Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 80)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong công tác xử lý nợ tồn đọng, NH XNK còn có một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, việc xử lý nợ còn mang chủ quan như giảm nợ, khoanh nợ, thủ tục rườm rà, phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan chức năng nên tốc độ xử lý còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, mặc dù theo nghị định 178, các TCTD được quyền chủ động xử lý TSĐB trong trường hợp quá thời gian thỏa thuận mà tài sản vẫn chưa được xử lý nhưng thực tế NH XNK không tòan quyền chủ động quyết định trong xử lý thu nợ. Việc bán tài sản phải thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, chẳng hạn như muốn phát mãi tài sản của DNNN phải có sự đồng ý của Cục quản lý vốn, Bộ chủ quản, còn nếu là đất đai phải xin ý kiến của UBND chính quyền địa phương….

Thứ ba, việc định giá TSBĐ để xác định giá khởi điểm, đưa tài sản ra bán đấu giá còn quá cao, chưa sát với giá trị thị trường, thường NH XNK sau nhiều lần đăng báo nếu không có khách hàng đăng ký mua thì Ngân hàng sẽ giảm giá đến khi bán được tài sản chứ không có trường hợp giữ lại tài sản, chờ thị trường bất động sản tăng giá để bán hoặc chọn thời điểm bán thích hợp để bán được giá; do đó, việc phát mãi TSĐB để thu hồi nợ mang tính chất “xử lý” nhiều hơn kinh doanh.

Thứ tư, công tác xử lý nợ của NH XNK chỉ xoáy mạnh vào việc xử lý TSĐB, chưa mở rộng các hình thức xử lý thu nợ khác như góp vốn, đầu tư sửa chữa, liên doanh liên kết hay mua bán các khoản nợ cho Công ty mua bán nợ do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, tổ chức nhân sự chưa thật sự tương xứng với công việc được giao, còn thiếu, yếu và không ổn định. Công tác quản trị rủi ro tín dụng , cơ chế để ngăn chặn nợ xấu gia tăng trong HĐKD NH chưa hoàn thiện………

2.5.3 Nguyên nhân chƣa xử lý đƣợc những vấn đề còn tồn đọng

Qua quá trình tìm hiểu, ta thấy rằng các biện pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam không đạt hiệu quả đạt cao, kết quả nhìn chung không khả quan. Các ngân hàng thực chất tìm cách che giấu các khoản nợ bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ. Vì thế một khoản nợ từ xấu trở thành nợ trong khoảng an toàn. Khi hết thời hạn trả nợ số các nợ thu hồi được rất thấp, các ngân hàng lại tiếp tục vòng quay đảo nợ, cơ cấu nợ. Các con số mà ngân hàng công bố ra thấp hơn nhiều so với thực tế về nợ xấu tạo ra sự đánh giá không đúng về hoạt động của các ngân hàng.

Các biện pháp cấp thêm vốn tín dụng, nuôi nợ chỉ nên sử dụng đối với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau khi được ngân hàng hỗ trợ. Nhưng số doanh

nghiệp thỏa điều kiện này không nhiều vì bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp hiện nay có thể không thể phục hồi trong tương lai, như vậy sẽ tăng thêm gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng.

Việc cắt giảm lãi suất đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong đó. Tuy lãi suất huy động trần giảm xuống nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao, các ngân hàng không giảm hoặc giảm rất ít đối với các khoản tín dụng cũ. Tình hình này diễn ra khiến cho các doanh nghiệp vẫn đang lao đao vì lãi vay còn ngân hàng thu được một nguồn lợi nhuận lớn trong hiện tại. Nhưng hệ quả để lại về sau là các doanh nghiệp không có điều kiện phục hồi sẽ phá sản hàng loạt khiến cho nợ xấu tăng lên rất nhanh. Nếu như ngân hàng nào thực hiện đúng chính sách giảm lãi suất cho khách hàng thì vẫn có khả năng thu hồi nợ nhưng ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận.

