Nhóm biện pháp hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoả n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 89 - 92)

3.1.2.1. Hoàn thin v quy trình qun lý kh năng thanh khon

Ngân hàng cần thiết lập ngay chiến lược quản lý thanh khoản thông qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận. Công tác quản trị này phải đánh giá

được ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Chiến lược quản lý thanh khoản cần đảm bảo:

- Kinh nghiệm từ việc quản lý thanh khoản của HSBC, NHTMCP Nam Việt cần thống nhất về một chiến lược quản lý khả năng thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng. Hoạt động chủ chốt của các ngân hàng là tạo thanh khoản. Rất nhiều hoạt động của ngân hàng phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khả năng tạo thanh khoản cho khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng có thể phải chịu rủi ro lớn khi xảy ra những vấn đề về khả năng thanh khoản, cả các vấn đề có tính chất cụ thể đối với từng đơn vị cũng như các vấn đềảnh hưởng tới thị trường nói chung. Gần như mọi cam kết hoặc giao dịch tài chính đều có tác động tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chú ý tới chiến lược về khả năng thanh khoản, các chính sách và phương pháp quản lý khả năng thanh khoản của mình. Chiến lược về khả năng thanh khoản cần đưa ra phương pháp chung mà ngân hàng sẽ thực hiện đối với khả năng thanh khoản, bao gồm cả

các mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Chiến lược này cần đề cập tới mục tiêu bảo vệ sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những sự kiện căng thẳng trên thị trường; Chiến lược về khả năng thanh khoản của ngân hàng cần đưa ra được những chính sách về những cạnh cụ thể

của việc quản lý khả năng thanh khoản, như cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, phương pháp quản lý khả năng thanh khoản đối với các đồng tiền khác nhau và đối với các quốc gia khác nhau, mức độ tin cậy đối với việc sử dụng các công cụ tài chính nhất định, mức độ thanh khoản và tính chất thị trường của các tài sản có. Cũng cần có một chiến lược thống nhất về việc xử lý những vấn đề tiềm ẩn khi có sự gián đoạn về khả năng thanh khoản kể cả sự gián

đoạn chỉ mang tính tạm thời hay mang tính dài hạn.

- Hội đồng quản trị của một ngân hàng cần là cơ quan duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Hội đồng quản trị cần được thông báo thường xuyên về

khả năng thanh khoản của ngân hàng và được thông báo ngay lập tức nếu có những thay đổi lớn về khả năng thanh khoản hiện tại hoặc trong tương lai của ngân hàng. Do tầm quan trọng đặc biệt của việc quản lý khả năng thanh khoản

đối với sự tồn tại của bất kỳ ngân hàng nào, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản cần được hội đồng quản trị thông qua. Do đó, Hội đồng quản trị của ngân hàng cần thông qua các chính sách lớn điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần thông qua các chính sách và quy định xác định quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro thanh khoản. Hội đồng quản trị cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp có hướng dẫn rõ ràng về mức độ rủi ro thanh khoản chấp nhận được phù hợp với chiến lược về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp có chính sách và quy định

để kiểm soát và theo dõi có hiệu quả rủi ro thanh khoản; Hội đồng quản trị

cần theo dõi hồ sơ về rủi ro thanh khoản của ngân hàng và định kỳ xem xét các thông tin một cách đầy đủ và kịp thời để cho phép họ hiểu và đánh giá rủi

ro thanh khoản trong các danh mục đầu tư chính và của toàn bộ ngân hàng. Hội đồng quản trị cần xem xét một cách thường xuyên hơn nếu ngân hàng có sự tập trung nguồn vốn đáng kể hoặc có những thay đổi đáng kể trong cơ cấu các nguồn vốn; Hội đồng quản trị cũng cần xem xét kế hoạch dự phòng của ngân hàng đối với việc xử lý tình trạng gián đoạn về khả năng cấp vốn cho một vài hoặc toàn bộ hoạt động của ngân hàng một cách kịp thời và với mức chi phí hợp lý.

- Có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược về khả

năng thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp. Các cán bộ quản lý cao cấp cần đảm bảo là khả năng thanh khoản của ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả và có các chính sách phù hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro thanh khoản trong một thời gian cụ thể.

Đặc biệt, ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì” (Phụ lục 11, 12). Thường xuyên xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong việc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó còn giá trị hay không.

3.1.2.2. Hoàn thin đo lường thanh khon

NHTMCP Nam Việt hiện đã có một số báo cáo theo dõi các dòng tiền có thể ra vào trong tương lai. Tuy nhiên hệ thống báo cáo này không thống nhất, chưa đồng bộ và không được phân bổ đến các phòng ban có liên quan. Như đã đề cập tại chương 2, theo quan điểm của tác ngân thì việc chia sẻ các thông tin dữ liệu nằm rãi rác tại các phòng ban khác nhau của NHTMCP Nam Việt là cần thiết và hết sức quan trọng. Dựa vào một số báo cáo từ phòng kế

hoạch tiếp thị và phòng Quản trị rủi ro của Ngân hàng tác giả có thể cơ bản dự báo được dòng tiền ra vào ngân hàng và lên các kịch bản, kế hoạch có thể

hoạch dự trù thanh khoản này của tác giả đề ra chưa thực sự hoàn hảo (Do không thể thâm nhập vào hệ thống corebanking của ngân hàng). Tuy nhiên,

đây có thể xem như là kế hoạch đầu tiên và duy nhất của ngân hàng này đến thời điểm hiện tại. Tác giả có thể chắc một điều, nếu các phòng ban nghiệp vụ

tại NHTMCP Nam Việt chia sẻ các thông tin và phối hợp chặt chẽ với bộ

phận công nghệ thông tin thì việc đưa ra một kế hoạch hoàn hảo cho vấn đề

thanh khoản là hoàn toàn có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 89 - 92)