GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀN ƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 94)

3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo

điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng cao. Sự phát triển của khách hàng, của các doanh nghiệp, tăng trưởng về thu nhập của dân cư

cũng chính là sự bền vững về thanh khoản của ngân hàng. Do vậy, một cách gián tiếp sự quản lý vĩ mô của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho quản lý thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác, trực tiếp hơn, các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, sự

thay đổi lãi suất và chính sách tiền tệ cũng tác động ngay đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.

Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thanh khoản trong NHTM, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể: Kiểm soát và khắc phục nhanh những yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn tới mất ổn

định kinh tế vĩ mô; Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán, thu chi ngân sách…

3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý

NHNN đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhằm cải thiện hành lang pháp lý

đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM trong thời gian gần đây. Các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng như: quyết định 297/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999 trong đó quy định về việc đảm bảo khả

năng chi trả cho ngày làm việc tiếp theo và quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 đã có đề cập đến việc đảm bảo duy trì trạng thái thanh khoản mà cụ thể là khe hở thanh khoản trong vòng 6 tháng, gần đây là Thông tư

13/2010/TT-NHNN.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và quản lý rủi ro. Nhìn chung NHNN đã không ngừng đưa ra các văn bản nhằm khắc phục những hạn chế trên. Theo đó về tỷ lệ an toàn vốn

được quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy

định tại quyết định 457; Về giới hạn tín dụng, sửa đổi bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới. Về tỷ lệ khả năng chi trả, sửa đổi các tỷ lệ

khả năng chi trả cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ

lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản. Về tỷ lệ cấp tín

dụng so với nguồn vốn huy động, thông tư bổ sung quy định về tỷ lệ này nhằm tăng cường quản lý thanh khoản, khả năng huy động vốn của TCTD. NHNN cần ban hành một quy chế về rủi ro thanh khoản để hướng dẫn cho các NHTM trong quá trình hoạt động, quy chế này cần có các quy định rõ về:

- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản. - Chất lượng tài sản có, các tài sản thanh khoản. - Năng lực đi vay.

- Dòng tiền, sự phân bố tài sản và nghĩa vụ tài chính (công nợ) theo ngày

đến hạn.

- Đo lường thanh khoản của các hạng mục ngoại bảng, các công cụ tài chính phát sinh. Ngoài ra quy chế về rủi ro thanh khoản cũng cần phải quy

định các nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa của NHNN đối với các NHTM nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro thanh khoản và có biện pháp xử lý kịp thời. Nên bổ sung thêm tỷ lệ

tài sản thanh toán tối thiểu trên tổng tài sản và áp dụng linh hoạt theo điều kiện thị trường; bổ sung vào giới hạn góp vốn mua cổ phần tỷ lệ biểu quyết của NHTM trong tổ chức kinh tế khác và khống chế mức góp vốn tối đa của NHTM vào một tổ chức kinh tế.

3.2.3. Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ mang tính nhạy cảm và tác động rõ lên thanh khoản của ngân hàng. Một ví dụ cho thấy điều này là ngày 13/2/2008, NHNN thông báo sẽ phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM để nhằm giảm lạm phát. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007.

Vào tháng 2-2008, khi NHNN áp đặt bán 20.000 tỷ đồng tín phiếu thì các ngân hàng chỉ có mấy tuần để thu khối lượng tiền rất lớn này (hơn 10%

tổng tiền mặt đang lưu thông), trong khi lượng tiền mặt đang có trong hệ

thống ngân hàng không còn nhiều. (Trước đó, các ngân hàng đã phải huy

động thêm 10.000 tỉ đồng để bổ sung dự trữ bắt buộc, vừa tăng thêm 1%).

Điều này đã gây ra hàng loạt tác dụng ngược.

- Hệ quả tức thời của việc này là các ngân hàng do không huy động kịp vốn nên phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất VNIBOR lên rất cao. Việc NHNN hất chi phí rút tiền về

phía các NHTM đã và đang gây thiệt hại cho các ngân hàng, vừa phải vay lãi suất cao để mua tín phiếu lãi suất thấp, vừa không đủ tiền để cho vay theo kế

hoạch.

- Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân là tiền mặt khi quay vòng trong hệ thống ngân hàng thì nó có thể tạo ra tín dụng lớn hơn nhiều (số nhân tiền tệ cao hơn) so với tiền nằm trong dân hay nằm trong két sắt của NHNN. (Số nhân tiền tệ của Việt Nam hiện nay là khoảng 4,1).

Hệ quả là một cuộc khủng hoảng thanh khoản ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.

Từ đó, chính sách tiền tệ của NHNN cần phải được sử dụng một cách linh hoạt và cẩn trọng để không gây áp lực thanh khoản quá lớn lên các ngân hàng.

Một trong những nhiệm vụ của Ngành Ngân hàng trong thời gian tới thực hiện lãi suất cho vay ở mức hợp lý. Điều đó có nghĩa là cần tiếp tục giảm tiếp lãi suất cho vay hiện đang còn ở mức cao khi so sánh với tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp. Nâng cao trình độ quản trị thanh khoản ở từng NHTM

và có những cơ chế, chính sách cần thiết để đảm bảo và hỗ trợ thanh khoản của các NHTM sẽ là một yếu tố cần thiết để xác lập mức lãi suất hợp lý.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm hạn chế tình trạng lợi ích nhóm

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này

để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Vì vậy cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,...