Khởi kiện cũng là một phương pháp có tác dụng răn đe những khách hàng có ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nhưng sẽ mất nhiều thời gian, công sức để theo đuổi vụ kiện. Thanh lý tài sản đảm bảo cũng khiến cho ngân hàng tốn kém chi phí, thời gian nhưng khoản thu hồi thấp vì tài sản bị giảm giá trị.

Việc thành lập các AMC chưa đạt nhiều kết quả mong đợi, hoạt động chưa đa dạng, đơn giản chỉ là cách xử lý truyền thống với tài sản đảm bảo và khởi kiện, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, lực lượng mỏng. Công ty xử lý nợ trực thuộc Bộ Tài chính có quy mô chưa xứng tầm vì vậy khả năng xử lý nợ vẫn còn kém. Bên cạnh nguồn vốn chưa dồi dào, các cơ chế chính sách vẫn chưa hỗ trợ đúng mức.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là việc minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng có xu hướng che giấu nợ xấu vì thế sẽ tạo khó khăn trong việc tìm ra phương án giải quyết triệt để và hiệu quả. Các kế hoạch cơ cấu, sáp nhập ngân hàng cũng được xem như bí mật nội bộ của NHNN. Nếu không cải thiện được vấn đề này thì vấn đề giải quyết nợ xấu còn nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã làm rõ thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu hiện nay tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng nóng, lãi suất cao dẫn đến các doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề huy động vốn mà hậu quả là trong năm 2011 và đầu năm 2012 có hàng chục ngàn doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Mặc dù Chính phủ, NHNN và ngân hàng đã có nhiều nỗ lực xử lý nợ xấu, nhưng hiệu quả đạt được không như mong đợi. Các phương pháp xử lý nợ hiện nay còn nhiều hạn chế, nợ xấu được che đậy dưới lớp vỏ của những khoản vay được kéo dài thời gian trả nợ. Và chi phí bỏ ra để xử lý nợ khá cao vì đa phần phải giảm lãi suất các khoản vay hoặc là xóa nợ. Hoạt động của DATC, AMC chưa có sự hỗ trợ đúng mức về tài chính và cơ sở pháp lý nên chưa phát huy hết khả năng vốn có.

Vấn đề đặt ra cho công tác xử lý nợ hiện nay là cải thiện hoạt động xử lý nợ một cách tốt nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Làm thế nào để các công ty xử lý nợ có nền tảng pháp lý vững chắc và được định hướng rõ ràng trong hoạt động. Thêm vào đó, những phương pháp mới nào hiệu quả đề xuất cho các ngân hàng cũng cần phải được quan tâm.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

3.1 Định hƣớng hoạt động và mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Tầm nhìn phát triển

Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, củng cố và mở rộng nền tảng khách hàng, nâng tầm vị thế và xây dựng Eximbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và các đối tác luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an toàn vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

Mục tiêu phát triển

- Nỗ lực phấn đấu trở thành trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam

- Tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân.

- Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của Ngân hàng.

Định hƣớng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Eximbank đã xây dựng các chương trình phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực:

- Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.

- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần của Eximbank, thay đổi cơ cấu huy động vốn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp, các nguồn vốn có kỳ hạn dài…

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo Eximbank phát triển an toàn và bền vững.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới phục vụ cho hoạt đồng kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của Eximbank tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành có tiềm lực kinh tế, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất

- Tiếp tục triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu Eximbank trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

3.2 Một số giải pháp trực tiếp

3.2.1 Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu định kỳ phân loại nợ xấu định kỳ

Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh , gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.

3.2.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp

Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất

3.2.3 Hoàn thiện các phƣơng pháp nuôi nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất

Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phương án trả nợ cơ cấu khả thi. Bên cạnh các phương pháp nuôi nợ, gia hạn nợ và

cắt giảm lãi suất các ngân hàng nên phối hợp tích cực hỗ trợ khách hàng tìm ra các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, nếu thấy chưa thật sự hiệu quả nên tư vấn cho khách hàng các biện pháp thực hiện tốt hơn. Làm như vậy ngân hàng sẽ đảm bảo hơn khả năng thu hồi nợ, không chỉ trông đợi vào năng lực tự phục hồi của khách hàng. Bên cạnh đó trong quá trình hỗ trợ ngân hàng sẽ kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng hoạt động đúng mục tiêu, ngăn chặn các hành vi lợi dụng sự tin tưởng của ngân hàng

