vốn và kế hoạch ổn định tài chính được thực hiện đồng thời nhằm tăng cường hiệu quả.

Chƣơng trình hỗ trợ vốn (CAP): là giai đoạn thứ hai của chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng (sau CPP). Trong giai đoạn đầu tiên, tài chính sẽ được cung cấp thông qua các cổ phiếu ưu đãi.Cổ tức là 9% mỗi cổ phần, cổ phiếu ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần thường ở mức giá được thiết lập (90% giá trị đóng cửa trung bình cho thời kỳ từ ngày 20/01 đến ngày 09/02). Khi cổ phiếu ưu đãi không được chuyển đổi hoặc mua lại, 7 năm sau nó sẽ được tự động chuyển đổi thành cổ phần thường.

Cùng với CAP đầu tháng 2/2009, một gói các biện pháp tài chính để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đã được phê duyệt.Chương trình được đề ra nhằm giúp giảm nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.Kế hoạch này gồm cuộc kiểm tra đầy căng thẳng tất cả các ngân từng ngân hàng (mở rộng của chương trình CPP).Thiết lập quỹ đầu tư tư nhân để mua lại những tài sản có vấn đề. Mở rộng chương trình cho vay TALF3

3

TALF (Term Asset-Backed Securities Loan Facility) là Chương trình Tài trợ Bảo chứng định kỳ.TALF được thiết kế để tạo tín dụng sẵn có đến khách hàng và doanh nghiệp với những điều kiện dễ dàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng khoán dựa trên tài sản tài chính (ABS) và cải thiện thị trường ABS.

Bên cạnh đó 3/2009 với mục đích thu hút đầu tư $500-1000 tỷ để mua tài sản có vấn đề từ các ngân hàng và khôi phục lại thị trường trong các khoản vay và chứng khoán tài sản tài chính, Quỹ công – tư cho việc mua lại tài sản (PPIP) được thành lập, vốn 75 – 100 tỷ USD của quỹ TARF và các quỹ bổ sung từ các nhà đầu tư tư nhân.

Trong lĩnh vực cho vay, một số ngân hàng lớn của Mỹ (JPMorgan, Bank of American) tiến hành hoãn các vụ tịch thu tài sản, nỗ lực làm việc với người đi vay nhằm tạo điều kiện cho họ có thể trả nợ với các biện pháp như giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản chi trả.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu về công tác xử lý nợ xấu của Mỹ, một số giải pháp được rút ra cho Việt Nam như sau:

* Về mặt quản lý vĩ mô

- Chính phủ hỗ trợ và cung cấp tiềm lực vốn đủ lớn thành lập công ty xử lý nợ xấu tiến hành xử lý nợ xấu tại các ngân hàng trong toàn bộ nền kinh tế, tạo dựng một tiềm lực vững mạnh về tài chính cũng như pháp lý cho công ty này.

- Cũng có thể xử lý nợ bằng cách tiến hành mua lại các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa với các sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bởi tài sản cầm cố và bán lại cho các nhà đầu tư.

- Thêm vào đó, cần hạ lãi suất và hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích tiêu dùng và cho vay.

* Đối với Ngân hàng

- Các ngân hàng cần có các biện pháp hỗ trợ khách hàng như gia hạn nợ, giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản cho vay giúp khách hàng có khả năng trả nợ.

1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Năm 1948, Ngân hàng nhân dân Trung Hoa với vai trò là NHTW được thành lập. Đến năm 2011, tổng tài sản của các tổ chức tài chính-ngân hàng Trung Quốc năm 2011 lên tới 113,28 nghìn tỷ nhân dân tệ. Hiện nay, Trung Quốc có 4 NHTM lớn nhất là: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Trong năm 2011, 4 đại ngân hàng này chiếm 55% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý nợ xấu

Từ cuối thập kỷ trước, nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu trong các NHTM quốc doanh Trung Quốc đã trở thành một quả bom hẹn giờ đặt trong lòng ngành tài chính nước này, với ước tính mức nợ khó đòi lên tới khoảng 10-25% tổng dư nợ cho vay, mà chủ yếu là các khoản vay của các DNNN. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng. Tuy vậy NHTW và các NHTM đã có những quy định và cải tổ nhằm giảm bớt số nợ xấu trong hệ thống:

Ban hành các quy trình thẩm định tín dụng sát sao, chặt chẽ ngay từ đầu nhằm hạn chế nợ xấu:

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, đề xuất kiến nghị kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ phân loại và đề xuất kiến nghị kiểm tra lại, chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác, hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp, tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại, định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng những thông tin, tiến hành quản lý các khoản tín dụng, căn cứ vào kết quả, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ban hành những quy định chặt chẽ về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng để phòng ngừa đƣợc các tổn thất:

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã ban hành các Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và Công văn liên quan, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)