Nhìn chung hoạt động giám sát từ xa của NHNN chưa thực sựđạt được hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là việc phát hiện những sai phạm liên quan

đến lợi ích nhóm cổđông tại ngân hàng. Quy định của Luật các TCTD về việc sở hữu không quá 20% vốn điều lệ ngân hàng đối với nhóm cổđông liên quan không thể phát hiện thông qua việc giám sát từ xa mà bắt buộc phải thông qua việc thanh tra tại chỗ xem xét, điều tra hồ sơ liên quan tại ngân hàng. Điển hình của hiện tượng lợi ích nhóm cổ đông là việc các ông chủ lớn của các ACB, Eximbank, Sacombank bịđiều tra trong năm 2012.

Báo cáo số 104/BC-NHNN ngày 15/8/2012 về việc giải trình chất vấn phiên họp ủy ban thường vụ Quốc hội có đoạn nêu: Năng lựcthanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định về

hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Vì vậy, ngoài việc tăng cường thanh tra giám sát, giám sát từ xa còn cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nhân sự của Cơ quan Thanh tra

giám sát Ngân hàng. Nên tổ chức các lớp học nghiệp vụ, các khóa học nâng cao nhằm đảm bảo nhân sự cho hệ thống Thanh tra Ngân hàng.

3.2.5. Phối hợp kịp thời với NHTM trong công tác hỗ trợ thanh khoản

Không thể phủ nhận vai trò của NHNN đối với vấn đề thanh khoản NHTM. Trước hết là SCB với thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng trước khi hợp nhất với TNB và FCB, kế đến là ACB bằng cam kết sẽ hỗ trợ vốn cho ACB. Ngày 22/8/2012, khi thông tin Bầu Kiên - bị bắt khiến nhiều khách hàng ACB kéo đến rút tiền, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra NHNN cho biết NHNN đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ và ACB. NHNN và cả hệ thống các TCTD đã và tiếp tục cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB

để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại ngân hàng này. Thực tế là NHNN đã hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để giúp ACB vượt qua khó khăn thanh khoản. Chưa đầy 03 ngày, lượng khách hàng đến rút tiền tại ACB đã giảm xuống đáng kể, chỉ 02 tuần sau đó ACB trả hết khoản vay tái cấp vốn cho NHNN.

NHNN vẫn cần hỗ trợ tích cực thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ

có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗ

trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012, Quy định về việc NHNN Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD. Mục đích tái cấp vốn của NHNN là hỗ

trợ khả năng chi trả tạm thời cho các TCTD, NHNN cần xây dựng cơ chế tái chiết khấu hợp lý hơn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, trong đó chú trọng đồng thời các vấn đề sau:

- Mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu phải cao (có biên độ, ví dụ ± 1%/ năm tùy theo từng giai đoạn khác nhau của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng) so với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời điểm/ mặt bằng huy động lãi suất thị trường chung của ngành. Khi NHNN ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn ở mức nhất định và có thể cung ứng vốn đầy đủ cho nhu cầu vốn của các NHTM ở mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đó thì NHNN sẽ chủđộng xác lập được mặt bằng chung về mức lãi suất của các NHTM trên thị trường. Như vậy, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ

khác nhau nhưng cần sử dụng công cụ lãi suất là công cụ chủ đạo trong việc

điều hành CSTT.

- Khối lượng vốn tái cấp vốn/ tái chiết khấu: Đảm bảo “bơm tiền” đáp

ứng nhanh và đủ nhu cầu hợp lý của các NHTM.

- Giám sát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng tài sản của từng NHTM. Tránh tình trạng dòng vốn được tái cấp vốn/ tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh/ tăng trưởng tín dụng nóng/ chạy vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những lý luận ở Chương 1, phân tích tại Chương 2 trong Chương 3 tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản từ phía NHTMCP Nam Việt và từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Việc giải quyết vấn đề thanh khoản của NHTMCP Nam Việt là vấn đề

cấp thiết hiện nay, NHTMCP Nam Việt cần phải nhìn nhận những hạn chế

trong quản lý thanh khoản và nghiêm túc thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong vấn đề thanh khoản đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh và ổn định lâu dài.

NHTMCP Nam Việt có thể áp dụng những biện pháp đểđưa ra các báo cáo chính xác mang tính dự báo cao, nâng cao nhân lực và hệ thống công nghệ

thông tin, đề ra các quy trình quản lý thanh khoản hợp lý nhằm hạn chế các rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Nam Việt.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả trong việc nâng cao khả năng thanh khoản tại NHTMCP Nam Việt nói riêng và hệ thống NHTM nói chung cần có sự phối hợp chặt chẽ của NHNN và NHTMCP Nam Việt. Với những đề xuất và kiến nghị đã trình bày trong chương 3, hy vọng rằng có thể góp phần nâng cao khả năng thanh khoản tại NHTMCP Nam Việt trong thời gian tới.

Vai trò vô cùng quan trọng của Chính phủ và NHNN rất quan trọng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và kịp thời nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi bên cạnh những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng đi đúng hướng khi và đảm bảo không gây nên rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các lý luận về thanh khoản, nêu các nguyên nhân dẫn đế vấn đề thanh khoản, các thước đo, chỉ số đo lường thanh khoản và nêu lên kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại một số

ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đồng thời nêu được một số

giải pháp mang tính chất nguyên tắc đối với vấn đề thanh khoản tại ngân hàng thương mại.

Luận văn cũng nêu được tình hình hoạt động, chính sách quản lý thanh khoản, một số chỉ tiêu thanh khoản và những hạn chế gây nên rủi ro thanh khoản, nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề thanh khoản tại NHTMCP Nam Việt.

Từ đó đề ra một số giải pháp giải quyết các hạn chế đã trình bày đối với NHTMCP Nam Việt và đối với các cơ quan chức năng hữu quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn với đề tài “THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng để đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 94)