Đối với khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, KH còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và NH có đủ thông tin để đánh giá KH có khả năng phát triển trong tương lai, thì NH có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho KH nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho KH có được cơ hội để tiếp tục SXKD và có nguồn thu để trả nợ cho NH

3.2.4 Tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo, Bán các khoản nợ xấu, Xóa nợ nợ xấu, Xóa nợ

Đây là một trong những nguồn thu mà NH có thể thu hồi đƣợc một phần hay toàn bộ khoản vay hay bằng việc tham gia thị trƣờng mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành. Và xóa nợ là giải pháp sau cùng trong tất cả các giải pháp xử lý nợ để làm sạch bảng tổng kết tài sản NH cho các khoản nợ không có khả năng thu hồi

3.2.5 Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, NH cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD.

3.2.6 Nhóm giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh

Xuất phát từ việc “phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh”, đa số các Ngân hàng đều chú ý đến rủi ro có thể phát sinh trong HĐKD để có biện pháp

phòng ngừa, hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra. Ngay khi có bằng chứng KH gặp các khó khăn tài chính, NH luôn cố gắng áp dụng mọi biện pháp để giảm thiểu các tổn thất tín dụng. Mặc dù điều này luôn được nhắc đến nhưng không phải TCTD nào cũng thực hiện tốt. Thực tế thời gian qua, sau hàng loạt các biến động đã cho thấy sự bị động và yếu kém của NH trong công tác này. NH phải gánh chịu tổn thất quá nặng nề (cả về tài sản và con người) và phải mất một thời gian khá dài (trên 5 năm) mới có thể khắc phục được hết những hậu quả đó. Điều này minh chứng rằng nếu có một sự phòng bị chắc chắn, có thể NH sẽ không phải nhiều khó khăn như thế. Và việc làm này phải thực hiện nhất quán, đồng loạt ở nhiều khía cạnh, nhiều khâu:

Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ xấu phát sinh

Hiện tại, NH XNK đang áp dụng quy trình tín dụng mới thống nhất chung cho toàn hệ thống. Theo đó, chức năng mà một cán bộ tín dụng Ngân hàng thường được tách biệt thành ba chức năng: bán hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị…); quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá lại theo định kỳ…) và tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi khoản vay, thu nợ và lãi…). Với việc áp dụng mô hình này. NH đã có sự cải tiến trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng tốt, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn hiệu quả hơn các khoản nợ xấu phát sinh, NH cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo đúng chức năng đã đề ra cụ thể như:

Đối với chức năng bán hàng

Chức năng bán hàng do Phòng Quan hệ khách hàng đảm trách gồm các công việc như tiếp xúc KH, đàm phán, tiếp thị…Nếu khâu này được thực hiện tốt, không những NH sẽ có được một lượng KH tiềm năng để cung cấp những sản phẩm tín dụng có chất lượng mà NH còn giảm được nhiều rủi ro, từ đó giảm thiểu được nợ xấu phát sinh. Muốn vậy, NH cần phân định rõ quyền lợi gắn với trách nhiệm của cán bộ làm công tác này. Việc đánh giá thành quả lao động của cán bộ để xét lương,

thưởng, phụ cấp… nên dựa trên doanh số cấp tín dụng của những KH đã được NH xét duyệt cho vay. Như thế, sẽ khuyến khích cán bộ Quan hệ khách hàng phải luôn nâng cao các kỹ năng như thuyết phục, đàm phán, am hiểu tường tận các sản phẩm của NH, phân tích KH tốt…để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ marketing và chủ động tìm kiếm KH là những DN làm ăn hiệu quả, có uy tín trên thương trường.

Đối với chức năng Quản trị rủi ro

Chức năng Quản trị rủi ro do Phòng Quản lý rủi ro đảm trách gồm các công việc như phân tích, thẩm định, dự báo, giám sát kiểm tra vốn vay…NH xem xét, ra quyết định cấp hay không cấp tín dụng cho KH dựa trên các kết quả phân tích và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)